(CLO) Đại dịch COVID-19 khiến các trường học ở Pakistan phải đóng cửa. Việc không thể đến lớp học trực tiếp đã tác động rất lớn tới hệ thống giáo dục của nước này, với những lo ngại về một thế hệ học sinh mất khả năng tiếp cận với giáo dục.
Tuần trước, Pakistan quyết định mở cả trường công lập và trường tư thục ở các quận Punjab và Khyber Pakhtunkhwa sau thời gian đóng cửa vì đại dịch.
Các trường học hiện đang hoạt động với chính sách đi học vào các ngày xen kẽ do các quy định COVID do Trung tâm Chỉ huy và Điều hành Quốc gia (NCOC) đưa ra. Tất cả giáo viên và học sinh trên 15 tuổi cũng bắt buộc phải tiêm phòng, để có thể trở lại trường.
Các trường học ở Pakistan đã bị đóng cửa suốt khoảng 7 tháng trong đợt bùng phát COVID đầu tiên vào năm 2020. Sau đó nước này đã mở cửa các trường học trở lại vào tháng 9/2020 nhưng họ cũng phải nhanh chóng đóng cửa trở lại vào tháng 11 cùng năm, bởi sự gia tăng các ca nhiễm trên khắp đất nước.
Vào tháng 1 năm nay, chính phủ Pakistan đã thông báo mở cửa theo từng giai đoạn. Tuy nhiên, việc mở cửa trở lại này cũng diễn ra trong thời gian ngắn, khi mà các trường học một lần nữa phải đóng cửa vào tháng 4 năm 2021 do đợt bùng dịch thứ ba.
"Năm học 2021-22 sẽ kéo dài đến tháng 6 năm 2022. Các kỳ thi cuối kỳ sẽ được tiến hành vào tháng 6 năm 2022", ông Murad Raas, Bộ trưởng Bộ Giáo dục của Punjab, tweet vào tuần trước.
Các quan chức chính phủ bắt đầu giới thiệu chương trình học trực tuyến để bù đắp cho việc đóng cửa trường học lặp đi lặp lại. Gần đây, Bộ trưởng Bộ Giáo dục quyết định cho một số học sinh thi trượt lên lớp bằng cách thưởng cho họ 33% điểm ưu đãi. Song, hiệu quả của các biện pháp này vẫn còn nhiều nghi ngờ.
Hàng triệu học sinh mất khả năng học tập
Ở một đất nước vốn đã bị đe dọa bởi sự khác biệt rõ rệt về chất lượng giáo dục giữa các trường công lập và tư thục, cũng như tỷ lệ người biết chữ thấp, đại dịch đã ảnh hưởng đến việc học tập của khoảng 40 triệu học sinh trên khắp Pakistan. Ngân hàng Thế giới đã tuyên bố rằng "ngay cả kịch bản lạc quan nhất cũng cho thấy tất cả trẻ em nhập học đều bị mất khả năng học tập".
Theo một nghiên cứu của UNICEF, học sinh học ở nhà ít hơn đáng kể so với học trên lớp trước đại dịch. Việc học tập của trẻ bị tổn hại do thiếu khả năng tiếp cận công nghệ, các vấn đề về kết nối mạng và thiếu động lực.
Bà Alia Malik, một bà mẹ ba con, nói rằng: “Giữ cho bọn trẻ hứng thú và có động lực trong các lớp học trực tuyến là thách thức lớn nhất, vì bọn trẻ không có hứng thú và thời gian sử dụng thiết bị của chúng tăng lên”.
Sắp xếp nơi ở và đồ dùng riêng cho tất cả trẻ em trong nhà là một thách thức lớn hơn.
Khi nói chuyện với Đài truyền hình của Đức Deutsche Welle (DW) về sự tương phản giữa học trực tuyến và học trực tiếp, cô Shahram Ahmad, một sinh viên đại học tư thục, cho biết: "Sự khác biệt giống như giữa gọi điện và gặp trực tiếp ai đó. Việc truyền đạt những khái niệm khó hiểu dễ dàng hơn rất nhiều khi người hướng dẫn có thể sử dụng tất cả các công cụ theo ý của họ".
Ông Muhammad Qadeer, một giáo viên trung học, nói rằng vì học sinh đang trải qua giai đoạn phát triển quan trọng về tinh thần và sinh học nên việc không có huấn luyện viên thường xuyên và thiếu các hoạt động ngoại khóa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc học của các em. Ông nói: “Thế hệ này sẽ luôn được ghi nhớ là thế hệ COVID".
Nhiều học sinh Pakistan không thể học tập bởi thiếu các phương tiện kỹ thuật tiếp cận các lớp học trực tuyến - Ảnh: AFP
Hạn chế khi học trực tuyến
Theo báo cáo của UNICEF, 23% trẻ nhỏ không thể học từ xa do thiếu khả năng tiếp cận với các thiết bị kỹ thuật số. Đại dịch đã ảnh hưởng nặng nề nhất đến các gia đình nghèo và có hoàn cảnh khó khăn, vì họ không thể mua dù chỉ một thiết bị.
Các rào cản địa lý cũng có tác động. Khoảng 26% thanh niên thành thị không được tiếp cận với công nghệ trong khi ở nông thôn, con số này tăng lên 36%.
Các báo cáo cũng cho thấy học tập từ xa là một thách thức lớn đối với trẻ em khuyết tật và trẻ em gái.
Cô Wyena Qureshi, sinh viên một trường đại học tư, cho biết: "Tôi học thực sự rất tốt trong các lớp học trực tiếp nhưng trong thời gian giãn cách, tôi có một số nhiệm vụ gia đình không thể bỏ qua. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến thành tích của tôi ở trường đại học và điểm trung bình của tôi chạm đáy".
Học sinh cũng phải bỏ học do thiệt hại tài chính trong đại dịch khi nền kinh tế Pakistan bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.
Hai mặt của một vấn đề
Trở lại năm 2020, Ngân hàng Thế giới (World Bank) dự đoán 930.000 trẻ em sẽ bỏ học ở bậc tiểu học và trung học. Ngân hàng cho biết: "Pakistan là một trong những quốc gia trên thế giới mà chúng tôi dự đoán có số học sinh bỏ học cao nhất do cuộc khủng hoảng COVID-19".
"Đó là một trải nghiệm đầy thử thách đối với tất cả chúng tôi nhưng chúng tôi cũng đã học cách hoạt động và giữ kết nối từ xa", bà Yasmeen Hameed, một giáo viên cho hay. “Các kỹ thuật học tập mới đã được điều chỉnh và dần dần trẻ em đã trở nên quen thuộc với chúng".
Chương trình dạy học từ xa của Pakistan dành cho học sinh ở Punjab ban đầu có số lượng người xem cao do sự hỗ trợ của các bên liên quan và triển khai theo từng giai đoạn. Tuy nhiên, công ty nghiên cứu thị trường IPSOS nhận thấy rằng lượng người sử dụng đã giảm sau sáu tháng.
Ông Zulfiqar Samin, Phó thư ký chính sách của Bộ Giáo dục Liên bang, nói với DW rằng Bộ đã cố gắng vượt qua những thách thức với giáo dục thông qua các chương trình kỹ thuật số.
"Chúng tôi đã cố gắng tiếp cận tất cả các kênh radio và TV mà chúng tôi có thể có thể và giữ ngôn ngữ giao tiếp là tiếng Urdu ở cấp liên bang để vượt qua bất kỳ rào cản ngôn ngữ nào. Phụ huynh cũng đã hợp tác rất tốt với chúng tôi", ông nói.
Ông cũng nhấn mạnh rằng các nước phát triển như Trung Quốc, Mỹ và Đức cũng bị ảnh hưởng tương tự. Ông nói thêm rằng, trong khi chính phủ Pakistan đang đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng cho đến khi phần lớn người dân được tiêm chủng, họ vẫn có nguy cơ mắc bệnh.
Tuy nhiên, cho dù chính phủ có cố gắng nâng cao tỷ lệ tiêm chủng trong dân chúng mà vẫn chưa ngăn được đại dịch; cho dù Bộ giáo dục có cải thiện chương trình trực tuyến, mà không phải là mở cửa trường học trở lại, thì việc học sinh bỏ học vẫn tiếp tục và hàng chục ngàn học sinh "mất khả năng học tập" vẫn diễn ra.
Chất lượng giáo dục chỉ cải thiện và học sinh chỉ có thể tiếp cận được kiến thực một cách đầy đủ khi mà các trường mở cửa trở lại. Song, trong bối cảnh hiện này, mở cửa lại đẩy Pakistan đến "vòng luẩn quẩn" bởi điều đó dẫn đến nguy cơ lây nhiễm cao trở lại. Đây là hai mặt của một vấn đề.
Rõ ràng, COVID-19 đã và đang để lại hệ quả khủng khiếp đối với hệ thống giáo dục của Pakistan. Nếu đại dịch tiếp tục kéo dài và chính phủ không có biện pháp giải quyết những bất cập hiện nay, một thế hệ học sinh thời COVID đang đối mặt với "trắng kiến thức" là điều có thể xảy ra.
(CLO) Ngày 4/4, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Quyết định về việc cho thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đối với ông Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs), người Việt Nam ở Angola.
(CLO) Các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe thực hiện công khai, minh bạch và đúng quy định về giá cước vận tải; phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5.
(CLO) Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có thông báo việc điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Ngày 4/4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(CLO) Sau 2 ngày công chiếu sớm, bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên thu về hơn 23 tỷ đồng doanh thu phòng vé, theo dữ liệu từ Box Office Vietnam.
(CLO) Ngày 4/4, tại TP Đồng Hới, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức buổi gặp mặt, tặng quà và động viên các lực lượng quân nhân trên hành trình vào TP Hồ Chí Minh, tham gia huấn luyện phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
(CLO) Liên quan vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Cây xanh Công Minh, ngày 06/3/2025, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố đối với 03 bị can về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; xác định: các bị can đã thực hiện các hành vi vi phạm quy định về đấu thầu, đưa và nhận hối lộ trong hàng trăm dự án đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 100 tỷ đồng.
(CLO) Việc Hoa Kỳ áp thuế lên hàng hoá Việt Nam sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, nhất là những ngành nghề có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, điện tử, gỗ, nội thất,...
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội, áp dụng từ ngày 14/4/2025.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 5/4, Bắc Bộ ngày nắng đẹp, riêng Tây Bắc Bộ cục bộ có nơi mưa to về chiều tối. Khu vực Nam Bộ dự báo triều cường dâng cao gây ngập úng về chiều tối và đêm, đặc biệt với vùng trũng thấp ven biển, ven sông.
(CLO) Theo nguồn tin của phóng viên được biết, Công an tỉnh Đắk Lắk đã có quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (SN 1998, trú tại TP Hồ Chí Minh).
(CLO) Ngày 4/4/2025, Công an xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, đang hoàn tất hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính đối với một cá nhân có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng chức năng.
(CLO) Ghi nhận chiều ngày 4/4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch), giao thông tại Hà Nội nhìn chung thông thoáng, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài tại các tuyến đường chính và cửa ngõ ra vào thành phố.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Trong 3 tháng đầu năm 2025, lượng đặt phòng của khách châu Âu ở Mỹ đã giảm khoảng 18-20%, khiến nước này có thiể mất hàng tỷ USD doanh thu từ du lịch.
(CLO) Ngày 4/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục TDTT Việt Nam giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ, Đào tạo và Môi trường thuộc Bộ VHTT&DL. Quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.
(CLO) Chỉ trong một ngày, 500 người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 208 tỷ USD sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế nhập khẩu mới, kéo theo làn sóng bán tháo dữ dội trên các thị trường toàn cầu.
(CLO) Chính phủ Mỹ vừa ban hành lệnh cấm gây chú ý: cấm toàn bộ nhân viên chính phủ đang làm việc tại Trung Quốc có quan hệ tình cảm hoặc tình dục với công dân nước sở tại.
(CLO) Ngày 3/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố "thẻ vàng" trị giá 5 triệu USD có in hình ông, tuyên bố rằng thẻ này sẽ được phát hành trong vòng chưa đầy hai tuần nữa.
(CLO) Theo các thành viên của ủy ban tình báo Thượng viện và Hạ viện, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã sa thải Giám đốc và Phó Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA), cơ quan tình báo mạng hùng mạnh của Mỹ.
(CLO) Hôm 4/4, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đã nhất trí phế truất Tổng thống Yoon Suk-yeol sau khi xem xét quá trình luận tội liên quan đến việc ông ban bố thiết quân luật vào tháng 12/2024.
(CLO) Ít nhất 33 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào ba trường học đang là nơi trú ẩn cho người tị nạn ở khu phố Tuffah, thành phố Gaza, theo các quan chức địa phương.
(CLO) Nhà Trắng đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer.
(CLO) Thị trường chứng khoán và đồng đô la lao dốc vào thứ Năm (3/4) sau khi chính sách áp thuế mới nhất trên toàn thế giới của Tổng thống Donald Trump thổi bùng một cuộc chiến thương mại mà nhiều người lo ngại sẽ gây ra suy thoái kinh tế và làm tăng lạm phát.