LHQ cảnh báo có hàng nghìn người chết đói ở Myanmar

10/06/2021 11:44

(CLO) Đặc phái viên Liên Hợp Quốc Tom Andrews cho biết người dân ở Kayah đang rất cần thực phẩm, nước uống và các nguồn cung cấp thiết yếu khác. Ông cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế gây áp lực lên chính quyền quân sự cầm quyền của nước này.

Người dân di tản vì giao tranh ở tây bắc Myanmar. Ảnh: Reuters

Người dân di tản vì giao tranh ở tây bắc Myanmar. Ảnh: Reuters

Bài liên quan

Myanmar: Bà Suu Kyi yêu cầu luật sư cung cấp tiền và thức ăn

ASEAN kêu gọi Trung Quốc hợp tác về Myanmar

Thái Lan lo ngại bạo lực bùng phát ở Myanmar

Một quan chức hàng đầu của Liên hợp quốc đã cảnh báo hôm thứ Tư (9/6) rằng nạn đói và bệnh tật ở bang Kayah, miền đông Myanmar có thể dẫn đến 'cái chết hàng loạt' trong khu vực. Các cuộc giao tranh giữa các nhóm nổi dậy và chính quyền quân sự cầm quyền của đất nước đã khiến hàng nghìn người ở Kayah phải di tản và gây ra tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng các nguồn cung cấp nhân đạo như thực phẩm, nước uống và thuốc men.

Tom Andrews, Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình hình nhân quyền ở Myanmar, cho biết trong một tuyên bố đăng trên Twitter.

Kayah có dân số ước tính từ 350.000 đến 400.000 người. Một số nhóm phiến quân Kayah đang chiến đấu với quân đội Myanmar trong khu vực.

Andrews tuyên bố quân đội đã thiết lập các chốt chặn để ngăn chặn các nguồn cung cấp thiết yếu trong khu vực, cùng với việc đặt mìn trên các con đường giao thông chính. Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế gây áp lực lên chính quyền.

Ông nói: “Hơn bao giờ hết, cộng đồng quốc tế phải cắt đứt quyền tiếp cận với các nguồn lực mà chính quyền cần để tiếp tục các cuộc tấn công tàn bạo này nhằm vào người dân Myanmar".

Các mối quan ngại về nhân đạo cũng được đặt ra ở một khu vực khác của Myanmar, sau khi chính quyền khu vực buộc tổ chức từ thiện y tế quốc tế Bác sĩ không biên giới (MSF) ngừng hoạt động ở thành phố Dawei, miền nam nước này.

MSF điều hành một trung tâm chăm sóc HIV trong thành phố, hỗ trợ hơn 2.000 bệnh nhân.

Tổ chức từ thiện nói với hãng tin AFP: “Việc đình chỉ các hoạt động của MSF có thể đe dọa tính mạng của nhiều bệnh nhân của chúng tôi vào thời điểm các dịch vụ công cộng vẫn bị gián đoạn nghiêm trọng".

Các bệnh viện công trên khắp Myanmar vẫn đóng cửa do các bác sĩ tham gia cuộc đình công chống lại chính phủ. MSF đã kêu gọi tất cả các bên đảm bảo quyền tiếp cận chăm sóc sức khỏe không bị cản trở.

Myanmar đã bị chính quyền quân sự cai trị kể từ ngày 1/2, khi Cố vấn Nhà nước Aung Sang Suu Kyi và các thành viên khác của Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) bị phế truất trong một cuộc đảo chính. Thống tướng Min Aung Hlaing từ đó trở thành nhà lãnh đạo trên thực tế của đất nước.

Cuộc đảo chính diễn ra sau khi quân đội cáo buộc bà Suu Kyi và đảng NLD gian lận trong cuộc tổng tuyển cử năm ngoái. Bà Suu Kyi, người đã bị bắt giữ bởi cuộc tấn công, sẽ ra hầu tòa vào đầu tuần tới.

Bà Suu Kyi đã bị cáo buộc vi phạm các hạn chế COVID-19 trong chiến dịch bầu cử năm ngoái và nhập khẩu trái phép máy bộ đàm cho vệ sĩ của bà, cùng các cáo buộc khác. Những người ủng hộ bà Suu Kyi tin rằng các cáo buộc có động cơ chính trị.

Các cuộc biểu tình đã nổ ra trên khắp Myanmar kể từ sau cuộc đảo chính, với việc quân đội đàn áp những người biểu tình chống chính phủ. Hơn 850 người biểu tình đã bị giết trong cuộc đàn áp, theo các nhóm nhân quyền.

    Nổi bật
        Mới nhất
        LHQ cảnh báo có hàng nghìn người chết đói ở Myanmar
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO