(CLO) Với việc các chính phủ phương Tây đang vào cuộc nhằm đưa ra các đạo luật mới thắt chặt quản lý các công ty công nghệ, kỷ nguyên toàn cầu hoá của những trang web như chúng ta đã từng chứng kiến có thể đang đi tới hồi kết.
Trong năm ngoái, các website trên toàn thế giới đã bắt đầu có xu thế kém toàn cầu hoá hơn.
Châu Âu đang đề xuất các quy định về việc áp đặt các lệnh cấm tạm thời đối với các công ty công nghệ của Mỹ vi phạm luật của khối. Mỹ thì đang trên đà cấm TikTok và WeChat của Trung Quốc, mặc dù chính quyền mới của ông Biden đang cân nhắc lại động thái đó. Ấn Độ ngoài việc cấm các ứng dụng của Trung Quốc hiện cũng đang gây khó dễ với Twitter.
Và mới đây, Facebook đã xung đột với chính phủ Úc về một luật được đề xuất yêu cầu công ty này phải trả tiền cho các nhà xuất bản. Công ty đã quyết định nhanh chóng ngăn chặn người dùng chia sẻ các liên kết tin tức trong nước theo luật, kèm theo đó là khả năng sẽ phải thay đổi toàn bộ hệ thống hoạt động của mình trên toàn cầu.
Tuy nhiên, vào hôm thứ Ba (23/2), Facebook đã đạt được một thỏa thuận với chính phủ Úc và đồng ý khôi phục các trang tin tức.
Tuy nhiên, trong thông báo về thỏa thuận, Facebook đã ám chỉ về khả năng xảy ra các cuộc đụng độ tương tự trong tương lai.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào ngành báo chí trên toàn cầu và sẽ chống lại nỗ lực của các tập đoàn truyền thông nhằm thúc đẩy các quy định không xem xét tới mối quan hệ thực giữa các nhà xuất bản và các nền tảng như Facebook", ông Campbell Brown, Phó chủ tịch quan hệ đối tác tin tức toàn cầu của Facebook cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Ba (23/2).
Nhưng nếu các thỏa thuận như vậy trở nên phổ biến hơn, thì mạng internet kết nối toàn cầu mà chúng ta biết sẽ trở thành một tập hợp của các mạng nội bộ khác nhau có giới hạn được xác định bởi biên giới quốc gia hoặc khu vực.
Sự kết hợp của các chủ nghĩa dân tộc gia tăng, các tranh chấp thương mại và lo ngại về sự thống trị thị trường của một số công ty công nghệ toàn cầu đã dẫn đến các đề xuất thắt chặt quản lý trên toàn thế giới.
Điều này không chỉ ảnh hưởng tới các công ty công nghệ đã xây dựng các doanh nghiệp khổng lồ dựa trên lời hứa về một mạng internet toàn cầu, mà còn ảnh hưởng tới cốt lõi của nền tảng web về việc có thể được truy cập và sử dụng theo cùng một cách bởi bất kỳ ai ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Daphne Keller, giám đốc chương trình về quy định nền tảng tại Trung tâm Chính sách Mạng của Đại học Stanford, nói với CNN Business rằng: “Tôi nghĩ rằng đang có một xu hướng trên toàn thế giới về việc chia nhỏ lại Internet".
Như các sự kiện gần đây đã cho thấy, việc chia nhỏ không cần tới các lệnh cấm hay đóng cửa từ chính phủ. Trong ví dụ của Facebook tại Úc, khi công ty này ngừng hiển thị các liên kết tin tức cho người dùng tại Úc, người dùng ở nước ngoài cũng không thể truy cập nội dung từ các trang của Úc.
Động thái tạm thời này đã đi ngược lại tiêu chí cốt lõi của Internet như một công cụ hỗ trợ luồng thông tin di chuyển tự do trên toàn cầu.
Tại Ấn Độ, khi Twitter được cảnh báo rằng họ "được hoan nghênh hoạt động kinh doanh" nhưng "cũng phải tôn trọng luật pháp của Ấn Độ", công ty đã tìm kiếm giải pháp trung gian bằng cách ẩn đi một số tài khoản sử dụng các hashtag mà chính phủ cho là mang tính "kích động và vô căn cứ", nhưng các tài khoản này vẫn có thể được hiển thị ở nước khác.
Ngoài những trường hợp ngoại lệ đáng chú ý như Trung Quốc và Triều Tiên, Facebook và các đối tác của mình đã có thể tung ra các sản phẩm của họ trên toàn thế giới mà không bị cản trở nhiều. Giờ đây, sự cởi mở đó có thể không còn được cho trước nữa.
"Những gì hợp pháp ở Thụy Điển có thể không hợp pháp ở Pakistan, và vì vậy họ phải tìm cách nào đó để dung hòa điều đó với cách thức hoạt động của internet", bà Keller nói.
Kết quả là "các nền tảng đang tự nguyện, hoặc dưới sức ép của chính phủ, dựng lên các rào cản địa lý, để chúng ta thấy những nội dung khác nhau tại các khu vực địa lý khác nhau".
Kết nối quốc tế có thể sẽ kết thúc giống như những dây kết nối bị rút khỏi đường truyền - Ảnh: AFP
Bước đi lùi trong tiến trình toàn cầu hoá
Mặc dù Facebook không phải là công ty công nghệ duy nhất nằm trong danh sách của các chính phủ trên toàn cầu, nhưng nó có lẽ mang tính biểu tượng hơn bất kỳ doanh nghiệp nào khác ở Thung lũng Silicon về lời hứa về một mạng internet toàn cầu, không bị hạn chế bởi luật của các quốc gia.
Năm năm trước, Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg đã nói về mục tiêu đạt được 5 tỷ người dùng, hoặc phần lớn dân số thế giới. Hiện tại, công ty đã có hơn 3 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng trên các ứng dụng khác nhau của mình, một minh chứng cho việc mở rộng nhanh chóng trên toàn thế giới.
"Chúng tôi muốn làm cho bất kỳ ai, ở bất cứ đâu, trẻ em lớn lên ở vùng nông thôn Ấn Độ chưa từng có máy tính, có thể sử dụng điện thoại để truy cập vào tất cả những thứ giống như bạn và tôi có được từ Internet", ông Zuckerberg nói trong một cuộc phỏng vấn năm 2013 với biên tập viên Chris Cuomo của CNN.
Giờ đây, Facebook gần như đang đánh mất đi chính mình khi đe dọa rút các sản phẩm của mình ra khỏi thị trường khi đối mặt với các quy định bất lợi.
Vào năm 2014, Google đã đóng cửa dịch vụ Google Tin tức của mình ở Tây Ban Nha sau khi quốc gia này thông qua luật tương tự như Úc. Họ cũng đe dọa rút công cụ tìm kiếm của mình ra khỏi Úc trước khi nhượng bộ và ký kết hợp đồng với một số nhà xuất bản hàng đầu của đất nước.
Lần này, ít nhất, lời đe doạ dường như có tác dụng với Facebook. Nhưng có những dấu hiệu cho thấy các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Mỹ, sẵn sàng mạnh tay và cứng rắn hơn trong quá trình cải tiến các công ty công nghệ.
Các công ty này cuối cùng vẫn phải phụ thuộc vào việc tiếp tục tiếp cận hàng tỷ người dùng trên khắp thế giới để kiếm tiền và các chính phủ đã cho thấy họ sẵn sàng cắt quyền truy cập đó với danh nghĩa bảo vệ công dân và chủ quyền của họ trên mạng.
Ông Sinan Aral, giáo sư tại Trường Kinh doanh MIT Sloan cho biết các công ty như Facebook và Google sẽ gặp phải khủng hoảng nếu họ bắt đầu rút khỏi mọi thị trường yêu cầu họ trả tiền cho tin tức địa phương.
"Bằng việc đe doạ rút khỏi thị trường, họ có lợi ích nhất định trong việc cố gắng tạo áp lực lên các chính phủ để không áp đặt các quy định tương tự", ông nói. "Phía chính phủ về cơ bản thì đang nói: 'Nếu bạn không trả tiền cho nội dung, bạn sẽ không có quyền truy cập vào thị trường người tiêu dùng của chúng tôi hoặc nội dung trong thị trường này".
Các công ty công nghệ như Facebook đang đối mặt với những thách thức lớn từ các chính phủ trên thế giới - Ảnh: Getty
Internet đứt gãy còn các chính phủ thì đoàn kết
Cuộc chiến với chính phủ Úc chỉ là một phần tương đối nhỏ trong cuộc đụng độ giữa các công ty công nghệ và chính phủ, chủ yếu tập trung vào các vấn đề như kiểm duyệt, quyền riêng tư và cạnh tranh.
Nhưng sự việc của Facebook đã cho thấy những biện pháp quản lý các công ty công nghệ đang thu hút được sự chú ý trên toàn cầu, nhưng cũng đi kèm với đó là khả năng dịch vụ Internet sẽ bị gián đoạn từ quốc gia này sang quốc gia khac.
Khi chính phủ của ông đối mặt với Facebook vào tuần trước, Thủ tướng Úc Scott Morrison đã đưa ra cảnh báo đối với gã khổng lồ truyền thông xã hội rằng những gì Facebook làm tại Úc có thể sẽ gây ra thiệt hại cho chính công ty ở một quốc gia khác.
"Những hành động này sẽ chỉ xác nhận mối quan ngại mà ngày càng nhiều quốc gia bày tỏ về hành vi của các công ty Big Tech, những người cho rằng họ lớn hơn chính phủ và các quy tắc không nên áp dụng cho họ", ông viết trong một bài đăng trên Facebook. "Họ có thể đang thay đổi thế giới, nhưng điều đó không có nghĩa là họ điều hành thế giới".
Hôm thứ Ba (23/2), ông Morrison cho biết quyết định khôi phục tin tức của Facebook là "đáng hoan nghênh", đồng thời nói thêm rằng chính phủ Úc vẫn cam kết tiến hành luật của mình để đảm bảo "các nhà báo và tổ chức tin tức của Úc được bồi thường một cách công bằng cho nội dung gốc mà họ sản xuất".
Bà Keller nhận định rằng: “Sẽ cực kỳ hữu ích nếu các chính phủ hợp tác với nhau trong một đề án xuyên quốc gia và đưa ra một hiệp ước hoặc một số loại tiêu chuẩn về việc ai có thể tiếp cận và ảnh hưởng đến nội dung và thông tin bên ngoài lãnh thổ quốc gia của họ. Đó là điều mà nhiều người trong số họ đang cố gắng làm, nhưng họ đã không làm được, và kết quả là bạn nhận được sự chắp vá rất rời rạc này".
"Nếu kết quả cuối cùng của việc này là mỗi quốc gia có một nền tảng mạng xã hội riêng thì những gì chúng ta sẽ có là một hệ sinh thái thông tin hoàn toàn phân chia hoặc tách rời trên toàn cầu", ông Aral nói.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.
(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lâm Đặng Thanh Quân - người tông CSGT rồi bỏ chạy, về tội "Chống người thi hành công vụ".
(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
(CLO) Một nghiên cứu đã xếp hạng các quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới, dựa trên nhiều yếu tố như tỷ lệ sở hữu tiền điện tử, việc sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, mức độ phổ biến của thanh toán di động và tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt trong tổng thanh toán.
(CLO) Theo Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhiều hạng mục dự án đang bước vào giai đoạn nước rút với một số công trình cán đích trước ngày 30/4 và một số hạng mục khác dự kiến hoàn thành trong năm 2025.
(CLO) Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa 2 xe máy xảy ra vào đêm 5/4 trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình khiến 2 người thiệt mạng và 1 người khác bị thương nặng.
(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
(CLO) Một nghiên cứu đã xếp hạng các quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới, dựa trên nhiều yếu tố như tỷ lệ sở hữu tiền điện tử, việc sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, mức độ phổ biến của thanh toán di động và tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt trong tổng thanh toán.
(CLO) Một số tài liệu đã được CIA giải mật cho thấy cơ quan này từng tiến hành một nhiệm vụ bí mật nhằm truy tìm Adolf Hitler tại Nam Mỹ - mười năm sau khi ông ta được cho là đã chết.
(CLO) Các nhân viên hải quan Mỹ bắt đầu thu mức thuế quan tối thiểu 10% của Tổng thống Donald Trump đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia vào thứ Bảy.
(CLO) Trong nhiều thập kỷ, một bộ hóa thạch được tìm thấy tại một mỏ đá ở Nhật Bản từng được xem là bằng chứng lâu đời nhất về sự hiện diện của con người trên quần đảo này. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây đã lật ngược giả thuyết đó — tiết lộ rằng những bộ xương cổ xưa thực chất không thuộc về con người, mà là của một con gấu nâu thời tiền sử.
(CLO) Ngày 4/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump chia sẻ một video về cuộc không kích gần đây vào lực lượng Houthi với dòng chú thích: "Họ sẽ không bao giờ đánh chìm tàu của chúng ta nữa".
(CLO) Ngày 5/4, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã trực tiếp thử nghiệm một khẩu súng bắn tỉa mới được phát triển, trong chuyến thị sát một đơn vị đặc nhiệm.
(CLO) Hôm 4/4, ba nhà máy hóa chất tại Nga đồng loạt gặp sự cố khẩn cấp, khiến ít nhất ba người bị thương và hai cơ sở phải ngừng hoạt động do mất điện.