LHQ kêu gọi làm thất bại cuộc đảo chính ở Myanmar

Thứ năm, 04/02/2021 18:36 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết thế giới phải cùng nhau làm cho chiến dịch đảo chính quân sự thất bại. Trong khi đó, các tướng lĩnh của Myanmar đã ra lệnh cho các nhà cung cấp internet hạn chế quyền truy cập vào Facebook vài ngày sau khi họ nắm quyền.

Mọi người nháy đèn điện thoại di động trong khi hát các bài quốc ca nhằm phản đối cuộc đảo chính hôm thứ Hai, ở trung tâm thành phố Yangon, Myanmar, vào thứ Tư. Ảnh: AFP

Mọi người nháy đèn điện thoại di động trong khi hát các bài quốc ca nhằm phản đối cuộc đảo chính hôm thứ Hai, ở trung tâm thành phố Yangon, Myanmar, vào thứ Tư. Ảnh: AFP

Bài liên quan

Ngày 1/2, quốc gia Đông Nam Á đã trở lại sự cai trị trực tiếp bởi quân đội khi cố vấn cao cấp Aung San Suu Kyi và các nhà lãnh đạo dân sự khác bị bắt giữ trong một loạt các cuộc đột kích rạng sáng, kết thúc nền dân chủ mới được thiết trên đất nước này chưa tròn một thập kỷ. 

Cuộc đảo chính quân sự ngày 1/2 tại Myanmar đã vấp phản đối của cộng đồng quốc tế và lo ngại quân đội sẽ kéo 54 triệu dân nước này trở lại chế độ quân phiệt - điều đã biến Myanmar thành một trong những quốc gia nghèo khó và bị đàn áp nhất châu Á.

Hôm thứ Tư (3/2), Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Guterres cho biết ông sẽ gây áp lực buộc các tướng lãnh của Myanmar phải đảo ngược hướng đi, đây là một trong những bình luận mạnh mẽ nhất của ông.

Ông Guterres nói với The Washington Post: “Chúng ta sẽ làm mọi cách để huy động tất cả các thành phần chủ chốt và cộng đồng quốc tế gây áp lực đủ lớn lên Myanmar, để đảm bảo rằng cuộc đảo chính này sẽ thất bại".

"Hoàn toàn không thể chấp nhận được việc đảo ngược kết quả của cuộc bầu cử và ý chí của người dân", Tổng thư ký LHQ tuyên bố. 

Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing biện minh cho cuộc đảo chính của mình bằng cáo buộc gian lận cử tri phổ biến trong cuộc bầu cử vào tháng 11/2020. 

Trong khi đó, các nhà quan sát quốc tế và địa phương cũng như giám sát bầu cử của chính Myanmar cho biết không có vấn đề lớn nào có thể ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của cuộc bỏ phiếu.

Thực tế, đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi, người không được xuất hiện trước công chúng kể từ khi bị giam giữ, đã giành được chiến thắng vang dội trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua. Còn đảng Đoàn kết và Phát triển Liên minh (USDP) do quân đội hậu thuẫn thất bại nặng nề.

Hiến pháp của Myanmar đảm bảo quân đội giữ được ảnh hưởng đáng kể, bao gồm một phần tư số ghế quốc hội và quyền kiểm soát các bộ chủ chốt. Tuy nhiên, các nhà phân tích nói rằng các tướng lĩnh hàng đầu lo ngại ảnh hưởng của họ đang suy yếu trước lời kêu gọi phản đối của bà Suu Kyi.

Hôm thứ Tư (3/2), các nhà chức trách đã đưa ra một cáo buộc không rõ ràng để biện minh cho việc giam giữ người phụ nữ 75 tuổi này. Theo đảng NLD, bà Suu Kyi bị buộc tội theo luật xuất nhập khẩu của Myanmar sau khi nhà chức trách tìm thấy bộ đàm không được đăng ký tại nhà của bà.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã tổ chức cuộc họp khẩn hôm thứ Ba (2/2) nhưng không thống nhất được tuyên bố lên án cuộc đảo chính.

Để được thông qua, nó cần có sự hỗ trợ của Trung Quốc và Nga, cả hai đều nắm quyền phủ quyết với tư cách là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an và là những người ủng hộ chính của Myanmar tại Liên hợp quốc.

Các nhà ngoại giao cho biết, Nga và Trung Quốc yêu cầu thêm thời gian để xử lý phản ứng của Hội đồng Bảo an. Các lựa chọn quốc tế có thể bị hạn chế.

Các tướng lĩnh cấp cao như Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing đang chịu sự trừng phạt của Hoa Kỳ vì chiến dịch đàn áp của quân đội đối với người Hồi giáo Rohingya của Myanmar, một chiến dịch mà các nhà điều tra của Liên Hợp Quốc đã mô tả là "tội ác diệt chủng". 

Tuy nhiên, quân đội nước này đã có nhiều thập kỷ kinh nghiệm trong việc lách các lệnh trừng phạt.

Chặn Facebook, cảnh báo bạo loạn

Kể từ đầu tuần, các binh sĩ vũ trang trở lại đường phố ở khắp các thành phố lớn tại Myanmar và việc tiếp quản chính quyền dân sự đã không gặp phải sự phản kháng nào. 

Tuy nhiên, người dân ở cố đô Yangon sau đó đã đổ ra đường bày tỏ sự phản đối với hành động đảo chính của quân đội cũng như truy cập mạng xã hội đặc biệt là trên Facebook, để lên tiếng phản đối và chia sẻ các kế hoạch chống đối với phong trào bất tuân dân sự.

Telenor, một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông chính của Myanmar, xác nhận hôm thứ Năm (5/2) rằng các nhà chức trách đã ra lệnh 'tạm thời chặn' quyền truy cập vào Facebook.

Công ty thuộc sở hữu của Na Uy cho biết họ phải tuân thủ nhưng "không tin rằng yêu cầu này dựa trên sự cần thiết và tương xứng, phù hợp với luật nhân quyền quốc tế".

Facebook xác nhận quyền truy cập 'hiện đang bị gián đoạn đối với một số người' và công ty này đã thúc giục các nhà chức trách khôi phục kết nối.

NetBlocks, công ty giám sát tình trạng mất Internet trên toàn thế giới, cho biết sự gián đoạn cũng ảnh hưởng đến các ứng dụng do Facebook sở hữu như Instagram và WhatsApp.

Đối với nhiều người ở Myanmar, Facebook là cổng vào Internet và là một cách quan trọng để thu thập thông tin.

Aye, một doanh nhân 32 tuổi phản đối cuộc đảo chính cho biết: "Thứ đầu tiên chúng tôi nhìn vào mỗi buổi sáng là điện thoại của mình, thứ cuối cùng chúng tôi nhìn vào ban đêm là điện thoại của mình". 

Quân đội Myanmar đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm và cho biết họ hứa hẹn sẽ tổ chức cuộc bầu cử mới sau khi các cáo buộc về cử tri bất thường được giải quyết.

Điều này đã gây ra sự tức giận lớn trong nội bộ quốc gia. Tuy nhiên, chống lại quân đội là hành động đầy rủi ro. Trong thời gian chính quyền quân đội cai trị, sự bất đồng chính kiến ​​đã bị dập tắt với hàng nghìn nhà hoạt động - bao gồm cả bà Suu Kyi - bị giam giữ trong nhiều năm.

Sự kiểm duyệt lan rộng và quân đội thường xuyên triển khai lực lượng trấn áp, đáng chú ý nhất là trong các cuộc biểu tình lớn vào năm 1988 và 2007.

Chính phủ quân sự mới đã đưa ra cảnh báo rằng mọi người không nên nói hoặc đăng bất cứ điều gì có thể "khuyến khích bạo loạn hoặc tình hình bất ổn".

Mai Bùi

Tin khác

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

(CLO) Chiều 28/3, tại Hà Nội, Báo Hànộimới phát động Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 67 năm ngày Báo Hànộimới mới xuất bản số hàng ngày đầu tiên (24/10/1957-24/10/2024) và Kỷ niệm 35 năm xuất bản ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần (2/4/1989-2/4/2024).

Nghề báo
Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

(CLO) Ngày 28/3, Bộ Công thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương về việc bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công thương.

Nghề báo
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Nghề báo
Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

(CLO) Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng (2/4/1904 - 2/4/2024), chiều 27/3, tại TP Hải Dương, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao Giải báo chí "Hải Dương khát vọng, phát triển".

Nghề báo
Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

(CLO) Ngày 26/3, nhân kỷ niệm 93 Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư cho Trường Trung học Cơ sở Trung Yên, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Nghề báo