COVID-19 càng kéo dài, ngân hàng càng có nguy cơ… thừa vốn

Thứ bảy, 29/05/2021 06:12 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong bối cảnh nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch COVID-19 thì việc các ngân hàng - vốn nắm trong tay "huyết mạch" của nền kinh tế lại là những doanh nghiệp lãi lớn nhất đáng lẽ là điều đáng mừng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì đây không phải là tin tốt cho nền kinh tế...

Ngân hàng vượt doanh nghiệp về lợi nhuận sau thuế quý I/2021.

Ngân hàng vượt doanh nghiệp về lợi nhuận sau thuế quý I/2021.

7/10 doanh nghiệp niêm yết lãi lớn nhất là các ngân hàng

Theo báo cáo tài chính quý I/2021 công bố, 7/10 doanh nghiệp niêm yết lãi lớn nhất là các ngân hàng. Ở vị trí quán quân là ngân hàng Vietcombank với mức lợi nhuận 8.631 tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Vietinbank với 8.060 tỷ đồng, tăng 2,7 lần so với quý 1/2021 và đã hoàn thành tới 40-45% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2021.

Theo sau là Techcombank đạt lợi nhuận trước thuế 5.518 tỷ đồng, tăng 76%; MB đạt lợi nhuận 4.579, tăng gấp đôi cùng kỳ; VPBank báo lãi 4.006 tỷ đồng, tăng 37,6%; BIDV xếp thứ 6 với mức lợi nhuận 3.396 tỷ đồng, tăng 87%. Cuối cùng là ACB với mức lợi nhuận trước thuế 3.104 tỷ đồng, tăng 83%.

Có thể thấy một điểm chung là lợi nhuận các ngân hàng thiết lập được kỷ lục mới trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến hết sức phức tạp, các ngân hàng đã được hưởng lợi rất lớn từ việc lãi suất huy động giảm.

Ngoài ra, một số đơn vị có lợi thế với tiền gửi không kỳ hạn lớn (CASA) như Vietcombank cũng giúp kéo chi phí vốn xuống thấp. Cùng với đó, còn có sự góp mặt của mảng thu từ dịch vụ và kinh doanh chứng khoán.

Như Vietcombank ghi nhận lãi từ dịch vụ tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ, đạt 3.427 tỷ đồng. Mua bán chứng khoán kinh doanh cũng mang về 80 tỷ đồng tiền lãi, trong khi cùng kỳ lỗ 54,4 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, việc các ngân hàng tích cực tiết giảm chi phí hoạt động cũng đóng góp tích cực vào hiệu quả kinh doanh và cùng với đó là hiệu ứng tích cực từ thông tư 03 và 01 do Ngân hàng Nhà nước ban hành.

Ở chiều ngược lại, trước hiện tượng ngân hàng “thừa vốn”, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần chỉ đạo các ngân hàng cần giảm lãi suất, đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp. Song mặt bằng lãi suất có giảm, nhưng biên độ giảm lại không lớn như lãi suất huy động lại là nguyên nhân dẫn tới thu nhập lãi của các ngân hàng tăng mạnh thời gian qua.

Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, lãi suất cho vay cuối năm 2020 giảm bình quân khoảng 1%/năm so với cuối năm 2019. Tuy nhiên, giảm chủ yếu ở các lĩnh vực, ngành ưu tiên.

Lãi suất cho vay trên thị trường với các khoản cấp mới, theo thực tế khảo sát Nhà báo và Công luận từ giữa năm 2020 đến nay (5/2021) là khoảng 8,5-10%/năm. Còn các khoản vay cũ vẫn áp dụng mức cho vay phổ biến 10,5-12%/năm… cho thấy doanh nghiệp vẫn vay với lãi suất cao.

Khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng cho thấy, dù doanh nghiệp mong muốn được vay vốn ngắn hạn với lãi suất từ 4-5%/năm nhưng không được. Hiện nhiều doanh nghiệp vẫn phải vay vốn ngắn hạn ở mức trên 7%. Dù ngân hàng mong muốn tìm được khách hàng để cho vay, nhưng lãi suất cao trong bối cảnh hiện nay chẳng doanh nghiệp nào dám vay. Doanh nghiệp phải có lịch sử tín dụng tốt, có dự án tốt, có tài sản đảm bảo, là khách hàng lâu năm…

Thậm chí các chuyên gia kinh tế đã từng lên tiếng, lãi suất huy động đang ở mức thấp nhất trong lịch sử nhưng lãi vay vẫn giảm chưa tương xứng. Thời gian qua, một số ngân hàng tung gói tín dụng ưu đãi nhưng để tiếp cận là không dễ dàng. Hiện nhiều ngân hàng vẫn giữ nguyên lãi suất cũ với các khoản vay trung, dài hạn chưa đến kỳ trả nợ, khiến nhiều người phải vay với lãi cao.

Theo các chuyên gia kinh tế nếu tiền không chảy vào doanh nghiệp sản rất sẽ thiếu bền vững.

Theo các chuyên gia kinh tế nếu tiền không chảy vào doanh nghiệp sản rất sẽ thiếu bền vững.

Tín hiệu không tích cực cho nền kinh tế

Nếu nhìn đơn thuần thì con số lợi nhuận mà ngành ngân hàng thiết lập được trong bối cảnh này là rất đáng mừng. Tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp và số ca tử vong và lây nhiễm trong cộng đồng liên tục gia tăng trong những ngày qua thì tín hiệu thu được từ “huyết mạch” của nền kinh tế lại là tín hiệu không tích cực với nền kinh tế.

Đại dịch COVID-19 như cơn cuồng phong thịnh nộ càn quyét, tận diệt những doanh nghiệp vốn phụ thuộc vốn vay ngân hàng. Nhưng nhìn lại, tại sao trong cơn cuồng phong đó ngân hàng lại sống sót, thậm chí sống khoẻ?

Nhìn vào đây, hẳn cũng sẽ có ý kiến cho rằng để có kết cục này là nhờ ngân hàng “dày vốn”, nhưng xâu chuỗi lại cho thấy rằng, trong năm qua nguồn lợi mà ngân hàng thu được chủ yếu nhờ phí dịch vụ, nhờ vào tiền gửi không kỳ hạn (CASA) lên tới 46%... Cùng với đó, trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu ngành ngân hàng luôn đóng vai trò là nhóm dẫn dắt thị trường và hút được một lượng vốn khổng lồ.

Trước thực trạng này, các nhà hoạch định chính sách và chuyên gia kinh tế đều cho rằng nếu tiền không chảy vào doanh nghiệp sản xuất rất sẽ thiếu bền vững - đây chính là mối nguy cho nền kinh tế.

Bởi thực trạng này không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp mà hệ luỵ còn kéo theo tình trạng thất nghiệp gia tăng, thu nhập giảm sút, khiến người dân phải thắt chặt chi tiêu, giảm nhu cầu vay tiêu dùng. Thậm chí, COVID-19 càng kéo dài ngân hàng càng có nguy cơ… thừa vốn.

Nhìn nhận về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Lê Đạt Chí - Phó khoa Tài chính Trường Đại học Kinh tế TP. HCM cũng cho rằng, có gì đó không ổn giữa mức lợi nhuận của ngành ngân hàng trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế vẫn chưa khả quan, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, tác động lớn từ dịch COVID-19.

“Ngân hàng là trung gian tài chính mà lợi nhuận cao cũng cần xem xét lại…” ông Chí bày tỏ quan ngại.  

Còn theo TS. Nguyễn Trọng Cơ, hiện nay, tỷ lệ cung tiền/GDP đang ở mức khá cao, khoảng trên 160% cho thấy một lượng tiền khá lớn đã được bơm vào nền kinh tế thông qua vay nợ. 

Trong khi nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm kinh tế thời gian qua không phải do nền kinh tế thiếu tiền hoặc do lãi suất cao mà do dịch bệnh COVID-19 khiến cho các mối quan hệ kinh tế bị gián đoạn, các nước đóng cửa biên giới và thực hiện giãn cách xã hội.

Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp không có nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh do không thể bán được hàng hóa và dịch vụ. Vì thế COVID-19 càng kéo dài thì ngân hàng càng có nguy cơ thừa vốn.

Đồng thời, nguy cơ nợ xấu có thể phát sinh là không hề nhỏ, nguy cơ nợ xấu gia tăng trong thời gian tới do Covid-19 đang hiện hữu, vị này nhấn mạnh.

Khánh Linh 

Tin khác

Chứng khoán 28/3: Nhà đầu tư tranh mua Techcombank

Chứng khoán 28/3: Nhà đầu tư tranh mua Techcombank

(CLO) Trong phiên chứng khoán 28/3, cổ phiếu TCB của Techcombank trở thành tâm điểm khi được nhà đầu tư tranh nhau mua vào.

Tài chính - Bảo hiểm
Funtap liên tục báo lỗ, lộ diện pháp nhân liên quan cũng chỉ phát hành game Trung Quốc

Funtap liên tục báo lỗ, lộ diện pháp nhân liên quan cũng chỉ phát hành game Trung Quốc

(CLO) Không chỉ Funtap mà một công ty game liên quan cũng liên tục đăng ký mới phát hành game Trung Quốc.

Tài chính - Bảo hiểm
Nhận chuyến đi Pháp 5 ngày 4 đêm xem Olympic 2024 cùng thẻ Vietcombank Visa

Nhận chuyến đi Pháp 5 ngày 4 đêm xem Olympic 2024 cùng thẻ Vietcombank Visa

(CLO) Khách hàng sử dụng thẻ Tín dụng và Ghi nợ quốc tế cá nhân mang thương hiệu Vietcombank Visa có cơ hội nhận được Chuyến du lịch 5 ngày 4 đêm đến Pháp và vé tham gia Thế vận hội Olympic 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Agribank: 36 năm: Kiên định, vững vàng cùng sứ mệnh “Tam nông”

Agribank: 36 năm: Kiên định, vững vàng cùng sứ mệnh “Tam nông”

(NB&CL) 36 năm hình thành và phát triển (26/3/1988 – 26/3/2024) là tròn 36 năm, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) kiên định và thực hiện xuất sắc sứ mệnh riêng vốn có của mình “vì Tam nông”.

Tài chính - Bảo hiểm
Hội thảo “Xu hướng tín dụng xanh và định hướng cho hoạt động kinh doanh của Vietcombank”

Hội thảo “Xu hướng tín dụng xanh và định hướng cho hoạt động kinh doanh của Vietcombank”

(CLO) Ngày 22/3/2024, Vietcombank đã tổ chức thành công Hội thảo “Xu hướng tín dụng xanh và định hướng cho hoạt động kinh doanh của Vietcombank” tại Trụ sở chính, 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tài chính - Bảo hiểm