Cảnh sát Myanmar bắt hàng trăm người, ba người bị thương ở các cuộc đụng độ

Thứ bảy, 13/02/2021 07:55 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hàng trăm nghìn người Myanmar biểu tình phản đối cuộc đảo chính và ủng hộ dân chủ đã đụng độ với cảnh sát vào thứ Sáu (12/2), bất chấp lời yêu cầu của chính quyền quân sự nhằm ngăn chặn các cuộc tụ tập đông người. Ít nhất 3 người đã bị thương.

Hàng trăm người biểu tình tại Myanmar đã bị bắt trong các cuộc đụng độ với cảnh sát - Ảnh: Reuters

Hàng trăm người biểu tình tại Myanmar đã bị bắt trong các cuộc đụng độ với cảnh sát - Ảnh: Reuters

Bài liên quan

Theo Văn phòng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc, 350 người gồm các quan chức, nhà hoạt động và nhà sư đã bị bắt ở Myanmar kể từ cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2, trong đó có một số người phải đối mặt với cáo buộc hình sự vì “lý do không rõ ràng”.

Điều tra viên về nhân quyền của Liên hợp quốc về Myanmar phát biểu trong một phiên họp đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền ở Geneva rằng, ngày càng có nhiều “báo cáo, bằng chứng chụp ảnh” cho thấy lực lượng an ninh đã sử dụng đạn thật chống lại người biểu tình, vi phạm luật pháp quốc tế.

Báo cáo viên Đặc biệt Thomas Andrews kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc xem xét áp đặt các biện pháp trừng phạt và cấm vận vũ khí.

Myint Thu, đại sứ của Myanmar tại Liên Hợp Quốc tại Geneva, nói với phiên họp rằng Myanmar không muốn “làm đình trệ quá trình chuyển đổi dân chủ còn non trẻ ở đất nước” và sẽ tiếp tục hợp tác quốc tế.

Các cuộc biểu tình chủ yếu là hòa bình vào thứ Sáu (12/2) là cuộc biểu tình lớn nhất cho đến nay và diễn ra một ngày sau khi Washington áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các tướng lĩnh đứng đầu cuộc tiếp quản.

Ba người bị thương khi cảnh sát bắn đạn cao su để giải vây đám đông hàng chục nghìn người ở thành phố Mawlamyine, đông nam Myanmar, một quan chức Hội Chữ thập đỏ Myanmar nói với Reuters.

"Ba người bị bắn trong đó có một phụ nữ bị trúng vào bụng, một người đàn ông bị bắn vào má và một người đàn ông khác bị vào tay", Kyaw Myint, quan chức Hội Chữ thập đỏ Myanmar, người chứng kiến ​​vụ đụng độ, cho biết.

Một số người ở Mawlamyine đã bị bắt nhưng sau đó được thả khi một đám đông hàng nghìn người đứng bên ngoài đồn cảnh sát và yêu cầu họ được trả tự do.

Một chương trình phát thanh của Đài Phát thanh và Truyền hình Myanmar (MRTV) cho biết cảnh sát đã bắn 10 viên đạn cao su vì những người biểu tình “tiếp tục các hành động bạo lực mà không giải tán khỏi khu vực”. Báo cáo không đề cập đến bất kỳ người nào bị thương.

Các bác sĩ cho biết họ không hy vọng một phụ nữ 19 tuổi bị bắn trong cuộc biểu tình ở thủ đô Naypyitaw hôm thứ Ba có thể sống sót. Các nhân chứng cho biết cô đã bị bắn vào đầu bằng “đạn thật”.

Người biểu tình kêu gọi thả bà San Suu Kyi và những người bị bắt giữ sau cuộc đảo chính quân sự - Ảnh: Reuters

Người biểu tình kêu gọi thả bà San Suu Kyi và những người bị bắt giữ sau cuộc đảo chính quân sự - Ảnh: Reuters

Tại thành phố lớn nhất Yangon hôm thứ Sáu, hàng trăm bác sĩ mặc áo blouse trắng đã diễu hành qua ngôi chùa vàng Shwedagon, trong khi ở một khu vực khác của thành phố, những người hâm mộ bóng đá mặc trang phục thi đấu tuần hành với những tấm biển phản đối hài hước.

Các cuộc biểu tình khác đã diễn ra ở Naypyitaw, thị trấn ven biển Dawei, và ở Myitkyina, thủ phủ của bang Kachin phía bắc, nơi nhiều nam thanh niên chơi nhạc rap và tổ chức khiêu vũ.

Người khổng lồ truyền thông xã hội Facebook cho biết họ sẽ cắt giảm khả năng hiển thị nội dung do quân đội Myanmar điều hành, nói rằng họ đã "tiếp tục phát tán thông tin sai lệch" sau khi nắm quyền.

Các tướng lĩnh đã tìm cách biện minh cho việc tiếp quản quyền lực bằng việc cáo buộc gian lận trong một cuộc bầu cử vào tháng 11 năm ngoái, mà đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi đã giành chiến thắng, một tuyên bố bị Ủy ban bầu cử Quốc gia bác bỏ.

Trong một lá thư gửi tới hội đồng nhân quyền của Liên Hợp Quốc ở Geneva, khoảng 300 nghị sĩ được bầu từ Myanmar đã kêu gọi Liên hợp quốc điều tra “những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng” của quân đội kể từ sau cuộc đảo chính.

Hội đồng gồm 47 thành viên sau đó đã thông qua một nghị quyết kêu gọi Myanmar trả tự do cho bà Suu Kyi và các quan chức khác và không sử dụng bạo lực với người biểu tình. Đặc phái viên của Myanmar đã nói trước cuộc bỏ phiếu rằng nghị quyết là "không thể chấp nhận được".

Các cuộc biểu tình hôm thứ Sáu (12/2) đánh dấu ngày thứ bảy liên tiếp của các cuộc biểu tình trên đường phố tại Myanmar. Lực lượng an ninh cũng đã tiến hành nhiều vụ bắt giữ hơn trong đêm thứ Năm.

Chính phủ quân sự đã tuyên phạt hơn 23.000 tù nhân vào thứ Sáu, nói rằng động thái này phù hợp với việc “thiết lập một nhà nước dân chủ mới với hòa bình, phát triển và kỷ luật” và sẽ “làm hài lòng công chúng”.

Các cuộc biểu tình tại Myanmar những ngày qua đã tái hiện hình ảnh một đất nước dưới sự cai trị trực tiếp của quân đội gần nửa thế kỷ và chỉ chấm dứt các cuộc đàn áp đẫm máu cho đến khi quân đội bắt đầu từ bỏ một số quyền lực vào năm 2011.

Theo tuyên bố của Thống tướng Min Aung Hlaing, quân đội sẽ tuân theo hiến pháp năm 2008 và trao lại quyền lực sau cuộc bầu cử tự do, nhưng ông không tiết lộ thời gian diễn ra cuộc bỏ phiếu.

Chấn Phong

Tin khác

Israel chuẩn bị tấn công tổng lực Rafah, người dân không biết trốn đi đâu

Israel chuẩn bị tấn công tổng lực Rafah, người dân không biết trốn đi đâu

(CLO) Israel đã tăng cường không kích vào Rafah sau khi tuyên bố sẽ sơ tán dân thường khỏi thành phố cực nam Gaza để chuẩn bị cho một cuộc tấn công tổng lực, bất chấp cảnh báo rằng điều này có thể gây thương vong hàng loạt.

Thế giới 24h
Ông Kim Jong Un thị sát vụ thử tên lửa phóng hàng loạt mới của Triều Tiên

Ông Kim Jong Un thị sát vụ thử tên lửa phóng hàng loạt mới của Triều Tiên

(CLO) Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un hôm thứ Năm (25/4) đã thị sát vụ thử nghiệm tên lửa phóng hàng loạt 240 mm do một đơn vị công nghiệp quốc phòng mới thành lập sản xuất, theo hãng thông tấn Triều Tiên KCNA đưa tin vào thứ Sáu.

Thế giới 24h
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine từ chức sau cáo buộc tham nhũng

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine từ chức sau cáo buộc tham nhũng

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine đã nộp đơn từ chức hôm thứ Năm (25/4) sau khi ông phải đối mặt với cáo buộc hình sự vì liên quan đến việc mua lại trái phép đất thuộc sở hữu nhà nước trị giá 7 triệu USD.

Thế giới 24h
DNA tiết lộ mô hình tình dục và hôn nhân ở đế chế cổ đại

DNA tiết lộ mô hình tình dục và hôn nhân ở đế chế cổ đại

(CLO) Nghiên cứu phân tích DNA cổ đại lấy từ các ngôi mộ của người Avar đã tiết lộ về nguồn gốc, cũng như mô hình tình dục và hôn nhân của đế chế từng rất hùng mạnh ở châu Âu này.

Thế giới 24h
Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

(CLO) Ngày 24/4, Nga đã bác bỏ một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc do Mỹ soạn thảo kêu gọi các quốc gia ngăn chặn chạy đua vũ trang ngoài không gian. Động thái này cho thấy căng thẳng giữa hai cường quốc đã lan ra ngoài không gian.

Thế giới 24h