G7 chỉ trích Trung Quốc, yêu cầu điều tra nguồn gốc COVID

Thứ hai, 14/06/2021 07:03 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các nhà lãnh đạo của Nhóm G7 hôm Chủ nhật (13/6) đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về nhân quyền ở khu vực Tân Cương, kêu gọi Hồng Kông giữ mức độ tự chủ cao và yêu cầu một cuộc điều tra đầy đủ và kỹ lưỡng về nguồn gốc của virus Corona ở Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi Trung Quốc phối hợp điều tra nguồn gốc COVID-19 - Ảnh: Reuters

Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi Trung Quốc phối hợp điều tra nguồn gốc COVID-19 - Ảnh: Reuters

Bài liên quan

"Chúng tôi sẽ thúc đẩy các giá trị của mình, bao gồm bằng cách kêu gọi Trung Quốc tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, đặc biệt là liên quan đến Tân Cương và những quyền, tự do và mức độ tự chủ cao cho Hồng Kông được nêu trong Tuyên bố chung Trung-Anh", G7 nói.

G7 cũng kêu gọi tổ chức Y tế Thế giới (WHO) triệu tập nghiên cứu Nguồn gốc COVID-19 giai đoạn 2 minh bạch, do chuyên gia đứng đầu, bao gồm cả ở Trung Quốc, do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) triệu tập.

"Chúng tôi chưa được tiếp cận các phòng thí nghiệm", Tổng thống Joe Biden nói với các phóng viên.

Ông Biden cho biết vẫn chưa chắc chắn có hay không "sự lây nhiễm giữa dơi với các động vật khác và môi trường ... gây ra bệnh COVID-19 này, hay liệu nó có phải là một thí nghiệm bị thất bại trong phòng thí nghiệm hay không".

Nhóm G7 cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan, và khuyến khích giải quyết hòa bình các vấn đề xuyên eo biển.

“Chúng tôi vẫn quan ngại nghiêm túc về tình hình ở Biển Đông và Biển Hoa Đông và phản đối mạnh mẽ bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng”, G7 nói.

Sau khi thảo luận về cách đi đến một lập trường thống nhất về Trung Quốc, các nhà lãnh đạo của bảy nước công nghiệp hàng đầu thế giới đã ban hành một thông cáo cuối cùng mang tính chỉ trích cao, đi sâu vào những vấn đề nhạy cảm nhất đối với Trung Quốc, bao gồm cả Đài Loan.

Sự tái xuất của Trung Quốc với tư cách là một cường quốc toàn cầu hàng đầu được coi là một trong những sự kiện địa chính trị quan trọng nhất trong thời gian gần đây, cùng với sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991, kết thúc Chiến tranh Lạnh.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng khiến Hoa Kỳ phải lo lắng: Tổng thống Joe Biden coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược chính và tuyên bố sẽ đối đầu với sự lạm dụng kinh tế của Trung Quốc và đẩy lùi các hành vi vi phạm nhân quyền.

Trước khi xuất hiện những lời chỉ trích của nhóm G7, Trung Quốc đã cảnh báo rõ ràng với các nhà lãnh đạo G7 rằng thời mà các nhóm nước nhỏ quyết định số phận của thế giới đã qua lâu rồi và kêu gọi “các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu, nghèo hay giàu đều bình đẳng, và các vấn đề thế giới nên được giải quyết thông qua sự tham vấn của tất cả các quốc gia".

Các nhà lãnh đạo nhóm G7 tại cuộc họp thượng đỉnh diễn ra tại Anh - Ảnh: Reuters

Các nhà lãnh đạo nhóm G7 tại cuộc họp thượng đỉnh diễn ra tại Anh - Ảnh: Reuters

Lao động cưỡng bức

Tổng thống Joe Biden nói rằng các nền dân chủ đang trong một cuộc cạnh tranh toàn cầu với "các chính phủ chuyên quyền" và G7 phải đưa ra những lựa chọn thay thế khả thi.

"Chúng tôi đang trong một cuộc cạnh tranh, không phải với Trung Quốc, ... với những người chuyên quyền, các chính phủ chuyên quyền trên toàn thế giới, về việc liệu các nền dân chủ có thể cạnh tranh với họ trong một thế kỷ 21 đang thay đổi nhanh chóng hay không", ông Biden nói.

"Như tôi đã nói với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tôi không tìm kiếm xung đột. Nơi nào chúng ta hợp tác, chúng ta sẽ hợp tác; nơi nào chúng ta không đồng ý, tôi sẽ nói thẳng điều này và chúng tôi sẽ đáp lại các hành động không nhất quán", Tổng thống Mỹ nhấn mạnh.

G7 - bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh, Ý và Canada - cho biết họ lo ngại về tình trạng lao động cưỡng bức trong các chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm trong lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng mặt trời và may mặc.

Bắc Kinh đã nhiều lần đáp trả những gì họ cho là nỗ lực của các cường quốc phương Tây nhằm kiềm chế Trung Quốc. Họ nói rằng nhiều cường quốc vẫn còn bị kìm hãm bởi một tư duy đế quốc lỗi thời sau nhiều năm làm nhục Trung Quốc.

Các chuyên gia và các nhóm nhân quyền của Liên hợp quốc ước tính rằng hơn một triệu người, chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác, đã bị giam giữ trong những năm gần đây trong một hệ thống rộng lớn các trại ở Tân Cương, tây bắc Trung Quốc.

Tuy nhiên, Bắc Kinh phủ nhận mọi cáo buộc cưỡng bức lao động hoặc lạm dụng khi cho biết chúng là các trung tâm dạy nghề và được thiết kế để chống lại chủ nghĩa cực đoan. Vào cuối năm 2019, Trung Quốc cho biết tất cả những người trong các trại đã "tốt nghiệp".

Phan Nguyên

Tin khác

Nga nói khó tin IS có thể tiến hành vụ khủng bố ở Moscow

Nga nói khó tin IS có thể tiến hành vụ khủng bố ở Moscow

(CLO) Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm thứ Tư nói rằng thật "cực kỳ khó tin" rằng tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng(IS) có khả năng tiến hành một cuộc tấn công vào phòng hòa nhạc ở Moscow vào thứ Sáu tuần trước khiến ít nhất 143 người thiệt mạng.

Thế giới 24h
Ông Putin nói F-16 sẽ không thay đổi được tình hình ở Ukraine

Ông Putin nói F-16 sẽ không thay đổi được tình hình ở Ukraine

(CLO) Các hãng thông tấn Nga dẫn lời Tổng thống Vladimir Putin nói với các phi công quân sự hôm thứ Tư rằng nếu các nước phương Tây cung cấp cho Ukraine máy bay chiến đấu F-16, điều đó cũng sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường.

Thế giới 24h
Giao tranh Israel và Hezbollah bùng phát trở lại, nhiều người thiệt mạng

Giao tranh Israel và Hezbollah bùng phát trở lại, nhiều người thiệt mạng

(CLO) Các cuộc tấn công của quân đội Israel và các chiến binh Hezbollah hôm 27/3 đã khiến nhiều người dân ở cả hai bên biên giới Israel - Lebanon thiệt mạng. Các nhà quan sát lo ngại xung đột có thể tiếp tục leo thang.   

Thế giới 24h
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật hợp pháp hôn nhân đồng giới

Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật hợp pháp hôn nhân đồng giới

(CLO) Hạ viện Thái Lan đã bỏ phiếu hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới vào thứ Tư (27/3), đưa quốc gia Đông Nam Á này tiến một bước gần hơn đến việc trở thành lãnh thổ thứ ba ở châu Á làm điều này.

Thế giới 24h
Cộng hòa Ireland sẽ tham gia cùng Nam Phi trong vụ kiện diệt chủng đối với Israel

Cộng hòa Ireland sẽ tham gia cùng Nam Phi trong vụ kiện diệt chủng đối với Israel

(CLO) Cộng hòa Ireland hôm thứ Tư (27/3) cho biết họ sẽ tham gia cùng Nam Phi trong vụ kiện tội diệt chủng đối với Israel. Điều này thể hiện mối lo ngại ngày càng gia tăng của Ireland đối với các hoạt động quân sự của Israel tại Gaza kể từ ngày 7/10.

Thế giới 24h