Giáo sư Trần Đình Sử: Trường chuyên không thể làm theo kinh nghiệm mãi được

Thứ tư, 08/07/2020 16:45 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong cuộc trò chuyện với báo Nhà báo & Công luận, Giáo sư Trần Đình Sử - một chuyên gia đầu ngành về văn học- cho rằng: "cần phải nghiên cứu một cách toàn diện để đào tạo học sinh chuyên, không thể làm theo kinh nghiệm mãi được"

Bài liên quan

Hiện có nhiều ý kiến tranh luận về sự tồn tại của trường chuyên, đổi mới cách dạy và quản lý trường chuyên như thế nào cho phù hợp. Trong đó có người nêu ý kiến là xóa các lớp chuyên Văn, Sử, Địa trong mô hình trường chuyên, bởi họ đặt hoài nghi về vai trò của những lớp học kiểu này.

Để có góc nhìn biện chứng về vấn đề này, phóng viên Báo Nhà báo và Công luận đã có trao đổi với Giáo sư Trần Đình Sử - một chuyên gia đầu ngành về văn học.

Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng cần nghiên cứu một cách có hệ thống về trường chuyên (ảnh nguồn internet).

Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng cần nghiên cứu một cách có hệ thống về trường chuyên (ảnh nguồn internet).

Theo Giáo sư Trần Đình Sử việc thành lập các trường chuyên để bồi dưỡng các em học sinh có năng khiếu. Theo lý thuyết là đúng và quốc gia nào cũng cần bồi dưỡng nhân tài.

Nhưng cái khó hiện nay là vấn đề chương trình, nội dung, phương thức đào tạo trường chuyên của nước ta còn tù mù, chưa rõ rệt.

Vì thế dẫn tới tình trạng học sinh phổ thông nhưng học chương trình đại học, học thuộc mà không học theo kiểu gợi mở, bồi dưỡng trí thông minh chuyên ngành. 

Chính điều này tạo nên hiệu quả học tập của học sinh trường chuyên không cao.

Dạy học ở các trường chuyên đang có những dấu hiệu học tủ, học lệch, đoán đề để tham gia các cuộc thi lấy giải. Điều này sẽ không mang đến những điều tốt đẹp cho chính các em.

Câu chuyện giáo dục tại trường chuyên là vấn đề lớn. Bao nhiêu năm nay Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có các chuyên gia đi nghiên cứu sâu các vấn đề liên quan đến trường chuyên. Cũng chưa có người đi nghiên cứu xem các nước đào tạo hệ chuyên như thế nào.

Cách làm trường chuyên hiện nay đang theo kiểu vừa làm vừa rút kinh nghiệm nhưng mãi không ai rút kinh nghiệm. Vì không có người chuyên trách nên dẫn tới không có chuyên gia về trường chuyên. Vì thế trường chuyên dậm chân tại chỗ.

Sau trường chuyên học sinh sẽ học gì, làm gì, hiện không có gì khác so với trường phổ thông bình thường ngoài một số em được hưởng tuyển thẳng đại học.

Giáo sư Trần Đình Sử chỉ ra một bất cập nữa là: “Cách dạy học muốn đi chuyên thì lược bỏ một số nội dung cơ bản ở các môn học khác. Giáo dục như thế là đào tạo con người không toàn diện.

Do đó cần phải nghiên cứu một cách toàn diện để đào tạo học sinh chuyên, không thể làm theo kinh nghiệm mãi được”.

Riêng vấn đề đào tạo văn học trong các trường chuyên như thế nào GS Trần Đình Sử cũng chưa có câu trả lời. Lý do là tất cả nghiên cứu về trường chuyên còn rất ít và lâu nay dạy học chỉ làm theo kinh nghiệm.

Trước đây có chương trình phân ban, trường chuyên học theo chương trình nâng cao. Nhưng cái phân biệt đại trà và nâng cao theo nguyên tắc nào thì vẫn theo lối cảm tính, chưa có lý thuyết đảm bảo.

Do đó, GS Trần Đình Sử góp ý: “Lịch sử trường chuyên có hơn nữa thế kỷ. Các môn tự nhiên có căn cứ khoa học để phân biệt về chương trình, cách dạy học hay không nhưng với văn học thì thấy các thầy cô  trường chuyên rất công phu sưu tầm tài liệu.

Khi dạy học thì tổ chức dạy, bồi dưỡng học sinh đi sâu vào tác phẩm, viết bài văn. Đa phần thầy cô rất say mê, đắm đuối với nghề nhưng đào tạo xong rồi sau đó các em phát triển như thế nào lại chưa ai trả lời được.

Tôi cho rằng đây là vấn đề cần phải được nghiên cứu. Còn nếu giờ cứ chê bai thì ai cũng chê được, trong khi làm thế nào cho tốt, có quy luật lại rất khó để chỉ ra.

Bây giờ cần phải có nghiên cứu rõ ràng, khoa học, có hệ thống về cách đào tạo trường chuyên trên thế giới thì lúc đó mới có cách làm tốt được”.

Trinh Phúc

Tin khác

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

(CLO) Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Giáo dục
Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

(CLO) Học sinh tham gia tuyển sinh lớp chuyên phải qua sơ tuyển và thi, lấy điểm từ cao xuống thấp.

Giáo dục
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Dinh dưỡng trong học đường'

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường"

Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường" do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức.

Giáo dục
Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

(CLO) Hiện nay, nhiều người được gắn với danh xưng giáo sư, tiến sĩ tuy nhiên lại chưa được nhà nước công nhận mà do một vài tổ chức nước ngoài phong tặng. Điều này đang gây ra tranh cãi, liệu giá trị của những danh xưng này đến đâu?

Giáo dục
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

(CLO) Chuyến thăm và làm việc tại Angola của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, với tư cách đại diện Chính phủ Việt Nam, là minh chứng sinh động cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, là dấu mốc quan trọng và ý nghĩa đối với việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Giáo dục