Giải mã đà tăng nhanh của thị trường chứng khoán

Thứ sáu, 22/01/2021 18:36 PM - 0 Trả lời

(CLO) Áp lực rút vốn của khối ngoại không lớn khi lượng vốn rút ra cả năm 2020 chỉ ở mức khoảng 1 tỷ USD, cùng với nỗ lực nâng hạng từ thị trường và Luật chứng khoán sửa đổi sẽ tăng tính minh bạch... được coi là nguyên nhân hàng đầu hỗ trợ đà tăng nhanh của thị trường chứng khoán.

Bài liên quan
Diễn biến một số TTCK thế giới (%, từ 1/1/2020 đến hết 19/1/2021). Nguồn: Bloomberg, Viện ĐT&NC BIDV.

Diễn biến một số TTCK thế giới (%, từ 1/1/2020 đến hết 19/1/2021). Nguồn: Bloomberg, Viện ĐT&NC BIDV.

Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu BIDV, hiện tượng “tăng nóng” của thị trường chứng khoán (TTCK) toàn cầu và một số TTCK các nước trong thời gian vừa qua có phần “đi ngược” với bối cảnh kinh tế toàn cầu năm 2020. Trước thực trạng này, nhóm nghiên cứu BIDV đã chỉ ra 5 nguyên nhân cơ bản “giải mã” cho đà tăng của TTCK thời gian qua.

Nguyên nhất thứ nhất, dòng tiền rẻ – động lực tăng điểm của TTCK khi lãi suất thấp, dòng tiền thường có xu hướng chuyển từ các kênh đầu tư an toàn như gửi tiết kiệm và chảy vào các lĩnh vực có tỷ suất sinh lời cao, trong đó TTCK và bất động sản và hệ quả tất yếu là giá cả của các kênh đầu tư sẽ tăng cao.Bên cạnh đó, các gói kích thích kinh tế cao hơn 3-4 lần các gói kích thích giai đoạn 2008-2009 đã tạo thành một lực đẩy mạnh mẽ cho đà tăng của TTCK toàn cầu thời gian qua.

Đặc biệt, con số gần 400.000 tài khoản F0 (tài khoản cá nhân) mới trong năm 2020, tăng 75% so với năm 2019, điều này phần nào lý giải cho sự tăng mạnh của TTCK Việt Nam.Tuy nhiên, xu hướng này cũng có thể tiềm ẩn rủi ro bao gồm việc sử dụng dòng tiền rẻ một cách kém hiệu quả, không đúng mục đích có thể sẽ làm trầm trọng thêm gánh nặng nợ của nền kinh tế vốn đã ở mức kỷ lục trong năm 2020 do các gói kích thích kinh tế khổng lồ.  

Cùng với đó, dòng tiền duy trì xu hướng tăng điểm của TTCK chủ yếu là dòng vốn nội và nhà đầu tư cá nhân trong khi xu hướng giảm sút của dòng vốn ngoại chưa dừng lại hoặc mới dừng gần đây.

Nguyên nhân thứ hai, vai trò hàn thử biểu nền kinh tế của TTCK đang bị lung lay khi dự báo của World Bank (tháng 1/2021), GDP toàn cầu năm 2020 ước suy giảm 4,3%, có khả dĩ hơn so với dự báo hồi tháng 9/2020, song nhiều nền kinh tế vẫn dự báo suy giảm GDP lên tới 7-10%, cùng với đó là tình trạng thất nghiệp, thua lỗ, gánh nặng nợ doanh nghiệp và nợ xấu còn cao.

Tốc độ tăng nợ doanh nghiệp phi tài chính lên tới 12% năm 2020 – mức tăng cao nhất trong 5 năm; nợ doanh nghiệp Mỹ cao nhất thế giới năm 2020 ước tính chiếm gần 50% nợ doanh nghiệp toàn cầu và 75% GDP Mỹ (theo BofA Global Research, tháng 9/2020); nợ doanh nghiệp Trung Quốc đã lên đến 256% GDP (gấp 4 lần nợ công).

Cùng với đó, theo Bloomberg, nợ xấu của NHTM Trung Quốc đã tăng 22% năm 2020, số vụ vỡ nợ trái phiếu của DNNN đã lên tới 11,6 tỷ USD, bằng quy mô trái phiếu phát hành trong 3 năm 2018-2020; nợ xấu tăng từ mức 3% lên gần 10% ở Trung và Đông Âu... 

Diễn biến giá cổ phiếu các ngành trên TTCK Việt Nam năm 2020. Nguồn: FiinGroup, cập nhật đến hết ngày 30/12/2020.

Diễn biến giá cổ phiếu các ngành trên TTCK Việt Nam năm 2020. Nguồn: FiinGroup, cập nhật đến hết ngày 30/12/2020.

Với Việt Nam, số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới năm 2020 giảm 2,3%, trong khi số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh vẫn tăng 62,2% so với năm 2019. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng đã vượt mức 2%, mặc dù trong tầm kiểm soát song vẫn đang có xu hướng tăng lên, nợ xấu nội bảng dự báo sẽ tăng lên đến 3-3,5% và nợ xấu gộp có thể lên đến 4,5-5% năm 2021.

"Trong bối cảnh đó, mức tăng mạnh của TTCK Việt Nam có thể do kinh tế phục hồi và niềm tin của nhà đầu tư tăng, nhưng sự hưng phấn có thời điểm trở nên “quá mức” khiến nhu cầu cân bằng lại tâm lý đầu tư và giá chứng khoán điều chỉnh là tất yếu", tiến sĩ Cấn Văn Lực, đại diện cho nhóm nghiên cứu của BIDV nhận xét.

Diễn biến chỉ số P/E của TTCK toàn cầu. Nguồn: Bloomberg, cập nhật đến ngày 19/1/2020.

Diễn biến chỉ số P/E của TTCK toàn cầu. Nguồn: Bloomberg, cập nhật đến ngày 19/1/2020.

Ngân nhân thứ ba là, tâm lý “bầy đàn” và đòn bẩy tài chính - mối lo luôn thường trực? Dòng tiền rẻ kết hợp với tâm lý bầy đàn và đòn bẩy tài chính (đặc biệt đòn bẩy đầu tư cá nhân) tăng cao sẽ khuyếch đại mức độ và phạm vi rủi ro. 

Bốn là, hiện tượng trái chiều giữa các nhóm cổ phiếu có dấu hiệu bất thườn khi đà tăng chứng khoán chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực mới nổi và có nhiều lợi thế…

"Sự phân hóa của các nhóm cổ phiếu không phải hiện tượng lạ, song điều đáng lưu tâm là tâm lý đầu tư đầu tư theo số đông vẫn còn khá phổ biến trong bối cảnh dòng tiền chủ yếu là dòng vốn rẻ và mối liên hệ lỏng lẻo giữa giá cổ phiếu và lợi nhuận doanh nghiệp.

Trong khi nhiều nhóm cổ phiếu đứng giá hoặc tiếp tục giảm thấp hơn mức đáy tháng 3/2020 thì rủi ro tăng nóng ở nhiều cổ phiếu, nhóm ngành (đã tăng 150-200% so với thời điểm đáy của năm 2020) là điều chúng ta cần lưu ý", nhóm nghiên cứu của BIDV đánh giá.

Năm là, giá cổ phiếu thực sự có còn rẻ? Chỉ số giá so với lợi nhuận (P/E) đến ngày 19/1/2020 của nhiều TTCK đang ở mức rất cao, cho thấy triển vọng về vaccine và đà tăng trưởng kinh tế tốt hơn của năm 2021 dường như đã phần nào phản ánh vào giá.

Thậm chí, nhiều TTCK đã ở mức “đắt đỏ”, nhiều cổ phiếu đã được định giá quá cao so với tiềm năng tăng trưởng của nền tảng cơ bản. P/E của TTCK Việt Nam ở mức 18,86 lần (VNIndex) và 18,58 lần (HNIndex) mặc dù vẫn thấp hơn hầu hết các thị trường ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, song ngày càng tăng với hiện tượng tăng nóng ở một số nhóm cổ phiếu...

"Như vậy, có thể thấy 5 nguyên nhân tăng điểm của TTCK cũng có thể là dấu hiệu rủi ro tăng, không chỉ ảnh hưởng đến đà tăng trong ngắn hạn mà còn dấy lên mối lo ngại trong dài hạn về khả năng thị trường phát triển lành mạnh, bền vững", nhóm nghiên cứu của BIDV kết luận.

Nắn dòng vốn hướng vào sản xuất kinh doanh 

Trên cơ sở đó, nhóm chuyên gia của BDV khuyến nghị 3 điểm chính. Một là, chủ động định hướng, kiểm soát sự vận động đúng hướng của dòng tiền rẻ không chảy mạnh vào các kênh đầu tư rủi ro, mạo hiểm (kể cả kênh tiền ảo) mà hướng vào sản xuất, kinh doanh.

Hai là, tăng năng lực chống chịu với các cú sốc bên ngoài như hoàn thiện thể chế hệ thống tài chính trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và tài chính số, sớm có đủ hướng dẫn triển khai Luật Chứng khoán sửa đổi 2019 (từ 1/1/2021)…

Ba là, nâng cao chất lượng nhà đầu tư (đặc biệt đầu tư cá nhân) như cập nhật kiến thức về tài chính, chứng khoán, quản lý rủi ro đầu tư cho các nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro trong quá trình đầu tư trên TTCK.

Ngọc An (ghi)

Tin khác

Một doanh nghiệp Việt Nam suýt 'mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

Một doanh nghiệp Việt Nam suýt "mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

(CLO) Mới đây, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã nhận được thư điện tử của một doanh nghiệp Việt Nam đề nghị hỗ trợ giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ 1 đối tác tại UAE nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

(CLO) Theo tài liệu trình họp Đại hội đồng cổ đông 2024, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (Upcom: VBB) sẽ trình phương án phân phối lợi nhuận. Theo đó, Vietbank dự kiến chia cổ tức 25%. Đây là một trong những mức chia cổ tức thuộc top đầu trong mùa Đại hội Cổ đông (ĐHCĐ) Ngân hàng năm nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

(CLO) Các nhà sản xuất như BYD, Tesla và Li Auto đang giảm giá để di chuyển ô tô điện của họ. Đối với xe chạy bằng xăng, tình trạng dư thừa nhà máy còn tệ hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

(CLO) Tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê năm nay, MobiFone ‘bội thu’ với 5 giải thưởng cho các giải pháp mới thuộc nhiều lĩnh vực: dịch vụ, giải trí, viễn thông, quản trị - điều hành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

(CLO) Theo Oxford Economics, giá thực phẩm toàn cầu dự kiến sẽ giảm vào năm 2024, mang lại sự nhẹ nhõm cho người mua sắm.

Thị trường - Doanh nghiệp