Kyrgyzstan và Tajikistan đồng ý rút quân khỏi biên giới tranh chấp

Chủ nhật, 02/05/2021 13:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) Kyrgyzstan và Tajikistan đồng ý rút quân vài ngày sau khi giao tranh ở khu vực biên giới tranh chấp khiến hàng chục người thiệt mạng. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói rằng Nga hy vọng Kyrgyzstan và Tajikistan sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các cam kết của họ.

Hàng trăm người bị buộc phải rời khỏi nhà của họ do bạo lực. Ảnh: AFP

Hàng trăm người bị buộc phải rời khỏi nhà của họ do bạo lực. Ảnh: AFP

Bài liên quan

Cả hai bên đồng ý rút lực lượng của họ trở lại chỉ vài ngày sau cuộc giao tranh được đánh giá là nghiêm trọng nhất trong nhiều năm gần đây, tuy nhiên, căng thẳng ở khu vực tranh chấp vẫn ở mức cao. 

Kyrgyzstan và Tajikistan hôm thứ Bảy (1/5) đã đồng ý rút quân khỏi biên giới chung của họ sau khi giao tranh dữ dội trong tuần này khiến hơn 30 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương.

Tổng thống của cả hai nước đã nói chuyện qua điện thoại và cam kết duy trì lệnh ngừng bắn. Đây là lần thứ hai Tổng thống Kyrgyzstan Sadyr Zhaparov và Tổng thống Tajik Emomali Rakhmon phát biểu trong hai ngày. Lãnh đạo an ninh quốc gia hai nước cũng đã lên tiếng và đồng ý rút quân trở lại.

Căng thẳng vẫn cao

Kyrgyzstan cáo buộc Tajikistan xây dựng quân đội và thiết bị quân sự gần biên giới vào thứ Bảy (1/5) trước khi có thỏa thuận.

Cơ quan biên phòng Kyrgyzstan cho biết: "Họ vi phạm các thỏa thuận song phương về việc rút quân và tiếp tục đưa thêm binh lính và khí tài hạng nặng tới biên giới với Kyrgyzstan".

Lực lượng biên phòng cho biết một khu vực của Kyrgyzstan, nơi sinh sống của hàng nghìn người đã bị chia cắt khỏi phần còn lại của đất nước. Họ tuyên bố quân Tajik đã chặn một con đường băng qua lãnh thổ tranh chấp, nhưng sau đó giao thông đã trở lại theo thỏa thuận mới trong ngày.

Ủy ban an ninh quốc gia Kyrgyzstan cho biết quân đội Tajikistan đã 'nổ súng vào các khu dân cư' ở khu vực Batken, tây nam Kyrgyzstan.

Giao tranh nổ ra sau khi các quan chức Tajik cố gắng đặt camera để giám sát một cơ sở cung cấp nước trên sông Isfara gần làng Kok-Tash của Kyrgyzstan. Cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền với khu vực xung quanh cơ sở cấp nước trong một cuộc tranh chấp có từ khi cả hai nước đều là một phần của Liên Xô.

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov. Ảnh: TASS

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov. Ảnh: TASS

Người dân Kyrgyzstan phản đối nỗ lực giám sát, và người dân hai nước bắt đầu ném đá vào nhau trước khi quân đội vào cuộc.

Các quan chức Kyrgyzstan báo cáo ít nhất 33 người chết trong cuộc giao tranh. Nước này tuyên bố để tang hai ngày sau vụ bạo động. Tajikistan không báo cáo thương vong về phía họ, nhưng báo chí cho biết khoảng 8 người thiệt mạng, trong đó có 4 lính biên phòng.

Cả Uzbekistan và Nga, vốn duy trì quan hệ với cả hai nước, đã đề nghị làm trung gian hòa giải cuộc xung đột mới nhất. Bộ Ngoại giao Nga cho biết họ hy vọng hai nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, đều là nơi có các căn cứ quân sự của Nga, sẽ 'tuân thủ nghiêm ngặt các cam kết đã đưa ra trong các cuộc đàm phán'.

Bộ cho biết: 'Nga sẵn sàng tiếp tục cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết cho quá trình này phù hợp với các nguyên tắc của quan hệ đối tác chiến lược và liên minh với Kyrgyzstan và Tajikistan'.

Ngoại trưởng Lavrov cũng hoan nghênh các thỏa thuận của các bên về việc giải quyết ở biên giới Kyrgyz-Tajik. Bộ cho biết: 'Nga hoan nghênh các thỏa thuận mà các bên đạt được - theo chỉ thị của các nhà lãnh đạo Kyrgyzstan và Tajikistan - về việc giải quyết xung đột bằng các biện pháp chính trị và ngoại giao'.

Bộ nói thêm rằng Nga hy vọng rằng 'Kyrgyzstan và Tajikistan sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các cam kết của họ vì lợi ích bình thường hóa hoàn toàn tình hình, vừa khôi phục bầu không khí tin cậy và quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa hai dân tộc anh em'.

Bộ Ngoại giao Nga đưa tin cuộc hội đàm diễn ra theo sáng kiến ​​của phía Nga.

Quang Anh

Tin khác

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (26/4) nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên là "đối tác chứ không phải đối thủ", nhưng có "một số vấn đề" cần giải quyết trong mối quan hệ của giữa hai nước.

Thế giới 24h
Lũ lụt nghiêm trọng trên khắp Đông Phi, Kenya triển khai quân đội ứng cứu

Lũ lụt nghiêm trọng trên khắp Đông Phi, Kenya triển khai quân đội ứng cứu

(CLO) Quân đội Kenya đã được triển khai để hỗ trợ các hoạt động cứu hộ, sau khi lũ lụt do mưa lớn đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho người dân trên khắp Đông Phi trong tháng qua.

Thế giới 24h
Houthi bắn tên lửa trúng tàu chở dầu Andromeda Star ở Biển Đỏ

Houthi bắn tên lửa trúng tàu chở dầu Andromeda Star ở Biển Đỏ

(CLO) Lực lượng Houthi ở Yemen hôm thứ Bảy (27/4) cho biết, tên lửa của họ đã bắn trúng tàu chở dầu Andromeda Star ở Biển Đỏ. Công ty an ninh hàng hải Ambrey của Vương quốc Anh cho biết thuyền trưởng đã báo cáo thiệt hại của con tàu.

Thế giới 24h
Pháp kêu gọi EU tăng cường khả năng phòng thủ, giảm lệ thuộc vào Mỹ

Pháp kêu gọi EU tăng cường khả năng phòng thủ, giảm lệ thuộc vào Mỹ

(CLO) Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thảo luận về một tương lai mới cho Liên minh châu Âu (EU), với mục tiêu tăng cường khả năng phòng thủ và thể hiện sự tự chủ chiến lược, giảm phụ thuộc vào Mỹ.

Thế giới 24h
Đài Loan (Trung Quốc) lại rung chuyển bởi động đất

Đài Loan (Trung Quốc) lại rung chuyển bởi động đất

(CLO) Hai trận động đất với cường độ cao nhất lên tới 6,1 độ richter đã xảy ra ở quận Hoa Liên phía đông Đài Loan (Trung Quốc) vào thứ Bảy (27/4), theo cơ quan quản lý thời tiết của hòn đảo này cho biết và chưa có báo cáo ngay lập tức về thiệt hại.

Thế giới 24h