Facebook đóng cửa chiến dịch chống vắc xin thông qua những người nổi tiếng
(CLO) Facebook hôm thứ Ba (9/8) cho biết họ đã ngăn chặn một âm mưu phát tán thông tin sai lệch về vắc xin COVID-19 bằng cách sử dụng những người nổi tiếng để ủng hộ những tuyên bố sai sự thật.

Ảnh: AFP
Bài liên quan
Ông Trump kiện Facebook, Twitter và Google
Facebook thử nghiệm cảnh báo người dùng về các bài đăng cực đoan
Facebook ra mắt sản phẩm bản tin Bulletin kèm cơ chế nhuận bút cho người viết
Facebook: “Ông Vua truyền thông” và tham vọng thay đổi cách làm báo
Mạng xã hội cho biết chiến dịch này nhằm tìm cách hợp pháp hóa các tuyên bố sai sự thật bằng tuyên truyền chúng bởi những người nổi tiếng. Theo Facebook, chiến dịch này được tổ chức bởi công ty tiếp thị có tên Fazze ở Nga.
"Trong khi không phải bất kỳ ai cũng tin vào những câu chuyện đó, có 2 người đã thực sự chia sẻ", người đứng đầu cơ quan tình báo về mối đe dọa toàn cầu của Facebook, Ben Nimmo cho biết.
"Đó thực sự là một lời cảnh báo. Hãy tự nghiên cứu mỗi khi bất kỳ ai gửi cho chúng ta một câu chuyện", ông nói.
Facebook cho biết vào tháng 7, họ đã xóa 65 tài khoản tại mạng xã hội hàng đầu và 243 tài khoản tại Instagram có liên quan đến chiến dịch này, đồng thời cấm Fazze khỏi nền tảng của mình. Fazze là công ty con của AdNow, một công ty quảng cáo được đăng ký tại Anh, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông.
Theo ông Nimmo, chiến dịch này nhắm mục tiêu chủ yếu đến Ấn Độ và Mỹ Latinh, nhưng cũng nhằm vào cả Mỹ khi các chính phủ tranh luận về việc phê duyệt vắc xin để chống lại đại dịch.
Cuối năm ngoái, mạng lưới các tài khoản giả mạo đã cố gắng đưa ra một meme (hành vi) giả rằng vắc xin AstraZeneca chống lại Covid-19 sẽ biến con người thành tinh tinh, Facebook cho hay.
Sau khi im lặng trong 5 tháng, các nhóm này đã tiếp tục công kích tính tính an toàn của vắc xin Pfizer, Facebook cho biết.
Chiến dịch đã tận dụng các nền tảng trực tuyến bao gồm Reddit, Medium, Change.org và Facebook, tạo ra các bài báo và kiến nghị gây hiểu lầm, sau đó cung cấp cho "những người có ảnh hưởng" các liên kết, các hashtag để lan truyền thông tin sai lệch về vắc xin, ông Nimmo cho hay.
Theo Facebook, hoạt động này đã bị phanh phui bởi những người có ảnh hưởng ở Pháp và Đức, những người đặt câu hỏi về những tuyên bố được đưa ra trong email quảng cáo từ Fazze, khiến các nhà báo phải tìm hiểu kỹ vấn đề này.
Facebook không biết ai đã thuê Fazze thực hiện chiến dịch chống vắc xin, nhưng đã chia sẻ phát hiện của mình với các cơ quan quản lý, cảnh sát và các đồng nghiệp trong ngành công nghiệp internet, theo người đứng đầu chính sách bảo mật Nathaniel Gleicher.
Facebook cho biết, chiến dịch này dường như không có kết quả, với hầu như không có bài đăng nào trên Instagram nhận được "lượt thích" và các bản kiến nghị bằng tiếng Anh và tiếng Hindi trên Change.org đều nhận được ít hơn 1.000 chữ ký, Facebook cho biết.