Cảnh sát Myanmar bắn đạn cao su giải tán cuộc biểu tình, ba người bị thương

Thứ ba, 09/02/2021 17:15 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cảnh sát đã sử dụng vòi rồng và đạn cao su vào thứ Ba (9/2), khi những người biểu tình nổ ra trên khắp Myanmar bất chấp lệnh cấm tụ tập lớn để phản đối cuộc đảo chính quân sự. Ít nhất ba người bị thương vì đạn cao su ở thủ đô Naypyitaw, một bác sĩ cho biết.

Ba người bị thương khi trúng đạn cao su từ cảnh sát trong nỗ lực giải tán đám đông biểu tình kéo sang ngày thứ tư liên tiếp, nhằm phản đối đảo chính quân sự - Ảnh: Reuters

Ba người bị thương khi trúng đạn cao su từ cảnh sát trong nỗ lực giải tán đám đông biểu tình kéo sang ngày thứ tư liên tiếp, nhằm phản đối đảo chính quân sự - Ảnh: Reuters

Bài liên quan

Cuộc đảo chính ngày 1/2 và bắt giữ nhà lãnh đạo dân sự được bầu là Aung San Suu Kyi đã dẫn đến các cuộc biểu tình lớn nhất trong hơn một thập kỷ và phong trào bất tuân dân sự ngày càng tăng ảnh hưởng đến các bệnh viện, trường học và văn phòng chính phủ.

Các nhân chứng cho biết cảnh sát đã nã súng cảnh báo ở Naypyitaw khi một đám đông không chịu giải tán trong ngày biểu tình thứ tư liên tiếp. Một nhân chứng nói với Reuters rằng, những người biểu tình đã bỏ chạy khi súng bắn lên không trung.

Các phương tiện truyền thông đưa tin, cảnh sát cũng bắn đạn cao su và một bác sĩ cho biết ba trong số bốn người bị thương được đưa đến bệnh viện của ông đã bị trúng đạn cao su.

Cảnh sát trước đó đã sử dụng vòi rồng nhằm vào người biểu tình. Video từ thị trấn Bago, phía đông bắc trung tâm thương mại của Yangon, cho thấy cảnh sát đối đầu với một đám đông lớn và họ đã phun nước từ vòi rồng để giải tán đám đông.

Cảnh sát đã bắt giữ ít nhất 27 người biểu tình ở thành phố lớn thứ hai Mandalay, trong đó có một nhà báo, các tổ chức truyền thông trong nước cho biết.

Tình trạng bất ổn ở Myanmar đã tái hiện hình ảnh về gần nửa thế kỷ cầm quyền của quân đội cho đến khi bắt đầu quá trình chuyển giao cho chính quyền dân sự vào năm 2011, mặc dù họ chưa bao giờ từ bỏ quyền kiểm soát tổng thể đối với chính phủ dân sự của bà Suu Kyi sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2015.

Sự chuyển đổi sang chính quyền dân sự đã bị dừng lại bởi cuộc đảo chính ngày 1/2, trước khi chính phủ của bà Suu Kyi chuẩn bị bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai sau cuộc bầu cử thắng lợi của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) tiến hành vào tháng 11.

“Chúng tôi rất thất vọng và rất buồn bất cứ khi nào chúng tôi nghĩ về lý do tại sao điều này lại xảy ra với chúng tôi”, một người dân ở cố đô Yangon Khin Min Soe nói về sự trở lại của chế độ quân sự.

Hôm thứ Hai (8/2) nhà lãnh đạo quân đội, tướng Min Aung Hlaing cam kết sẽ tổ chức một cuộc bầu cử mới trong bài diễn văn đầu tiên của ông kể từ khi nắm quyền. Ông lặp lại những cáo buộc gian lận chưa được chứng minh trong cuộc bầu cử mà ông dùng để biện minh cho cuộc đảo chính.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu”, nhà hoạt động thanh niên Maung Saungkha nói trong một tuyên bố, kêu gọi thả các tù nhân chính trị và chấm dứt “chế độ độc tài”.

Các nhà hoạt động cũng đang tìm cách bãi bỏ hiến pháp năm 2008 được soạn thảo dưới sự giám sát của quân đội, cho phép các tướng lĩnh có quyền phủ quyết trong quốc hội và quyền kiểm soát một số bộ, cũng như đối với hệ thống liên bang đa sắc tộc ở Myanmar.

Một thế hệ nhà hoạt động lớn tuổi từng đối đầu với quân đội trong các cuộc biểu tình đẫm máu năm 1988 đã kêu gọi các công nhân chính phủ hành động đình công trong ba tuần nữa.

Các số liệu điều tra chính thức cho thấy, phong trào bất tuân dân sự, do các nhân viên bệnh viện dẫn đầu dẫn đến việc kiểm soát đại dịch và xét nghiệm virus Corona bị chậm trễ.

Myanmar đã hứng chịu một trong những đợt bùng phát tồi tệ nhất ở Đông Nam Á với 31.177 ca tử vong từ hơn 141.000 người nhiễm bệnh.

Cảnh sát sử dụng vòi rồng để giải tán đám đông người biểu tình tại Myanmar - Ảnh: Reuters

Cảnh sát sử dụng vòi rồng để giải tán đám đông người biểu tình tại Myanmar - Ảnh: Reuters

Lời hứa bầu cử

Đại sứ quán Hoa Kỳ cho biết họ đã nhận được thông báo về lệnh giới nghiêm từ 8 giờ tối đến 4 giờ sáng giờ tại hai thành phố lớn nhất là Yangon và Mandalay.

Truyền thông nhà nước cảnh báo có thể hành động để chống lại các cuộc biểu tình vào thứ Hai khi nói rằng công chúng muốn loại bỏ "những người làm sai" và trong khi lệnh cấm tụ tập hơn bốn người đã được áp dụng, không có thông tin chi tiết nào từ chính quyền.

Trong bài phát biểu đầu tiên trên truyền hình với tư cách là nhà lãnh đạo quân đội vào thứ Hai, Min Aung Hlaing cho biết quân đội sẽ hình thành một "nền dân chủ thực sự và có kỷ luật", khác với các thời kỳ quân đội cai trị trước đây, vốn mang lại nhiều năm cô lập và nghèo đói.

“Chúng tôi sẽ có một cuộc bầu cử đa đảng và chúng tôi sẽ giao quyền lực cho người chiến thắng”, ông nói. Ủy ban bầu cử đã bác bỏ cáo buộc gian lận của ông trong cuộc bỏ phiếu năm ngoái.

Tuy nhiên, Tướng Min Aung Hlaing không đưa ra khung thời gian nhưng chính quyền cho biết tình trạng khẩn cấp sẽ kéo dài một năm.

Sau cuộc đảo chính, các chính phủ phương Tây đã lên án mạnh mẽ mặc dù có rất ít hành động cụ thể để gây sức ép với các tướng lĩnh.

Hôm nay (9/2), New Zealand đã đình chỉ mọi liên lạc chính trị và quân sự cấp cao và sẽ đảm bảo viện trợ không có lợi cho quân đội và áp đặt lệnh cấm đi lại đối với các nhà lãnh đạo của nước này.

Một doanh nhân Singapore có kế hoạch rút vốn đầu tư vào một công ty thuốc lá Myanmar có liên quan đến quân đội. Tương tự, tập đoàn đồ uống khổng lồ Kirin Holdings của Nhật Bản vào tuần trước đã rút vốn khỏi liên doanh bia rượu Myanmar.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã kêu gọi trả tự do cho bà SuuKyi và những người bị giam giữ khác. Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc sẽ tổ chức một phiên họp đặc biệt vào thứ Sáu (12/2) để thảo luận về cuộc khủng hoảng theo đề nghị của Anh và Liên minh châu Âu.

Bà Suu Kyi, chủ tịch đảng NLD, từng đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1991 vì vận động cho dân chủ và bị quản thúc gần 15 năm. Hiện bà phải đối mặt với cáo buộc nhập khẩu bất hợp pháp sáu máy bộ đàm và đang bị cảnh sát giam giữ cho đến ngày 15 tháng 2. Luật sư của bà cho biết ông không được phép gặp bà.

Nguyễn Hoàng

Tin khác

Chi tiêu quân sự toàn cầu tăng mạnh, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu

Chi tiêu quân sự toàn cầu tăng mạnh, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu

(CLO) Thế giới đã chi tới hơn 2 nghìn tỷ USD cho vũ khí trong năm 2023, với Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu cuộc chạy đua vũ trang này, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết vào ngày 22/4.

Thế giới 24h
Gói viện trợ của Mỹ có thể giúp Ukraine thay đổi cục diện trên chiến trường?

Gói viện trợ của Mỹ có thể giúp Ukraine thay đổi cục diện trên chiến trường?

(CLO) Gói viện trợ của Mỹ dự kiến thông qua trong tuần này sẽ là một cứu cánh đối với những pháo thủ Ukraine đang bất lực trong việc cầm chân lực lượng Nga gần thị trấn phía đông Kupiansk, thậm chí có khả năng thay đổi thế trận, mặc dù điều đó có thể mất một thời gian.

Thế giới 24h
Người mắc hội chứng không uống rượu bia vẫn có nồng độ cồn

Người mắc hội chứng không uống rượu bia vẫn có nồng độ cồn

(CLO) Một người đàn ông Bỉ mắc hội chứng chuyển hóa hiếm gặp, khiến cơ thể tự sản sinh nồng độ cồn cao, đã được tòa án miễn án phạt lái xe say rượu vào thứ Hai (22/4).

Thế giới 24h
Ukraine nói Nga điều tới 25.000 quân tấn công 'cao điểm' Chasiv Yar

Ukraine nói Nga điều tới 25.000 quân tấn công 'cao điểm' Chasiv Yar

(CLO) Lực lượng Nga gồm 20.000-25.000 quân đang cố gắng tấn công thị trấn chiến lược Chasiv Yar phía đông Ukraine và các làng xung quanh, theo quân đội Ukraine cho biết vào thứ Hai và nói rằng họ đang gặp rất nhiều khó khăn.

Thế giới 24h
Ngoại trưởng Mỹ bình luận gì về 'tiêu chuẩn kép' khi đề cập đến Israel?

Ngoại trưởng Mỹ bình luận gì về 'tiêu chuẩn kép' khi đề cập đến Israel?

(CLO) Ngày 22/4, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phủ nhận những ý kiến ​​​​cho rằng Washington có "tiêu chuẩn kép" đối với các cáo buộc vi phạm nhân quyền của quân đội Israel ở Gaza, đồng thời nói rằng đang kiểm tra các cáo buộc như vậy.

Thế giới 24h