Đối đầu Trung-Mỹ thách thức trật tự thế giới khi LHQ bước sang tuổi 75

Thứ tư, 23/09/2020 10:02 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bên cạnh những vấn đề quốc tế hệ trọng như đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu, cuộc đối đầu Mỹ - Trung trở thành vấn đề nổi bật trong phiên họp Đại hội đồng, nhân dịp thế giới kỷ niệm 75 năm thành lập Liên Hợp Quốc (LHQ).

Tap - Trump
Bài liên quan

Hai tầm nhìn về trật tự quốc tế được đặt lên hàng đầu vào thứ Ba khi các nhà lãnh đạo của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Những thông tin được tiết lộ về các quan điểm trái ngược xuất hiện hôm thứ Hai, dự báo Tổng thống Mỹ Donald Trump hứa hẹn đưa ra một "thông điệp mạnh mẽ" cho Trung Quốc tại cuộc họp.

Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm 75 năm thành lập LHQ rằng, Trung Quốc sẽ “kiên quyết duy trì” hệ thống đa phương xung quanh LHQ.

Trong một tuyên bố ám chỉ Hoa Kỳ, ông Tập cũng từ chối nỗ lực của bất kỳ quốc gia nào để “trở thành bá chủ, kẻ bắt nạt hoặc ông chủ của thế giới”.

“Liên Hợp Quốc đã đứng vững qua hết thử thách này đến thử thách khác và nổi lên với sự mạnh mẽ và sức sống mới”, Ông Tập nói. “Trung Quốc sẽ tiếp tục là một tín đồ thực sự của chủ nghĩa đa phương".

Ông Trump không xuất hiện tại lễ kỷ niệm 75 năm thành lập LHQ, nhưng phó đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ Cherith Norman-Chalet đã thay mặt chính quyền Mỹ gửi thông điệp với thế giới, trong đó cáo buộc LHQ đang chống lại sự cải cách có ý nghĩa, thiếu minh bạch và dễ bị ảnh hưởng bởi “chương trình nghị sự của các chế độ chuyên quyền và độc tài”.

Bà Norman-Chalet nhấn mạnh: “Đối với chính quyền Trump, ngày kỷ niệm này là một thời khắc quan trọng đánh dấu nhiều thành công của Liên Hợp Quốc, nhưng phải làm như vậy với đôi mắt sáng suốt và một quyết tâm mới để coi cơ quan quan trọng này phục vụ mục đích đã định của mình”.

Những khác biệt đó đã được làm nổi bật một lần nữa khi Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu trong cuộc họp trực tuyến của Đại hội đồng vào thứ Ba.

Trump chỉ trích Trung Quốc, Tập kêu gọi hợp tác

Tại phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm thứ Ba, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói rằng, Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về việc đã "tung" COVID-19 ra thế giới, khiến Bắc Kinh buộc tội Trump là "dối trá" và lợi dụng nền tảng của Liên Hợp Quốc để kích động đối đầu.

Ông Trump đã tập trung bài phát biểu của mình vào việc công kích Trung Quốc, cáo buộc Bắc Kinh cho phép người dân rời Trung Quốc trong giai đoạn đầu của đợt bùng phát dịch bệnh, để lây nhiễm ra thế giới trong khi ngừng hoạt động du lịch trong nước.

“Chúng ta phải chịu trách nhiệm đối với quốc gia đã gây ra bệnh dịch này cho thế giới, Trung Quốc”, Trump nói.

“Chính phủ Trung Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - tổ chức hầu như do Trung Quốc kiểm soát - đã tuyên bố sai rằng không có bằng chứng về sự lây truyền từ người sang người".

“Sau đó, họ nói một cách sai sự thật rằng những người không có triệu chứng sẽ không lây bệnh ... Liên Hợp Quốc phải quy trách nhiệm cho Trung Quốc về hành động của họ”.

Trump cũng công kích hồ sơ của Trung Quốc về môi trường, nhưng không đưa ra lời chỉ trích trực tiếp nào đối với Bắc Kinh về nhân quyền.

Tổng thống Donald Trump chỉ trích Trung Quốc trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm thứ Ba - Ảnh: Nhà Trắng

Tổng thống Donald Trump chỉ trích Trung Quốc trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm thứ Ba - Ảnh: Nhà Trắng

Về phần mình, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thể hiện một giọng điệu hòa giải trong bài phát biểu trực tuyến trước Đại hội đồng, khi kêu gọi tăng cường hợp tác đối với đại dịch và nhấn mạnh rằng Trung Quốc không có ý định chống lại “Chiến tranh lạnh hay chiến tranh nóng với bất kỳ quốc gia nào”.

Đồng thời ông Tập khẳng định, Trung Quốc tự cho mình là người cổ vũ chính cho chủ nghĩa đa phương, trong bối cảnh Trump coi thường hợp tác quốc tế, dẫn đến quyết định từ bỏ các thỏa thuận toàn cầu về khí hậu và Iran, cũng như Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và WHO.

Bài phát biểu của ông Tập có nội dung dường như là một lời quở trách ngầm đối với Trump, kêu gọi phản ứng toàn cầu đối với virus corona và đóng vai trò hàng đầu cho WHO, tổ chức mà Tổng thống Mỹ đã thông báo về kế hoạch rời bỏ.

“Chúng ta nên tăng cường đoàn kết và cùng nhau vượt qua điều này”, ông Tập nói.

“Chúng ta nên tuân theo sự hướng dẫn của khoa học, phát huy hết vai trò lãnh đạo của Tổ chức Y tế Thế giới và khởi động một phản ứng quốc tế chung ... Mọi nỗ lực chính trị hóa vấn đề, hoặc bêu xấu, đều phải bị từ chối”.

Ông Tập cũng nhấn mạnh chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Trump trong một tuyên bố hôm thứ Hai trước cuộc họp kỷ niệm 75 năm thành lập Liên Hợp Quốc.

“Không quốc gia nào có quyền chi phối các vấn đề toàn cầu, kiểm soát vận mệnh của người khác, hoặc giữ tất cả các lợi thế phát triển cho riêng mình. Thậm chí không ai nên được phép làm bất cứ điều gì mình thích và trở thành bá chủ, kẻ bắt nạt hoặc ông chủ của thế giới. Chủ nghĩa đơn phương là một ngõ cụt”, ông Tập nói.

Đại sứ Liên Hợp Quốc của Trung Quốc Zhang Jun cũng bác bỏ những cáo buộc của Trump cũng như thái độ chống lại Trung Quốc là "vô căn cứ", và nói rằng "những lời nói dối lặp đi lặp lại hàng nghìn lần vẫn chỉ là lời nói dối".

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thể hiện quan điểm về một thế giới đa phương xung quanh Liên Hợp Quốc - Ảnh: Xinhua

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thể hiện quan điểm về một thế giới đa phương xung quanh Liên Hợp Quốc - Ảnh: Xinhua

Thách thức của trật tự thế giới

Trong bối cảnh lo ngại về một cuộc chiến tranh lạnh mới gây ra sự đối đầu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, Bắc Kinh đã tìm cách mở rộng ảnh hưởng toàn cầu của mình trong khi chính quyền Trump không khuyến khích tăng cường các thể chế đa phương.

Điều này đã tăng nhanh trong những tháng gần đây khi sự khác biệt về đại dịch virus Corona, thương mại, công nghệ, cũng như các hành động của Bắc Kinh ở Đài Loan, Hồng Kông, Tân Cương và Biển Đông ngày càng gia tăng.

Pang Zhongying, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Toàn cầu tại Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh, cho rằng Trump thái độ cứng rắn hơn với Trung Quốc trong năm nay như một phần trong chiến dịch tái tranh cử tổng thống của ông.

“Năm nay, Trump có đủ lực để tập trung vào Trung Quốc, bao gồm cả đại dịch”, Pang nói. “Đó là một bài phát biểu gây chiến hơn từ khi ông ấy tiếp tục công kích ứng cử viên tổng thống Joe Biden và những người theo chủ nghĩa toàn cầu. Ông ấy biện minh cho việc rút lui khỏi WHO và lo ngại về các thể chế đa phương này là quá tốt đối với Trung Quốc, hoặc thậm chí tuyên bố rằng Trung Quốc kiểm soát họ”.

Nhưng Pang cho biết mối quan hệ của Hoa Kỳ với Liên Hợp Quốc rất phức tạp, và các mối liên hệ của Washington với Liên Hợp Quốc và trật tự quốc tế mà nó biểu tượng vẫn còn.

“Trong các bài phát biểu của Trump và Tập trao, chúng ta có thể thấy sự tương phản giữa họ quá lớn”, ông nói. “Nhưng ngay cả khi thuốc súng dày đặc trong không khí, giữa họ vẫn có thể tìm thấy điểm chung nào đó. Ngay cả với những căng thẳng, chúng tôi có thể thở phào nhẹ nhõm một chút”.

Tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm ngoái, Trump đã nhắm vào Trung Quốc vì đã không tự do hóa nền kinh tế và duy trì các quyền tự do dân chủ ở Hồng Kông. Ông cũng nói dài về sự cần thiết phải bảo vệ lợi ích và chủ quyền quốc gia.

“Tương lai không thuộc về những người theo chủ nghĩa toàn cầu”, Trump nói. "Tương lai thuộc về những người yêu nước".

Ngược lại, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, Vương Nghị, năm ngoái nhấn mạnh sự cần thiết phải chống lại chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ, nhấn mạnh rằng các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc - bao gồm cả Trung Quốc và Mỹ - cần phải “đi đầu làm gương” để duy trì tính quốc tế hệ thống.

Ông nói: “Trật tự quốc tế cần phải tuân theo luật lệ và quy tắc, và các hành vi vi phạm các chuẩn mực quốc tế chỉ có thể đẩy thế giới vào hỗn loạn”.

Các nhà lãnh đạo khác, bao gồm tổng thống của Pháp, Nga, Hàn Quốc và Đức cũng có những phát biểu thể hiện quan điểm về các vấn đề quốc tế.

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói với Đại hội đồng rằng WHO cần được tăng cường để điều phối phản ứng toàn cầu đối với đại dịch và đề xuất một hội nghị cấp cao về hợp tác vắc xin.

Trong bài phát biểu tại LHQ của mình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi một phái đoàn quốc tế dưới sự bảo trợ của LHQ đến thăm khu vực Tân Cương của Trung Quốc, để xem xét những lo ngại về những cáo buộc lạm dụng người Hồi giáo ở đó.

Nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập LHQ, Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm thứ Hai đã kêu gọi cải tổ tổ chức và tăng cường đoàn kết hơn giữa các thành viên. Bà Merkel nói, lợi ích của từng thành viên thường xuyên khiến tổ chức không đạt được mục tiêu của mình.

Nhà lãnh đạo Đức chỉ ra, đại dịch COVID-19 toàn cầu như một ví dụ về vấn đề vượt qua biên giới quốc gia. Những vấn đề như vậy đòi hỏi "giao tiếp và hợp tác" ở tất cả các cấp, bà Merkel nói.

Trong khuôn khổ cuộc họp Đại hội đồng LHQ lần này, người ta thấy rõ sự khác biệt giữa Mỹ và Trung Quốc. Sự bất đồng giữa hai siêu cường hàng đầu thế giới là một chỉ báo nguy hiểm, là thách thức thực sự với trật tự thế giới. Thậm chí, cuộc xung đột Mỹ-Trung có thể đẩy nhanh xu hướng phân ly thế giới thành hai cực…

Hoài Đức

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế