Thần tượng “giang hồ ảo”:

Khi giới trẻ rơi vào “hố đen” thị hiếu!

Thứ năm, 04/04/2019 09:13 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Bạo lực học đường liên tiếp xảy ra, giang hồ cộm cán từng vào tù ra tội bỗng một ngày có hàng triệu người theo dõi trên youtube, facebook. Thị hiếu của giới trẻ đang lệch chuẩn, hay nội dung “sạch”, lành mạnh trên mạng xã hội tại Việt Nam đang quá yếu thế trước sự lấn lướt của các nội dung độc hại?

Bạo lực học đường liên tiếp xảy ra, giang hồ cộm cán từng vào tù ra tội bỗng một ngày có hàng triệu người theo dõi trên youtube, facebook. Thậm chí, khi “giang hồ mạng” bước ra đời thực có cả trăm bạn trẻ đi theo, háo hức muốn có tấm hình chụp cùng “thần tượng”. Ngay cả phong cách ăn mặc không giống ai, lời ăn tiếng nói được cho là “chất” của các “ngôi sao” mạng này cũng nhanh chóng lan tỏa trong một bộ phận không nhỏ giới trẻ. Khá “Bảnh”, “thánh chửi” Dương Minh Tuyền không phải là những trường hợp đầu tiên cho thấy văn hóa thể hiện lòng yêu mến, hâm mộ một cách kỳ quặc và lệch lạc trong giới trẻ hiện nay. Thị hiếu của giới trẻ đang lệch chuẩn, hay nội dung “sạch”, lành mạnh trên mạng xã hội tại Việt Nam đang quá yếu thế trước sự lấn lướt của các nội dung độc hại, tục tĩu, bạo lực?

Vì sao giới trẻ thần tượng “giang hồ mạng”?

Chỉ cần click chuột và gõ chữ “khá bảnh” trên google hoặc youtube sẽ cho ra hàng trăm kết quả và clip về một chàng trai với những lời nói hành động có thể được coi là thiếu văn hóa. Thế nhưng, những video này lại có đến hàng nghìn lượt người xem, bình luận và chia sẻ.

Là một thanh niên giang hồ, kênh youtube cũng như facebook của “Khá bảnh” có đến hàng nghìn lượt người theo dõi, vượt xa hơn cả các ngôi sao, nghệ sỹ mới nổi. Và không chỉ vậy, những cái tên tương tự, như “Huấn hoa hồng”, “thánh chửi Dương Minh Tuyền”…cũng có đến hàng nghìn fan “hâm mộ”. Vì đâu mà những video mang nội dung xấu, nhảm nhí, thậm chí là vi phạm đạo đức xã hội lại dễ dàng được nhiều người chấp nhận đến vậy?  Thị hiếu của giới trẻ đang lệch chuẩn, hay nội dung “sạch”, lành mạnh trên mạng xã hội tại Việt Nam đang quá yếu thế trước sự lấn lướt của các nội dung độc hại, tục tĩu, bạo lực?  

Lý giải về hiện tượng này, Tiến sĩ Tâm lý Bùi Hồng Quân cho rằng: “Hiện tượng giới trẻ tôn sùng nhân vật “Khá bảnh” khiến cho các bậc phụ huynh và các nhà giáo dục có nhiều suy nghĩ, trăn trở và đặt ra nhiều câu hỏi.

Thông thường, con người ta thường tôn sùng hoặc thần tượng một nhân vật nào đó có những dấu ấn tích cực, làm được những việc to lớn và có sức ảnh hưởng sâu sắc đến cộng đồng hoặc cá nhân đó.

Tuy nhiên, “Khá bảnh” là một nhân vật lại theo một chiều hướng khác nhưng vẫn được giới trẻ tôn sùng. Điều này phản ánh nhận thức của một bộ phận giới trẻ hiện nay đang vượt ra ngoài những chuẩn mực thông thường và là biểu hiện của sự “phá cách” trong tâm lý của các bạn trẻ theo chiều hướng tiêu cực.

Có thể, các em đang bị khủng hoảng về niềm tin và giá trị sống dẫn đến việc tôn sùng những hành vi đi ngược lại với chuẩn mực ứng xử của xã hội. Điều này đặt ra bài toán về giáo dục giá trị sống cho học sinh hiện nay”.

2-4-2019-16

Từ Dương Minh Tuyền cho đến Khá “bảnh” hay những hiện tượng giang hồ MXH khác, chúng ta cần phải nhìn vào sự thật rằng khủng hoảng niềm tin là thực trạng đang diễn ra trong một bộ phận giới trẻ hiện nay.

Hiện nay, số lượng các kênh về bạo lực ngày càng được giới trẻ tìm kiếm nhiều hơn trên Youtube, Tiến sĩ Bùi Hồng Quân cho rằng, điều này chứng tỏ các em quan tâm đến chủ đề này. Khi cuộc sống trong đời sống thực chưa đủ đáp ứng nhu cầu tinh thần thì các em sẽ tìm đến “thế giới ảo” như mạng xã hội và các trang web.

Thực tế này phần nào phản ánh những mâu thuẫn trong nội tâm mà các em không biết cách giải tỏa hoặc sự thiếu hụt về đời sống tinh thần của một bộ phận giới trẻ hiện nay.

Những hành vi sai lệch về đạo đức trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây trên mạng, kể cả mạng xã hội: Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, vu khống, xuyên tạc xúc phạm uy tín danh dự của tổ chức hoặc cá nhân... Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

“Hố đen” trong thị hiếu

Bạo lực học đường liên tiếp xảy ra, giang hồ cộm cán từng vào tù ra tội bỗng một ngày có hàng triệu người theo dõi trên youtube, facebook. Thậm chí, khi “giang hồ mạng” bước ra đời thực có cả trăm bạn trẻ đi theo, háo hức muốn có tấm hình chụp cùng “thần tượng”. Ngay cả phong cách ăn mặc không giống ai, lời ăn tiếng nói được cho là “chất” của các “ngôi sao” mạng này cũng nhanh chóng lan tỏa trong một bộ phận không nhỏ giới trẻ. Một hiện tượng lệch chuẩn thực sự đáng báo động! Các bậc phụ huynh và toàn xã hội lo ngại, làm gì để con em chúng ta không bị ảnh hưởng giữa thời buổi 4.0 với nhiều giá trị văn hóa, đạo đức, lối sống có nguy cơ bị đảo lộn này?

Các nhà quản lý xã hội đang đứng trước một thách thức lớn chưa từng có tiền lệ, một khi bất kỳ ai cũng có thể livestream những gì họ thấy lên mạng. Không những thế, với những người có “ngàn like, triệu view”, việc kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi tháng là điều có thật và dễ như trở bàn tay.

ai-da-trao-cai-mac-giang-ho-ao-cho-kha-banh-bfab78

Thực trạng này có trách nhiệm không nhỏ của các tập đoàn khổng lồ như Google, Facebook. Họ bất lực hay phớt lờ những hệ lụy xã hội khi hưởng lợi lớn từ kho nội dung số khổng lồ - cả tốt lẫn xấu – do chính người dùng tạo ra? Mới đây, Nghị viện Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua đạo luật buộc các nền tảng như Facebook, Google phải chịu trách nhiệm cho những gì người dùng đăng tải, trong đó có cả tiền bản quyền nếu dẫn nguồn từ báo chí hoặc các nhà làm nội dung. Cơ quan chức năng của EU cũng sẽ phạt nặng các công ty Internet như Google, Facebook nếu không gỡ bỏ các nội dung cực đoan trên mạng trong vòng một giờ.

Theo đuổi những mẫu thần tượng của không ít người trẻ hiện nay đã lệch chuẩn, lệch lạc đến mức gây hệ lụy cho chính họ. Những người trẻ gào thét thậm chí khóc ngất vì không được gặp mặt hay chạm áo thần tượng âm nhạc của mình đã từng diễn ra.

Một giọng ca nghe không nổi lại được công kênh như hiện tượng L.R một thời. Hay một B.T “quẩy” kiểu hở hang trơ trẽn rồi quay clip tung lên Facebook chỉ để làm nổi, PR cho bản thân… Tất nhiên, những “người hùng”, “thần tượng” ấy cũng biết cách sắm sửa, thậm chí đi đâu còn có cả vệ sĩ tỏ vẻ như yếu nhân nhưng lại được những nhóm dư luận tán thưởng.

Hãy cứ nhìn trường hợp L.R hay B.T, rồi cũng phai nhòa trong ký ức cư dân mạng nói chung và cuối cùng phải đi tìm một công việc phù hợp với trình độ, khả năng của chính mình để kiếm sống. Tuổi thọ của những “người hùng” lệch lạc hay “thần tượng” ảo ấy ngắn ngủi lắm, bởi đơn giản nó không mang lại giá trị thực có ích cho xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những nguyên nhân khách quan, hẳn phải có những nguyên nhân chủ quan. Nữ sinh ở Hưng Yên sẽ không bị lột đồ và đánh đập dã man nếu thầy cô sâu sát và trách nhiệm, bạn bè chứng kiến không vô cảm mà ra tay cứu giúp. Những kênh youtube nhảm nhí sẽ không thể có tới hàng triệu người theo dõi nếu như các bạn trẻ được dạy dỗ tới nơi tới chốn ở cả gia đình và nhà trường. Trong một môi trường luôn có sẵn cả mớ thông tin, xấu tốt lẫn lộn như hiện nay, việc trang bị cho giới trẻ một “bộ lọc” của chính họ là điều tối cần thiết lúc này.

Thời đại 4.0, một khi điều hay lẽ phải chưa “phủ sóng” đủ mạnh, ắt “cỏ dại” sẽ có đất lây lan. Báo chí truyền thông còn ưa giật tít câu view, các kênh tự phát truyền bá tư tưởng, lối sống lệch chuẩn còn có cơ hội xuất hiện.

Lệch chuẩn, có trách nhiệm không nhỏ từ chính người lớn chúng ta.

Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho hay, người đàng hoàng thì rất khó chịu với những trường hợp phao tin, bịa đặt thông tin như vậy. “Người bản lĩnh thì không sao, nhưng với thế hệ trẻ thì rất nguy hiểm. Thủ tướng rất gay gắt trong vấn đề này, yêu cầu phải quản lý chặt chẽ. Hoan nghênh Bộ Công an đã khởi tố vụ án. Chúng ta không thể chấp nhận những hiện tượng này”, ông Mai Tiến Dũng nói.

Thủ tướng cũng chỉ đạo phải xử lý nghiêm các vụ bạo lực học đường, đặt vấn đề đó có phải là vấn đề đáng báo động hay không. Cần phải quan tâm đến vấn đề giáo dục trong nhà trường, gia đình, và môi trường của xã hội cũng phải sạch sẽ hơn, an toàn hơn, lành mạnh hơn.

Khánh An

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn