Dự án bệnh viện Ngọc Tâm: ‘Treo’ đất công 15 năm, trục lợi hàng trăm tỷ đồng

Thứ tư, 05/01/2022 11:52 AM - 0 Trả lời

(CLO) Dù dự án bệnh viện Ngọc Tâm gần như “án binh bất động” sau 15 năm được giao đất, song đã giúp "đại gia" Đặng Phước Dừa "bỏ túi" hàng trăm tỷ đồng.

“Vẽ” dự án để lấy đất công

Theo kết luận thanh tra, năm 2001, Thủ tướng Chính phủ giao cho Công ty Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận (doanh nghiệp Nhà nước) đầu tư hạ tầng dự án khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi (TP. Thủ Đức, TP. HCM) rộng 174 ha. Trong đó, có 2,9 ha đất công trình công cộng để xây bệnh viện.

du an benh vien ngoc tam treo dat cong 15 nam truc loi hang tram ty dong hinh 1

Khu đất "vàng" bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm

Bài liên quan

Công ty Đặng Trần của ông Đặng Phước Dừa sau đó “vẽ” ra dự án bệnh viện Ngọc Tâm quy mô 500 giường bệnh để xin đầu tư trên khu đất “vàng” 2,9 ha.

Đến năm 2006, UBND TP. HCM ra Quyết định 1694/QĐ-UBND giao khu đất trên cho Công ty Đặng Trần. UBND TP. HCM ghi rõ đây là đất công trình công cộng, dùng để đầu tư xây dựng bệnh viện theo chính sách kêu gọi xã hội hóa đầu tư vào lĩnh vực y tế của Chính phủ.

Nhận ưu đãi tối đa cho nhà đầu tư từ chính quyền, doanh nghiệp của ông Đặng Phước Dừa chỉ phải thực hiện một phần nghĩa vụ tài chính đối với khu đất đã được giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng.

Cụ thể, trong văn bản tham mưu cho UBND TP. HCM ngày 4/12/2006, Hội đồng thẩm định bồi thường thành phố nêu rõ đây là đất công trình công cộng, nên cần có chính sách khuyến khích nhà đầu tư. Từ đó, chỉ thu tiền bằng giá trị bồi thường, làm hạ tầng (22,2 tỷ đồng) chung của dự án Thạch Mỹ Lợi và miễn cho Công ty Đặng Trần 9,2 tỷ đồng tiền sử dụng đất (thuế sử dụng đất).

Tháng 8/2007, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM đã cấp sổ đỏ cho Công ty Đặng Trần đối với khu đất trên. Song, trên sổ đỏ này lại ghi nguồn gốc sử dụng đất là “Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất”, trong khi phải là “Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn”.

Đến tháng 3/2009, UBND TP. HCM cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án Bệnh viện Đa khoa Ngọc Tâm cho Công ty Đặng Trần. Bệnh viện có quy mô 500 giường, dự kiến tháng 10/2010 đưa vào hoạt động. Chính quyền thành phố đưa ra yêu cầu chấm dứt hoạt động nếu dự án không được triển khai hoặc triển khai chậm tiến độ quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đầu tư.

“Đút túi” hàng trăm tỷ đồng trên khu đất “vàng” bỏ hoang

Đáng lưu ý, thời điểm xin đất, ông Đặng Phước Dừa sử dụng Công ty Đặng Trần. Song, sau khi công ty này được cấp sổ đỏ vào tháng 8/2007, ông lập tức đổi tên thành Công ty CP đầu tư và Thương mại Việt Tín.

Tháng 7/2008, chủ trên sổ đỏ của khu đất “vàng” 2,9 ha trên không còn là Công ty Đặng Trần mà đổi thành Công ty Việt Tín. Đến tháng 2/2009, Công ty Việt Tín được UBND TP. HCM cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án Bệnh viện Đa khoa Ngọc Tâm.

Hai tháng sau, Công ty Việt Tín lại lập hợp đồng góp vốn bằng chính quyền sử dụng đất khu đất trên với Công ty Cổ phần Bệnh viện Ngọc Tâm (thuộc sở hữu của ông Dừa và con gái) và tự định giá vốn góp là 105 tỷ đồng.

Trong khi đó, theo quy định của pháp luật, đối với đất công thì tổ chức được giao sử dụng không được phép mua bán, cầm cố, thế chấp, đem góp vốn… trừ trường hợp được cơ quan thẩm quyền cho phép. Cụ thể, Mục 2, Điều 173 Luật Đất đai quy định “Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; không được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất”.

du an benh vien ngoc tam treo dat cong 15 nam truc loi hang tram ty dong hinh 2

Sau 10 năm được giao đất, doanh nghiệp của ông Dừa chỉ hoàn thành thi công ép cọc

Tháng 7/2012, Công ty Việt Tín lại lập hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ dự án Bệnh viện Đa khoa Ngọc Tâm cho Công ty Ngọc Tâm với giá 0 đồng. Đến tháng 3/2013, Công ty Việt Tín bán tiếp “quyền sử dụng đất” của dự án cho Công ty Ngọc Tâm với giá 65 tỷ đồng.

Ngoài ra, từ năm 2014 đến 2016, ông Dừa cùng con dùng chính sổ đỏ dự án bệnh viện Ngọc Tâm đem thế chấp vay của Ngân hàng Sacombank chi nhánh Bình Thạnh (TP. HCM) tổng số tiền 223 tỷ đồng để “góp vốn đầu tư dự án”.

Trong khi đó, ngày 20/3/2016, báo cáo tình hình dự án, Công ty Ngọc Tâm xác nhận, ngoài hoàn thành thi công ép cọc, chưa có hạng mục nào khác được triển khai. Lý do được doanh nghiệp chỉ ra là: “Dự án đăng ký vốn 500 tỷ đồng, nhưng dự kiến phát sinh đến 1.500 tỷ đồng rất khó để thu hồi vốn, công ty đã tìm đối tác nhưng chưa được”.

Có thể thấy, 10 năm sau khi được giao đất, dù dự án gần như “án binh bất động” nhưng bằng những thủ thuật của mình ông Dừa đã “bỏ túi” hàng trăm tỷ đồng.

Năm 2016, Thường trực Thành ủy, UBND TP. HCM phát hiện những khuất tất, sai phạm tại dự án bị “treo” quá lâu này nên chỉ đạo các sở ngành và Thanh tra TP. HCM vào cuộc kiểm tra, xác minh, làm rõ các sai phạm.

Nhà chức trách xác định Công ty Đặng, Công ty Việt Tín, Công ty CP Bệnh viện Ngọc Tâm đều không có năng lực để thực hiện dự án. Thay vào đó, doanh nghiệp của ông Dừa chỉ lấy khu đất công đi góp vốn, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố để lấy tiền phục vụ vào mục đích khác.

UBND TP. HCM sau đó chỉ đạo thu hồi giấy phép đầu tư, thu hồi dự án và thu hồi 2,9 ha đất đã cấp cho Công ty Đặng Trần vào năm 2006 để Nhà nước quản lý, giao đơn vị có năng lực đầu tư vào khu đất này.

Kỳ Hoa

Bình Luận

Tin khác

Một số dự án chung cư tại Hà Nội được đẩy giá vượt quá giá trị thực tế

Một số dự án chung cư tại Hà Nội được đẩy giá vượt quá giá trị thực tế

(CLO) Theo Savills, một số dự án đã được đẩy giá vượt quá giá trị thực tế, nên người mua cần xem xét kỹ, cân nhắc giá trị sử dụng và mức độ hợp lý của dự án.

Bất động sản
Điều gì khiến giới thành đạt khát khao sở hữu biệt thự đóng The Miyabi?

Điều gì khiến giới thành đạt khát khao sở hữu biệt thự đóng The Miyabi?

(CLO) Những căn biệt thự hạng sang tại phân khu đóng The Miyabi là tài sản đặc biệt hiếm có trong lòng thành phố Đảo Hoàng Gia Vinhomes Royal Island, nơi mang tới trải nghiệm sống “xa xỉ thầm lặng” độc bản khiến giới doanh nhân thành đạt sẵn sàng mở hầu bao.

Bất động sản
Tỉnh Lâm Đồng kiên quyết chấm dứt hoạt động kinh doanh tại Dinh I Đà Lạt

Tỉnh Lâm Đồng kiên quyết chấm dứt hoạt động kinh doanh tại Dinh I Đà Lạt

(CLO) Mới đây, Tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các sở liên quan và TP Đà Lạt yêu cầu doanh nghiệp chấm dứt toàn bộ việc kinh doanh, khai thác tại dự án Dinh I, yêu cầu đơn vị đang khai thác bàn giao tài sản trước ngày 30/4.

Bất động sản
Loạt quy định mới giúp thị trường bất động sản “thoát đáy”

Loạt quy định mới giúp thị trường bất động sản “thoát đáy”

(NB&CL) Dù Luật Đất đai mới sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2025, nhưng Chính phủ đã có đề xuất trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 5 tháng để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Bất động sản
Dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc chưa ấn tượng vì 'lĩnh vực bất động sản vẫn gặp khó'

Dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc chưa ấn tượng vì "lĩnh vực bất động sản vẫn gặp khó"

(CLO) Ngay cả sau khi Trung Quốc báo cáo mức tăng trưởng kinh tế hàng quý tốt hơn mong đợi, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vẫn quyết định giữ nguyên ước tính tăng trưởng GDP cả năm đối với nước này.

Bất động sản