Thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa:

Thượng tôn pháp luật quốc tế

Thứ năm, 21/11/2019 09:55 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Kế tiếp thời kỳ nhà nước phong kiến Việt Nam, Nhà nước Việt Nam trước sau như một khẳng định nhất quán chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chủ quyền ấy hoàn toàn phù hợp với tập quán cũng như luật pháp quốc tế về việc xác lập và khẳng định chủ quyền lãnh thổ.

Bài liên quan

Nhìn lại chiều dài lịch sử

Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam gồm nhiều đảo đá lớn nhỏ khác nhau trên Biển Đông. Như đã đề cập trong các số báo trước, trong suốt chiều dài lịch sử, đặc biệt là suốt trong 3 thế kỷ, từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX,các triều đại phong kiến Việt Nam đều đã thực thi chủ quyền Việt Nam một cách thật sự, liên tục và hòa bình đối với 2 quần đảo này, cũng như hơn 1 triệu km vuông Biển Đông. Đơn cử như việc các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo bằng cái tên “Bãi Cát Vàng” và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. Bên cạnh đó, các tài liệu cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên (1844 - 1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (1865-1875), các Châu bản nhà Nguyễn (1802-1945)... đều nói về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như là Bãi Cát Vàng vạn dặm trên Biển Đông. Thêm nữa, các chúa Nguyễn cũng như nhà Nguyễn sau này đều đã liên tục cử người ra cai quản, khai thác các đảo trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải để thực thi quyền chủ quyền và khai thác hai quần đảo. Các đội này được duy trì và hoạt động liên tục từ thời chúa Nguyễn (1558-1783) đến nhà Tây Sơn (1786-1802) và nhà Nguyễn. Triều đình nhà Nguyễn đã cử các tướng Phạm Quang Ảnh (năm 1815), Trương Phúc Sĩ, Phạm Văn Nguyên, Phạm Hữu Nhật (các năm 1834, 1835, 1836) ra Hoàng Sa khảo sát, đo đạc các đảo, vẽ bản đồ, xây miếu, dựng bia.

thuong ton phap luat quoc te hinh 1

Nhà giàn DK1-21 trên thềm lục địa phía Nam Tổ quốc (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) - Ảnh: Tư liệu

Kế tiếp thời kỳ nhà nước phong kiến Việt Nam, với tư cách là đại diện cho Nhà nước Việt Nam về mặt đối ngoại theo Hiệp ước Patenotre 1884, chính quyền thực dân Pháp đã tiến hành bảo vệ và quản lý 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo đúng thủ tục pháp lý đương đại.

Đến thời kỳ Việt Nam tạm thời chia 2 miền Nam Bắc, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm dưới vỹ tuyến 17 nên các chính thể ở miền Nam Việt Nam, với tư cách là những thực thể có tư cách pháp lý trong quan hệ quốc tế, đã tiếp tục bảo vệ và quản lý 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ năm 1954 - 1975.

Những nỗ lực tích cực từ 44 năm qua

44 năm qua, kể từ khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng tháng 4/1975, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã tiếp tục quản lý và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, bằng nhiều hoạt động, vừa bảo đảm đầy đủ và đúng thủ tục trên phương diện đấu tranh pháp lý, vừa củng cố và duy trì sự hiện diện của quân và dân trên các thực thể địa lý đang đặt dưới sự quản lý của nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Nhà nước Việt Nam tiếp tục khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, bất kể có sự xâm chiếm, tranh chấp, xây dựng, quân sự hóa của nước ngoài trên một số hòn đảo.

Nhà nước Việt Nam đã ban hành một loạt văn bản pháp quy liên quan đến quy chế các vùng biển, các văn bản pháp quy về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là Tuyên bố năm 1977 về lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, Tuyên bố năm 1982 về đường cơ sở của Việt Nam, Luật Biên giới quốc gia năm 2003 và một loạt luật, pháp lệnh, nghị định khác. Việt Nam cũng đã tham gia Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hiệp quốc, một số công ước đa phương liên quan giao thông hàng hải, an toàn trên biển và Tuyên bố năm 2002 giữa ASEAN - Trung Quốc về ứng xử các bên ở biển Đông (DOC).

Tuyên bố ngày 12/5/1977 của Chính phủ Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; Tuyên bố Việt Nam có quyền kiểm soát hoàn toàn đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (năm 1994) của Bộ Ngoại giao cùng các quyết định về thành lập đơn vị hành chính ở hai quần đảo này, v.v. Trên cơ sở đó, Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa, như: tổ chức triển lãm các hiện vật lịch sử; nghiên cứu, khảo sát điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng; xây bia chủ quyền, thiết lập các ngọn đèn biển và đưa dân ra sinh sống trên các đảo.

Hiện nay, Việt Nam đang quản lý 21 đảo nổi và đảo chìm ở quần đảo Trường Sa. Việc tổ chức tuần tra kiểm soát trên vùng biển của quần đảo được tổ chức chặt chẽ. Nhà nước đã đầu tư xây dựng nhiều trạm đèn biển tại đảo Đá Tây, Đá Lát, An Bang và Tiên Nữ. Trạm khí tượng Trường Sa hoạt động liên tục cung cấp các số liệu khoa học phục vụ cho ngành khí tượng thủy văn trong nước và quốc tế.

thuong ton phap luat quoc te hinh 2

Đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa). Ảnh: Lê Văn Hùng

Năm 1982, Chính phủ Việt Nam thành lập huyện đảo Hoàng Sa (trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng) và huyện đảo Trường Sa (trực thuộc tỉnh Đồng Nai). Hiện nay (sau khi điều chỉnh địa giới hành chính), huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa. Để đáp ứng sự phát triển của thực tiễn, năm 2007, Chính phủ quyết định thành lập thị trấn Trường Sa cùng hai xã đảo: Song Tử Tây và Sinh Tồn trực thuộc huyện đảo Trường Sa.

Cùng với đó, Việt Nam liên tục đấu tranh khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Liên tục trong các năm 1979, 1981 và 1988, Việt Nam đều công bố Sách trắng về chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, được đông đảo dư luận quốc tế thừa nhận. Ngay sau khi Trung Quốc cho lưu hành bản đồ “đường lưỡi bò” tại Liên hiệp quốc (tháng 5/2009), Việt Nam đã tiến hành triển khai một loạt hoạt động đấu tranh như Phái đoàn ta tại Liên hiệp quốc gửi công hàm cho Tổng thư ký Liên hiệp quốc để lưu hành cho tất cả các quốc gia thành viên. Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi công hàm cho phía Trung Quốc bác bỏ yêu sách đó, khẳng định yêu sách đó hoàn toàn không có giá trị.

Khi Công ước Luật Biển 1982 ra đời, là thành viên Công ước Luật Biển 1982, Việt Nam được quyền có lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý, thềm lục địa rộng ít nhất 200 hải lý. Diện tích các vùng biển và thềm lục địa mà tại đó Việt Nam được hưởng những quyền lợi đối với vùng biển và tài nguyên theo quy định của Công ước là khoảng gần 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích lãnh thổ đất liền. “Việt Nam luôn tích cực đấu tranh bảo vệ luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Luật Biển 1982. Theo đó, khi bàn về vấn đề tranh chấp Biển Đông, Việt Nam kiên trì yêu cầu “tôn trọng pháp luật quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982”, coi đây như một nguyên tắc để giải quyết và xử lý các tranh chấp liên quan đến biển đảo” - Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.

Việt Nam đã nỗ lực đưa nguyên tắc này vào các văn kiện của ASEAN, kể cả “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC); “Tuyên bố 6 điểm ngày 20/7/2012 của ASEAN về Biển Đông”; dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC, trong đàm phán Việt Nam và các nước thống nhất nguyên tắc COC phải sử dụng UNCLOS làm cơ sở).

Trong bối cảnh tranh chấp phức tạp hiện nay ở Biển Đông, Bộ Ngoại giao khẳng định Việt Nam các quốc gia cần tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật, mọi yêu sách về biển cần dựa trên các quy định của Công ước Luật Biển 1982. Việc thực thi chủ quyền biển đảo của Việt Nam nói chung, đối với Hoàng Sa, Trường Sa dựa trên những nguyên tắc thượng tôn ấy.

PV (Tổng hợp)

Tin khác

Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

(CLO) Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, kinh tế báo chí rất khó khăn trong điều kiện quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển như hiện nay. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan nên nghiên cứu chính sách để đưa vào dự án Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Tin tức
Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

(CLO) Chiều 23/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32 sau 4,5 ngày làm việc.

Tin tức
Hà Nội thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

Hà Nội thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

(CLO) UBND Thành phố vừa ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin tức
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Việt Nam từ ngày 21-24/4.

Tin tức
ASEAN sẽ trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu từ 3 định hướng đột phá

ASEAN sẽ trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu từ 3 định hướng đột phá

(CLO) Tại tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề "Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số", Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất 3 định hướng đột phá nhằm đưa ASEAN trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.

Tin tức