(CLO) Cảnh sát đã phun vòi rồng vào những người biểu tình ở thủ đô Yangon của Myanmar hôm thứ Hai (8/2), khi hàng chục nghìn người trên khắp đất nước tham gia vào ngày thứ ba của cuộc biểu tình phản đối đảo chính quân sự.
Các nhà sư, y tá, sinh viên và nhân viên chính phủ đã xuống đường ngày thứ 3 để phản đối đảo chính quân sự tại Myanmar - Ảnh: AFP
Những lời kêu gọi tham gia biểu tình và ủng hộ một chiến dịch bất tuân dân sự ngày càng lớn hơn và có tổ chức hơn kể từ cuộc đảo chính hôm thứ Hai tuần trước, khiến quốc tế lên án rộng rãi.
“Các nhân viên y tế của chúng tôi đang dẫn đầu chiến dịch này để kêu gọi tất cả nhân viên chính phủ tham gia phong trào bất tuân dân sự”, Aye Misan, y tá tại một bệnh viện chính phủ cho biết tại một cuộc biểu tình ở thành phố lớn nhất Yangon.
“Thông điệp của chúng tôi gửi tới công chúng là chúng tôi đặt mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn chế độ quân phiệt này và chúng tôi phải chiến đấu cho số phận của mình”, y tá này nhấn mạnh.
Các cuộc biểu tình vào cuối tuần là cuộc biểu tình lớn nhất kể từ “Cuộc cách mạng nghệ tây” do các nhà sư Phật giáo lãnh đạo vào năm 2007 đã giúp thúc đẩy các cuộc cải cách dân chủ sau đó nhưng lại bị đảo chính ngày 1 tháng 2 năm 2021.
Cảnh sát ở thủ đô Naypyidaw đã bắn một loạt vòi rồng nhằm vào một nhóm hàng nghìn người biểu tình đã tụ tập hôm thứ Hai, video từ hiện trường cho thấy.
Tại Yangon, một nhóm các nhà sư mặc áo cà sa đã diễu hành trong đội tiên phong phản đối với công nhân và sinh viên. Họ treo cờ Phật giáo nhiều màu cùng với các biểu ngữ màu đỏ theo màu của liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi, tổ chức đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11.
Những người biểu tình hô to khẩu hiệu với biểu ngữ: “Hãy thả các nhà lãnh đạo của chúng tôi, tôn trọng phiếu bầu của chúng tôi, từ chối cuộc đảo chính quân sự”. Trong khi đó, một số biểu ngữ khác có nội dung “Bảo vệ nền dân chủ” và “Nói Không với Chế độ Độc tài”.
Hàng nghìn người đã diễu hành tại thành phố ven biển Dawei, ở phía đông nam và thủ phủ bang Kachin ở miền bắc Myanmar, nơi những người biểu tình mặc đồ đen từ đầu đến chân.
Cho đến nay các cuộc tụ tập diễn ra trong hòa bình, không giống như các cuộc đàn áp đẫm máu trong các cuộc biểu tình lan rộng trước đây vào năm 1988 và 2007. Một đoàn xe tải quân sự đã được nhìn thấy đi vào Yangon vào cuối ngày Chủ nhật (7/2), làm dấy lên lo ngại rằng tình hình có thể thay đổi.
Hàng chục nghìn người Myanmar tiếp tục xuống đường ở cố đô Yangon biểu tình phản đối đảo chính quân sự - Ảnh: AFP
Mọi công việc bị ngừng trệ
Theo ghi nhận, chính phủ Myanmar đã dỡ bỏ lệnh cấm internet kéo dài một ngày vào cuối tuần qua, điều này càng khiến cơn tức giận bùng phát ở một quốc gia lo sợ trở lại tình trạng cô lập và thậm chí là nghèo đói hơn trước, khi quá trình chuyển đổi sang dân chủ bắt đầu vào năm 2011.
Ngoài các cuộc biểu tình trên đường phố, một chiến dịch bất tuân dân sự đã bắt đầu, đầu tiên là với các bác sĩ và sự tham gia của một số giáo viên và nhân viên chính phủ khác.
“Chúng tôi yêu cầu nhân viên chính phủ từ tất cả các cơ quan ban ngành không đi làm từ thứ Hai”, nhà hoạt động Min Ko Naing, một cựu chiến binh của các cuộc biểu tình năm 1988 cho biết.
Chính những cuộc biểu tình năm 1988 đưa tên tuổi của bà Suu Kyi trở nên nổi tiếng. Bà Suu Kyi đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1991 vì vận động cho dân chủ, và bị quản thúc gần 15 năm sau nhiều một thời gian dài đấu tranh để chấm dứt gần nửa thế kỷ cai trị của quân đội.
Sáng ngày 1/2 vừa qua, Cố vấn Nhà nước Suu Kyi đã bị bắt giữ cùng Tổng thống và nhiều quan chức cao cấp của đảng cầm quyền NLD vì quân đội cáo buộc gian lận bầu cử. Ủy ban bầu cử của Myanmar đã bác bỏ những tuyên bố đó.
Tổng tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing lên nắm quyền và ban bố tình trạng khẩn cấp một thời, đồng thời cũng hứa sẽ tổ chức bầu cử lại nhưng không nói rõ thời gian.
Hiện bà Suu Kyi phải đối mặt với cáo buộc nhập khẩu bất hợp pháp sáu máy bộ đàm và đang bị cảnh sát giam giữ để điều tra cho đến ngày 15 tháng 2. Luật sư của bà cho biết ông không được phép gặp bà.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã kêu gọi trả tự do cho bà Suu Kyi và những người bị bắt giữ khác vào tuần trước. Chính phủ Hoa Kỳ đang xem xét các biện pháp trừng phạt đối với chính quyền quân sự của Myanmar.
“Những người biểu tình ở Myanmar tiếp tục truyền cảm hứng cho thế giới khi các hành động lan rộng khắp đất nước”, Thomas Andrews, báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về Myanmar cho biết trên Twitter. “Myanmar đang vươn lên để giải phóng tất cả những người đã bị giam giữ và từ chối chế độ độc tài quân sự một lần và mãi mãi. Chúng tôi đang ở bên bạn”.
(CLO) Công an tỉnh Bạc Liêu vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Võ Minh Trung (sinh năm 1990, trú tại xã Long Hòa, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) vì hành vi sử dụng mạng xã hội đăng tải thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín khu di tích lịch sử – văn hóa Nhà công tử Bạc Liêu.
(CLO) Ngày 4/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học Việt Nam.
(CLO) Liên minh Tự do Dân sự Mới (NCLA) - một nhóm luật sư bảo thủ tại Mỹ - đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn việc Tổng thống Donald Trump áp thuế đối với hàng nhập khẩu, với lý do ông đã vượt quá thẩm quyền của mình.
(CLO) Taliban đang điều tra lời khẳng định của một cụ ông người Afghanistan rằng cụ đã… 140 tuổi. Nếu được xác minh, cụ sẽ trở thành người già nhất thế giới.
(CLO) Việt Nam vẫn chưa có chính sách bảo vệ người thuê nhà. Đa số các hợp đồng thuê ở Việt Nam đều có thời hạn ngắn (6-12 tháng) và không có ràng buộc về điều kiện và mức tăng giá.
(CLO) Dragon Capital cho rằng: Việc các mức thuế 46% có được duy trì hay không có thể phụ thuộc vào khả năng của Việt Nam trong việc giảm thiểu hiệu quả các vấn đề trung chuyển hàng hoá.
(CLO) Một YouTuber người Mỹ vừa bị bắt ở Ấn Độ vì cố tình đột nhập để quay video về nơi sinh sống của một trong những bộ tộc biệt lập nhất thế giới trên đảo Bắc Sentinel.
(CLO) Sau 90 phút thi đấu đầy kịch tính và hấp dẫn, đội tuyển U17 Việt Nam có kết quả hoà với tỷ số 1-1 trước U17 Australia ở trận ra quân tại vòng chung kết (VCK) U17 châu Á 2025.
(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay nghỉ dài 5 ngày nên tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật và vui chơi giải trí phục vụ du khách tới thăm địa phương trong dịp này.
(CLO) Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và 3 người khác đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam do có dấu hiệu tội phạm sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng. Vậy khung hình phạt tối đa mà các đối tượng có thể đối diện là gì?
(CLO) Ngày 4/4, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Quyết định về việc cho thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đối với ông Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs), người Việt Nam ở Angola.
(CLO) Các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe thực hiện công khai, minh bạch và đúng quy định về giá cước vận tải; phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5.
(CLO) Liên minh Tự do Dân sự Mới (NCLA) - một nhóm luật sư bảo thủ tại Mỹ - đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn việc Tổng thống Donald Trump áp thuế đối với hàng nhập khẩu, với lý do ông đã vượt quá thẩm quyền của mình.
(CLO) Taliban đang điều tra lời khẳng định của một cụ ông người Afghanistan rằng cụ đã… 140 tuổi. Nếu được xác minh, cụ sẽ trở thành người già nhất thế giới.
(CLO) Một chiến dịch truy quét tội phạm xuyên biên giới quy mô lớn đã được triển khai trên khắp 6 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á. 435 người bị bắt giữ vì bị nghi liên quan đến hoạt động khai thác tình dục trẻ em trên mạng.
(CLO) Chỉ trong một ngày, 500 người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 208 tỷ USD sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế nhập khẩu mới, kéo theo làn sóng bán tháo dữ dội trên các thị trường toàn cầu.
(CLO) Chính phủ Mỹ vừa ban hành lệnh cấm gây chú ý: cấm toàn bộ nhân viên chính phủ đang làm việc tại Trung Quốc có quan hệ tình cảm hoặc tình dục với công dân nước sở tại.
(CLO) Ngày 3/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố "thẻ vàng" trị giá 5 triệu USD có in hình ông, tuyên bố rằng thẻ này sẽ được phát hành trong vòng chưa đầy hai tuần nữa.
(CLO) Theo các thành viên của ủy ban tình báo Thượng viện và Hạ viện, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã sa thải Giám đốc và Phó Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA), cơ quan tình báo mạng hùng mạnh của Mỹ.
(CLO) Hôm 4/4, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đã nhất trí phế truất Tổng thống Yoon Suk-yeol sau khi xem xét quá trình luận tội liên quan đến việc ông ban bố thiết quân luật vào tháng 12/2024.