Việt Nam thực thi chủ quyền biển đảo

Kỳ cuối: Chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng, là bất khả xâm phạm, không thể đánh đổi

Thứ năm, 12/12/2019 17:12 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn. Song, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta luôn đồng lòng quan điểm chung nhất: Chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng, là bất khả xâm phạm, không thể đánh đổi.

Bài liên quan

Đó cũng là tinh thần trong bài viết cuối trong loạt bài “Biển Đông: Khát vọng hòa bình”. Dù vậy, câu chuyện Biển Đông, hành trình thực thi, bảo vệ chủ quyền biển đảo của dân tộc ta sẽ còn là một hành trình dài, báo Nhà báo và Công luận sẽ tiếp tục có những bài viết xung quanh vấn đề này trong các số báo tiếp theo.

1. Có lẽ hiếm có dân tộc nào ngọn lửa ý thức về chủ quyền, về cương vực lãnh thổ quốc gia qua hàng nghìn năm lịch sử lúc nào cũng rừng rực cháy như dân tộc Việt Nam. Chủ quyền đất nước được lưu giữ trong truyền thống văn hóa, được ký thác trong tâm thức dân tộc... rất đỗi thiêng liêng đối với mỗi người dân nước Việt. Ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đã chuyển thành lòng yêu nước, chảy một mạch ngầm mãnh liệt trong đời sống con người Việt Nam truyền từ đời này sang đời khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn. Nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.

ky cuoi chu quyen lanh tho chu quyen bien dao la thieng lieng la bat kha xam pham khong the danh doi hinh 1

Nhìn nhận của GS.TS Nguyễn Quang Ngọc - nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN, một nhà khoa học đầy tâm huyết và có nhiều đóng góp trong công cuộc thực thi chủ quyền biển đảo, có lẽ sẽ nhận được sự đồng cảm của nhiều người Việt: “Ngay buổi đầu khai hoang mở đất, lấn biển, chống chọi với thiên nhiên hoang dã, lịch sử được viết bằng những trang mồ hôi, nước mắt, máu xương của bao thế hệ người Việt Nam, thấm đẫm, quấn quyện, chất chồng. Mảnh đất đó vì thế mà trở thành thiêng liêng, thành gắn bó như bộ phận trong cơ thể, không thể và không dễ gì lại có thể để rơi vào tay người khác. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam bắt đầu từ đất đai nơi mình chôn nhau cắt rốn, tình yêu quê hương đất nước bắt đầu từ những cái hết sức bình dị như vậy. Những vùng đất, vùng biển xa xôi như Hoàng Sa, Trường Sa chẳng hạn, khi mà tổ tiên chúng ta đi ra đó, thực sự là những cuộc vật lộn, chống chọi với bão tố, phong ba, dấn thân vào cõi chết và vượt lên cái chết: “Hoàng Sa đi có về không/ Lệnh vua sai phái quyết lòng ra đi”. Người dân đảo Lý Sơn ra Hoàng Sa, Trường Sa là vì lệnh vua, phép nước, vì sự toàn vẹn của lãnh hải, lãnh thổ của cha ông để lại, và còn vì sự mưu sinh nữa. Đất đai, biển cả của Tổ quốc, đâu chỉ đơn thuần là đất, là nước, là biển, là đảo đá, bãi ngầm, bãi cạn..., mà còn là cả núi xương, biển máu của lớp lớp các thế hệ người Việt Nam kết tinh trong đó, vì vậy mà vô cùng thiêng liêng. Biên giới hải đảo của Tổ quốc không chỉ rõ ràng trên bản đồ, văn bản, mà còn một cứ liệu lịch sử khác vô cùng quan trọng, đó là sự lưu giữ trong tâm thức của nhân dân... Cương vực và lãnh thổ Việt Nam không chỉ được xác định và cố định lại trong hệ thống bản đồ, tư liệu, cứ liệu lịch sử rõ ràng, minh bạch, chuẩn xác, mà còn ghi đậm, khắc sâu trong tâm khảm mỗi người dân Việt Nam”.

2. Điều huyền diệu là ý thức bảo vệ chủ quyền không chỉ được lưu giữ trong truyền thống văn hóa, được ký thác trong tâm thức mỗi người dân mà còn được trao truyền trọn vẹn từ triều đại này đến triều đại khác trong suốt chiều dài lịch sử phong kiến Việt Nam, được tất cả các vương triều đất Việt xem đó là trọng trách lớn nhất, cao cả nhất. Từ thời Đinh, Tiền Lê, đến đời Lý, Trần, ý thức về toàn vẹn lãnh thổ ngày càng mạnh mẽ, rõ ràng hơn. Thời nhà Lý, vị tướng lừng danh Lý Thường Kiệt đã đi vào lịch sử khi khẳng định chân lý vĩnh hằng: “Sông núi nước Nam vua Nam ở” (Nam quốc sơn hà nam đế cư) qua bài Thơ Thần bên sông Như Nguyệt. Thời nhà Trần, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã tổng kết: “Vua tôi đồng tâm, anh em hòa thuận, cả nước góp sức”, và “khoan thư sức dân để làm kế bền gốc, sâu rễ, đó là thượng sách giữ nước”. Nhờ vậy, dưới thời Trần, ba lần quân Nguyên - Mông sang xâm lược. Kẻ thù đã từng khua vó ngựa từ Đông sang Tây, từ Á sang Âu, đánh đâu được đấy nhưng xâm lược Đại Việt thì cả ba lần đều bị đánh bại. Các chiến thắng Đông Bộ Đầu, Hàm Tử Quan, Bạch Đằng vào các năm 1258, 1285, 1288 đã được ghi vào trang sử vàng chói lọi chống ngoại xâm của dân tộc như những chiến công hiển hách. Thời vua Lê Lợi- Lê Thái Tổ, Nguyễn Trãi thể hiện tinh thần tự chủ “Từ Triệu - Đinh - Lý - Trần bao đời gây nền độc lập/ Cùng Hán - Đường - Tống - Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương” với Đại Cáo bình Ngô. Vua Lê Thánh Tông khắc lên núi Bài Thơ “Muôn thuở trời Nam sông núi còn mãi” (Thiên Nam vạn cổ sơn hà tại), việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đã trở thành một mệnh lệnh của vương triều: “Kẻ nào dám đem một thước đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc sẽ bị tội tru di”. Trước giặc Thanh cuồng bạo, Quang Trung - Nguyễn Huệ tiếp nối ý chí quật cường với lời hịch vang vọng non sông “Đánh cho chúng biết nước Nam anh hùng và có chủ” (Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ)...  Vương triều nào, nếu để mất nước, mất đất thì đều bị lên án gay gắt. Lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XV đã ghi nhận một Hồ Quý Ly, dù là một trong những người có nhiều cải cách tích cực nhất trong số vua chúa thời phong kiến nhưng việc để đất nước rơi vào tay quân đô hộ phương Bắc, cũng đã để lại những dấu ấn không mấy trọn vẹn cho tên tuổi của triều đại nhà Hồ.

ky cuoi chu quyen lanh tho chu quyen bien dao la thieng lieng la bat kha xam pham khong the danh doi hinh 2

3. Ý thức về chủ quyền, tâm thế bảo vệ chủ quyền bằng mọi giá ấy đã được tiếp tục trao truyền trọn vẹn tới Thời đại Hồ Chí Minh. Ngày 2/9/1945, trong bản Tuyên ngôn độc lập tại vườn hoa Ba Đình (Hà Nội), khai sinh ra nước Cộng hòa dân chủ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Giữa lúc bom Mỹ trút xuống khắp dải đất Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên chân lý của thời đại trong khẩu hiệu nổi tiếng: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”. Người căn dặn các chiến sĩ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Tiếp nối tư tưởng của Bác, giờ đây, Đảng, Nhà nước ta chủ trương bảo vệ chủ quyền quốc gia là nhiệm vụ của toàn dân tộc. Tháng 10/2019, trong bối cảnh tình hình biển Đông ngày càng có những diễn biến phức tạp, tại buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIV, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, đồng thời phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Xử lý mối quan hệ này không đơn giản chút nào, tính toán lợi ích Quốc gia dân tộc, không nhân nhượng bất cứ điều gì vô nguyên tắc, phải giữ vững nguyên tắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, nhưng phải giữ ổn định để phát triển. Đất nước ta có được không khí ổn định, tốt như thế này, phải giữ lấy nó. Phải cảnh giác với những luận điệu xuyên tạc. Thái độ của Đảng ta đã tuyên bố dứt khoát, ta rất kiên quyết nhưng cần phải khôn khéo, mềm dẻo, phải xử lý các mối quan hệ hài hòa, biện chứng, toàn diện, với con mắt chiến lược… giữ đất nước yên bình để tiến lên, nhưng vẫn giữ được độc lập, chủ quyền. Giữ quan hệ cho tốt, nhưng việc gì thuộc về độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, chúng ta không bao giờ nhân nhượng.”

Cũng tháng 10/2019, phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ “Đảng và Nhà nước ta đã nhất quán chủ trương những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chúng ta không bao giờ nhân nhượng; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước”.

Tháng 11/2019, trong buổi tiếp xúc cử tri tại phường An Hội, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh: “Chủ quyền là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Việt Nam muốn hòa bình để phát triển đất nước”.

Số mệnh khắc nghiệt đã buộc dân tộc Việt Nam phải vượt qua những cơn binh lửa để gây nền tự chủ. Cõ lẽ bởi vậy, người Việt Nam, dân tộc Việt Nam hiểu hơn ai hết giá trị của hòa bình và cũng sẽ quyết liệt hơn hết thảy cho sự toàn vẹn của đất nước, bởi: Chủ quyền là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, là không thể nhân nhượng và đánh đổi.

Hà Anh

Tin khác

Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ Tư pháp hai nước Việt Nam và Trung Quốc đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác thiết thực, hiệu quả tập trung vào các lĩnh vực xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền, xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

Tin tức
Xử lý kỷ luật hàng loạt đảng viên, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

Xử lý kỷ luật hàng loạt đảng viên, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

(CLO) Tỉnh Gia Lai vừa xử lý 18 đảng viên liên quan đến việc đấu thầu, mua sắm trang thiết bị do Công ty AIC cung cấp, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh – ông Phùng Ngọc Mỹ.

Tin tức
Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam

Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, khơi dậy mạnh mẽ mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực từ văn hóa, khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng.

Tin tức
Rà soát cơ chế, chính sách để đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

Rà soát cơ chế, chính sách để đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao các bộ, ngành sớm rà soát các quy định pháp luật hiện hành về cơ chế, chính sách đặc thù để tham mưu, đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, nhằm phát triển toán học Việt Nam nói riêng, tạo ra đột phá đối với các lĩnh vực nghiên cứu khoa học nói chung.

Tin tức
Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích các dự án hợp tác, đầu tư

Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích các dự án hợp tác, đầu tư

(CLO) Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích và tạo thuận lợi cho các dự án hợp tác và đầu tư song phương, đặc biệt trong lĩnh vực dầu khí, nông nghiệp, viễn thông và xây dựng.

Tin tức