Hà Nội "tính nước" đưa 3 huyện lên thành phố: Phải xác định nguồn lực, kế hoạch cụ thể

Thứ sáu, 08/10/2021 07:42 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, Hà Nội đề xuất chủ trương và xây dựng quy hoạch vùng huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh lên thành phố, cần phải xem xét kỹ, xác định nguồn lực, kế hoạch cụ thể, đánh giá tổng thể, đây là việc làm mang tính dài hơi.

Báo cáo về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, UBND TP Hà Nội cho biết, sẽ xây dựng, trình phê duyệt Quy hoạch TP Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

ha noi tinh nuoc dua 3 huyen len thanh pho phai xac dinh nguon luc ke hoach cu the hinh 1

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Bài liên quan

Theo đó, Hà Nội sẽ hoàn thành việc rà soát, tổng hợp quy hoạch để trình cấp thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô song song với việc rà soát, đánh giá các quy hoạch chung xây dựng huyện được duyệt trong giai đoạn trước, tổ chức lập 14 quy hoạch vùng huyện, quy hoạch các khu chức năng.

Đồng thời, đề xuất chủ trương và xây dựng quy hoạch vùng huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh thành thành phố.

Cần xem xét kỹ, mang tính dài hơi

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với Nhà báo và Công luận, KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho biết: "Để các huyện có thể lên thành phố cần đạt được 5 nhóm tiêu chí và hơn 70 chỉ tiêu,... về định hướng khung pháp lý thì đúng vì sau khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có Quyết định 1210 và Quyết định 1211 thành phố trong thành phố là đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên cũng nêu rõ xem xét để được công nhận thì phải đảm bảo tiêu chí và chỉ tiêu chứ không cho nợ chỉ tiêu như những năm trước nữa".

KTS Đào Ngọc Nghiêm lấy ví dụ: "Tại TP Hồ Chí Minh, khi Thủ Đức lên thành phố phải thoả mãn các điều kiện, phải có chuẩn bị rất dài, vậy định hướng của Hà Nội cần phải có sự chuẩn bị, như việc xây dựng đề án...hiện nay mới chỉ là định hướng chủ trương ý chí của lãnh đạo thành phố, cần phải xem xét."

"Chủ trương định hướng như thế trước tiên phải xây dựng đề án đã, xác định nguồn lực, kế hoạch cụ thể để trở thành hiện thực, điều này mang tính dài hơi", KTS Đào Ngọc Nghiêm nhấn mạnh.

Trong khi đó, KTS Trần Huy Ánh - Ủy viên Thường vụ Hội KTS Hà Nội cho rằng: Cơ sở để nâng cấp hành chính, đô thị hoá có vẻ chủ quan, thiếu cơ sở, vì mục tiêu là gì vẫn chưa rõ ràng.

Hiện nay các đô thị của Việt Nam có làn sóng nâng cấp còn phụ thuộc vào các tiêu chí đánh giá như, về dân số,nền tảng hạ tầng đô thị, tiêu chí môi trường, tiêu chí xã hội và nhiều yếu tố về tự nhiên khác...

"Việc nâng cấp hiện nay cũng đã bàn nhiều, nói nhiều, các thủ tục hành chính đi trước năng lực thực tế về hạ tầng và các điều kiện tự nhiên khác, làn sóng này thiếu cơ sở khoa học, chưa có đánh giá hết tác động.

Mỗi lần nâng cấp có cái được cái mất, tuy nhiên nhiều người không biết là không gian thiên nhiên bao quanh thành phố cần vành đai sinh thái thì không ai để ý đến. Sẽ xuất hiện những thành phố lố nhố mà không còn hệ sinh thái tuần hoàn.", KTS Trần Huy Ánh nói.

Cũng theo KTS Trần Huy Ánh, khi xây dựng những thành phố thì phải chú ý đến vòng luân chuyển vật chất, khả năng chịu đựng của một không gian. Để có một thành phố thì cần phải đồng bộ một hệ sinh thái tuần hoàn phía trong và phía ngoài, nội thành và ngoại thành không tách rời nhau, hỗ trợ nhau, có vành đai xanh... nếu không rất dễ bị phá vỡ.

Phân tích thêm, KTS Trần Huy Ánh cho rằng, cần đặt ra nhiều câu hỏi về cái lợi, cái hại trước khi đặt ra những thành phố, như chuyện hàng vạn người rời thành phố về nông thôn, đô thị hoá quá tải, thu hút làm đảo lộn định cư, đảo lộn cuộc sống khi có dịch bệnh, cấu trúc thành phố khi ở đó con người không còn an toàn, hạnh phúc, không còn chủ động trong các biến cố...

"Rất nhiều thành phố đã được đô thị hoá hàng nghìn năm nay, có những đô thị phát triển đến hàng trăm năm cũng không thay đổi nhanh như thế, khi nền kinh tế còn ọp ẹp, còn phụ thuộc rất nhiều thứ, đặt ra những câu chuyện như vậy là chưa phù hợp.... Việc làm đó có làm cho chất lượng cuộc sống thay đổi tốt hơn hay không?", KTS Trần Huy Ánh đặt câu hỏi.

ha noi tinh nuoc dua 3 huyen len thanh pho phai xac dinh nguon luc ke hoach cu the hinh 2

Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội (Ảnh: Cổng TTĐT UBND TP Hà Nội).

Nhiều huyện vẫn nợ tiêu chí lên quận

Trước đó, vào tháng 6/2021, Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh chủ trì họp Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận của thành phố Hà Nội.

Theo báo cáo, UBND thành phố đã phê duyệt Đề án phát triển lên quận đối với huyện Hoài Đức với mục tiêu huyện lên quận vào năm 2020; đối với 4 huyện còn lại là Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Đan Phượng được đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ lên quận.

UBND thành phố cũng đã bố trí hơn 10.600 tỷ đồng trong giai đoạn 2016 - 2020 để đầu tư các dự án cấp thành phố trên địa bàn 5 huyện.

Tuy nhiên, cả 5 huyện đều có từ 3 đến 6 tiêu chí chưa đạt, trong đó đều chưa đạt 2 tiêu chí quan trọng là cân đối thu, chi ngân sách và mật độ đường giao thông đô thị.

Đơn cử như Đông Anh, huyện được nhắc đến trong đề xuất chủ trương và xây dựng quy hoạch lên thành phố. Đến tháng 11/2020, đối với 27 tiêu chí xây dựng huyện lên quận, huyện Đông Anh hiện còn 8 tiêu chí chưa đạt, đa phần là do vướng về cơ chế như chỉ tiêu cân đối ngân sách, xử lí nước thải,… Mục tiêu đến năm 2023, huyện Đông Anh sẽ hoàn thiện các tiêu chí lên quận...

Minh Chí

Bình Luận

Tin khác

Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

(CLO) Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, kinh tế báo chí rất khó khăn trong điều kiện quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển như hiện nay. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan nên nghiên cứu chính sách để đưa vào dự án Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Tin tức
Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

(CLO) Chiều 23/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32 sau 4,5 ngày làm việc.

Tin tức
Hà Nội thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

Hà Nội thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

(CLO) UBND Thành phố vừa ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin tức
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Việt Nam từ ngày 21-24/4.

Tin tức
ASEAN sẽ trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu từ 3 định hướng đột phá

ASEAN sẽ trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu từ 3 định hướng đột phá

(CLO) Tại tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề "Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số", Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất 3 định hướng đột phá nhằm đưa ASEAN trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.

Tin tức