Báo Nhà báo & Công luận đoạt giải C - Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVI - năm 2021

Thứ ba, 21/06/2022 21:35 PM - 0 Trả lời

(CLO) “Loạt bài đem đến cái nhìn toàn diện về Chuyển đổi số của báo chí cũng như tìm ra “chiếc chìa khóa” quan trọng mà một số các cơ quan báo chí tại Việt Nam đã đang và tiếp tục ứng dụng và gặt hái thành quả” - đó là thông điệp nhóm tác giả báo Nhà báo & Công luận mang đến.

Loạt bài “Báo chí Việt Nam và cuộc đua chuyển đổi số: Cơ hội và thách thức!” của nhà báo Trần Lan Anh (Khánh An), Nguyễn Thị Vân (Hà Vân) – Báo Nhà báo và Công luận đoạt giải C Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVI- năm 2021. Điều này thể hiện sự ghi nhận của Hội đồng Chung khảo GBCQG với tác giả có tác phẩm báo chí xuất sắc, tâm huyết, ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội.

Bài liên quan
bao nha bao cong luan doat giai c  giai bao chi quoc gia lan thu xvi  nam 2021 hinh 1

Nhà báo Hà Vân – Báo Nhà báo và Công luận đại diện nhóm tác giả nhận giải C.

Loạt bài của nhóm tác giả đi thẳng đến một vấn đề rất thời sự trong sự chuyển động mạnh mẽ của báo chí hiện đại – vấn đề Chuyển đổi số (CĐS) báo chí. Như nhà báo Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập báo Nhân dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhận định: “Chuyển đổi số rõ ràng là con đường mà báo chí cần phải bước đi, thậm chí là đi nhanh và quyết liệt, nếu không muốn bị tụt hậu và mất đi độc giả, khán thính giả, và hậu quả đương nhiên là sự sống còn của chính cơ quan báo chí đó”.

Hay như Bộ Trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cũng nhận định: “Công nghệ số sẽ thay đổi báo chí và ảnh hưởng đến báo chí trong một chặng đường dài. Nhưng chúng ta có niềm tin vững chắc rằng, công nghệ số sẽ giúp cho báo chí thực hiện sứ mạng của mình tốt hơn. Nhưng chúng ta phải thay đổi, trước khi công nghệ chuyển sứ mạng cho một lực lượng thay thế khác”.

Rõ ràng, CĐS là xu thế tất yếu của các cơ quan báo chí hiện nay để có thể tiếp tục tồn tại, phát triển, thu hút độc giả, công chúng. Đây là câu chuyện của con đường “sống còn”, “sự tồn tại và phát triển” báo chí.

Phản ánh chân thực đời sống báo chí, loạt bài nêu rõ việc các cơ quan báo chí trong đó có Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, báo điện tử Vietnamplus... đã có những chiến lược bài bản, bắt kịp xu hướng ấy như thế nào? Đó là những câu chuyện được lãnh đạo các cơ quan báo chí - những nhà báo bản lĩnh, đầy tâm huyết, sáng tạo chia sẻ trong loạt bài này.

Đi vào khai thác vấn đề CĐS đã giúp các cơ quan báo chí nắm bắt được nhu cầu thông tin của công chúng một cách trực tiếp hơn để tạo ra các sản phẩm thông tin vừa đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của Đảng, Nhà nước nhưng cũng sáng tạo và gần gũi hơn với công chúng. Những tác phẩm tích hợp các loại hình thông tin, khai thác tối đa cơ sở dữ liệu mang lại hiệu quả tuyên truyền cao hơn. Và sự thay đổi, đổi mới để phục vụ công chúng được tốt hơn... chính là mục tiêu cuối cùng của các tòa soạn báo trên hành trình Chuyển đổi số.

Tuy nhiên, bên cạnh nhiều cơ hội từ công cuộc chuyển đổi số nhưng cũng còn đó không ít thách thức bởi xét về tiềm lực nhiều mặt: nhân sự, con người và cả công nghệ, kinh tế, với nhiều tòa soạn, đây thực sự đang là vấn đề nan giải. 

CĐS trong báo chí không đơn thuần là cuộc cách mạng về công nghệ truyền thông mà còn là cuộc bứt phá về tư duy làm báo và kỹ năng tác nghiệp đa năng. Và do đó, bên cạnh câu chuyện của những lãnh đạo tòa soạn – những người được cho là đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong sự thành công của công cuộc CĐS thì loạt bài cũng có thêm tiếng nói từ phía các phóng viên nhà báo – những người trực tiếp chịu sức ép từ CĐS. Họ trăn trở làm sao để bắt nhịp, làm sao để ứng dụng công nghệ, làm sao để góp phần vận hành guồng quay tòa soạn một cách hiệu quả nhất... trong cuộc đua chẳng dễ dàng này.

Loạt bài đã lựa chọn những nhân vật phù hợp, trao đổi khá toàn diện và công phu về chủ đề này, loạt bài đem đến cái nhìn toàn diện về Chuyển đổi số của báo chí cũng như tìm ra “chiếc chìa khóa” quan trọng mà một số các cơ quan báo chí tại Việt Nam đã đang và tiếp tục ứng dụng...và gặt hái thành quả.

Từ đó có thể thấy rằng, chuyển đổi số vừa là thách thức, vừa là chìa khóa và công cụ để các cơ quan báo chí khẳng định bản lĩnh của mình trong kỷ nguyên truyền thông đa phương tiện. Đặc biệt, trong vòng xoáy thay đổi liên tục đó, vẫn có những giá trị cốt lõi của nghề báo phải luôn được coi là bất di bất dịch.

Đó là tính trung thực, sự công bằng, cân bằng và chuyên nghiệp trong thông tin, là việc thông tin phải được kiểm chứng, và đối tượng phục vụ trên hết là độc giả, khán thính giả. Và giống như một vòng tròn đặc biệt, khi muốn phát huy được những giá trị bất biến của nghề báo, các nhà báo và cơ quan báo chí buộc phải chủ động gia nhập vào nền công nghiệp nội dung và truyền thông hiện đại...

Lê Tâm

Bình Luận

Tin khác

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

(CLO) Tham gia Đoàn công tác số 6/2024 thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I, các phóng viên báo chí đã có một tuần trải nghiệm, tác nghiệp vất vả nhưng hạnh phúc giữa trùng khơi sóng vỗ...

Nghề báo
Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(CLO) Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 251 phóng viên thuộc 66 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Nghề báo
Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

(NB&CL) Có một “điểm chạm” trong cảm xúc “về nguồn” của những người làm báo khi nhắc nhớ về một ngôi trường đặc biệt – Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Đó là cảm xúc tự hào về một “mốc son lịch sử” gắn liền với những chặng đường làm báo vinh quang dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy đầu tiên của báo chí cách mạng… Dù thời gian có xa xanh thì khí phách của một thời đẹp đẽ ấy sẽ mãi là những giá trị trường tồn, tiếp lửa cho thế hệ hôm nay.

Nghề báo
Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

(NB&CL) Thành công của năm 2023 tiếp tục tạo đà cho Hội Nhà báo Việt Nam trong năm 2024 bứt tốc hơn nữa với nhiều nhiệm vụ mới. Đặc biệt, 2024 là năm thứ 3 các tổ chức Hội triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam, các Nghị quyết của Ban Chấp hành và Chương trình công tác toàn khóa nhiệm kỳ 2020 - 2025...

Nghề báo
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

(CLO) Tối 17/4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Bộ Thông tin & Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba năm 2024.

Nghề báo