Một năm sau ca tử vong ở Vũ Hán, nguồn gốc virus Corona vẫn là một câu hỏi

Thứ hai, 11/01/2021 10:40 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đây là câu hỏi khoa học cấp bách nhất thế giới, nhưng các chuyên gia cảnh báo có thể không bao giờ có câu trả lời chính xác về nguồn gốc của virus Corona.

Công nhân gần Chợ bán buôn hải sản Huanan ở Vũ Hán, thuộc tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, vào tháng 3/2020. Ảnh: AFP-JIJI

Công nhân gần Chợ bán buôn hải sản Huanan ở Vũ Hán, thuộc tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, vào tháng 3/2020. Ảnh: AFP-JIJI

Bài liên quan

Ngày 11 tháng 1 đánh dấu một năm ngày kỷ niệm Trung Quốc xác nhận cái chết đầu tiên của bệnh nhân COVID-19, đó là một người đàn ông 61 tuổi thường xuyên tới chợ ẩm thực nổi tiếng ở Vũ Hán.

Gần 2 triệu người chết kể từ thời điểm đó. Đại dịch vẫn chưa được kiểm soát trên khắp thế giới, khiến hàng chục triệu người ốm yếu, nền kinh tế toàn cầu bị tàn phá và những lệnh cấm bay giữa các quốc gia được áp đặt.

Trung Quốc, quốc gia đã kiểm soát rộng rãi đại dịch trên đất của mình, vẫn đang thực hiện những nỗ lực độc lập để truy tìm nguồn gốc của virus và câu hỏi trọng tâm là làm thế nào nó lây nhiễm từ động vật sang người.

Có rất ít tranh cãi rằng loại virus khiến cả thế giới phải bó tay đã gây ra đợt bùng phát đầu tiên được biết đến vào cuối năm 2019 tại một khu chợ hải sản ở thành phố Vũ Hán, miền trung Trung Quốc, nơi động vật hoang dã được bán làm thực phẩm và mầm bệnh được cho là có nguồn gốc ở một loài dơi chưa xác định.

Nhưng dấu vết kết thúc ở đó, bị che lấp bởi một hỗn hợp các manh mối tiếp theo cho thấy nguồn gốc của nó có thể có trước Vũ Hán cũng như các thuyết âm mưu - được Tổng thống Mỹ Donald Trump khuếch đại - là nó bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.

Các nhà virus học hàng đầu cho biết, xác định nguồn gốc là rất quan trọng để sớm dập tắt các đợt bùng phát trong tương lai, cung cấp các manh mối có thể để hướng dẫn các quyết định chính sách về việc có nên tiêu hủy các quần thể động vật, kiểm dịch những người bị ảnh hưởng hay hạn chế săn bắt động vật hoang dã và các tương tác giữa người và động vật khác.

Peter Daszak, chủ tịch của EcoHealth Alliance, một tổ chức toàn cầu tập trung vào phòng chống bệnh truyền nhiễm, cho biết: “Nếu chúng ta có thể xác định lý do tại sao virus tiếp tục bùng phát, chúng ta có thể giảm thiểu những tác nhân tiềm ẩn đó".

Những nghi ngờ về các khu chợ ở Vũ Hán

Trung Quốc đã giành được sự ủng hộ sớm vì đã báo cáo virus và giải mã kịp thời chuỗi gen của nó, so với việc họ bị cho là che đậy đợt bùng phát dịch SARS hồi năm 2002-03.

Tuy nhiên, dường như các nhà chức trách Vũ Hán ban đầu cố gắng làm giảm nhẹ về nguy cơ của sự bùng phát và sau đó đã dành nhiều tuần quý giá để phủ nhận việc lây truyền từ người sang người.

Ngay từ đầu, các quan chức Trung Quốc đã tuyên bố thẳng thừng rằng dịch bệnh bùng phát tại Chợ Hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán.

Nhưng dữ liệu của Trung Quốc vào tháng 1 năm 2020 cho thấy một số trường hợp đầu tiên không có mối liên hệ nào được biết đến với khu chợ hiện đã đóng cửa này, điều này cho thấy một nguồn tin khác.

Câu chuyện của Trung Quốc lại được tái hiện vào tháng 3 năm ngoái, khi quan chức kiểm soát dịch bệnh hàng đầu của Trung Quốc, giáo sư Gao Fu cho biết thị trường động vật không phải là nguồn gốc mà là “nạn nhân”, và cho rằng đó là nơi mà mầm bệnh chỉ đơn thuần được khuếch đại.

Nhưng Trung Quốc đã công bố thông tin ít ỏi về các mẫu động vật và môi trường lấy tại chợ có thể hỗ trợ các nhà điều tra, các chuyên gia nói.

Và điều đó khiến các chuyên gia nước ngoài gặp nhiều khó khăn, với một sứ mệnh đã được lên kế hoạch của các nhà nghiên cứu virus của Tổ chức Y tế Thế giới hiện đang trong tình trạng chờ sau khi Trung Quốc vẫn chưa cho phép họ nhập cảnh.

Hôm thứ Bảy (9/1), một quan chức y tế hàng đầu của Trung Quốc cho biết nước này hiện đã "sẵn sàng" cho đội 10 chuyên gia và tạo điều kiện cho chuyến thăm Vũ Hán.

Tuy nhiên, "thời gian cụ thể đang được xác định", Thứ trưởng Ủy ban Y tế Quốc gia Zeng Yixin nói với các phóng viên.

Những ca nhiễm cúm thông thường?

Những gì các nhà khoa học sẽ được phép tiếp cận hoặc có thể mong đợi tìm thấy trong một năm tới cũng đang bị nghi ngờ. Các chuyên gia cho rằng các nhà chức trách có thể đã tiêu hủy hoặc loại bỏ các bằng chứng quan trọng trong một phản ứng ban đầu hoảng loạn.

Mọi đợt bùng phát đều diễn ra theo cùng một cách. Nó hỗn loạn và mất kiểm soát", ông Daszak nói.

“Họ đã không làm tốt công việc điều tra động vật từ sớm”, ông nói thêm. “Về mặt nào đó, họ khá cởi mở, ở những khía cạnh khác, họ lại ít cởi mở hơn”.

Các nhân viên y tế chăm sóc một bệnh nhân tại Bệnh viện Chữ thập đỏ Vũ Hán vào tháng Giêng năm 2020. Ảnh: AFP-JIJI

Các nhân viên y tế chăm sóc một bệnh nhân tại Bệnh viện Chữ thập đỏ Vũ Hán vào tháng Giêng năm 2020. Ảnh: AFP-JIJI

Lý do giữ bí mật của Trung Quốc là không rõ ràng, Bắc Kinh được cho là có thể muốn che giấu những sai sót về quy định hoặc điều tra để tránh sự bối rối trong nước hoặc “đòn phản công” trên toàn cầu. Ông Daniel Lucey, một nhà dịch tễ học của Đại học Georgetown, người theo dõi chặt chẽ các đợt bùng phát toàn cầu cho biết.

Ông Lucey cho biết thêm, các chợ tại Vũ Hán thậm chí có thể không phải là vấn đề. Ông lưu ý rằng virus đã lây lan nhanh chóng ở Vũ Hán vào tháng 12 năm 2019, cho thấy rằng nó đã xuất hiện và lây truyền sớm hơn nhiều.

Đó là bởi vì virus có thể mất vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm để phát triển các đột biến cần thiết và rất dễ lây lan giữa người với người.

Nhận định nguồn gốc từ chợ động vật là “không hợp lý với bất kỳ điều gì”, ông Lucey nói. "Nó xảy ra một cách tự nhiên và phải trước đó nhiều tháng, có lẽ một năm, hoặc có thể hơn một năm".

Dấu vết hiện đã trở nên nguội lạnh, với những manh mối nhỏ giọt sau đó chỉ làm tăng thêm sự nhầm lẫn, bao gồm cả những phát hiện rằng virus có thể đã tồn tại ở châu Âu và Brazil trước khi bùng phát ở Vũ Hán.

'Chúng ta sẽ không bao giờ biết chắc chắn'

Ông Daszak vẫn hy vọng nguồn gốc của virus Corona có thể được tìm thấy, đặc biệt là sau thất bại trong cuộc tái đắc cử của Trump.

Ông Daszak đổ lỗi cho Tổng thống Trump vì đã "giết chết" sự hợp tác với Trung Quốc bằng cách chính trị hóa virus - khi gọi đó là "virus Trung Quốc" - và chính quyền của ông Trump quảng bá thuyết âm mưu là Trung Quốc tạo ra nó trong phòng thí nghiệm, điều mà các nhà khoa học bác bỏ.

Tôi tin rằng cuối cùng chúng ta sẽ tìm ra loài dơi gây bệnh và con đường có thể xảy ra”, ông Daszak nói.

Diana Bell, một chuyên gia về bệnh động vật hoang dã tại Đại học East Anglia, người đã nghiên cứu về virus SARS, Ebola và các mầm bệnh khác, cho biết việc tập trung vào một loài có nguồn gốc cụ thể là sai lầm.

Cô ấy nói rằng mối đe dọa lớn đã lộ diện: Hoạt động buôn bán động vật hoang dã toàn cầu.

“Chúng ta cần phải ngăn chặn việc buôn bán động vật hoang dã để làm thức ăn cho con người”.

Mai Bùi

Tin khác

Có phải việc tạo mây đã gây ra trận lụt lịch sử ở UAE và Oman?

Có phải việc tạo mây đã gây ra trận lụt lịch sử ở UAE và Oman?

(CLO) Nhiều người cho rằng, trận lụt lịch sử 75 năm mới có một lần tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Oman có nguyên nhân từ việc gieo hạt mây để làm mưa nhân tạo. Vậy thực hư điều đó như thế nào?

Thế giới 24h
Phóng viên chiến trường Nga thiệt mạng ở Ukraine

Phóng viên chiến trường Nga thiệt mạng ở Ukraine

(CLO) Semyon Eremin, phóng viên chiến trường của tờ báo Izvestia (Nga), đã thiệt mạng trong khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, theo tờ báo này đưa tin trên trang web của mình.

Thế giới 24h
Ukraine nói bắn hạ 'cỗ máy dội bom' chiến lược Tu-22M của Nga

Ukraine nói bắn hạ 'cỗ máy dội bom' chiến lược Tu-22M của Nga

(CLO) Quân đội Ukraine tuyên bố rằng họ đã bắn hạ một máy bay ném bom chiến lược Tu-22M của Nga vào thứ Sáu (19/4), sau khi "cỗ máy dội bom" này tham gia cuộc không kích tầm xa ở vùng Dnipropetrovsk thuộc miền trung Ukraine.

Thế giới 24h
Triều Tiên tuyên bố thử đầu đạn tên lửa hành trình 'siêu lớn'

Triều Tiên tuyên bố thử đầu đạn tên lửa hành trình 'siêu lớn'

(CLO) Triều Tiên hôm thứ Bảy (20/4) cho biết, họ đã thử nghiệm một đầu đạn tên lửa hành trình “siêu lớn” và một tên lửa phòng không mới ở khu vực ven biển phía tây nước này.

Thế giới 24h
Một người tự thiêu bên ngoài phiên tòa xét xử ông Trump

Một người tự thiêu bên ngoài phiên tòa xét xử ông Trump

(CLO) Một người đàn ông đã tự thiêu vào thứ Sáu (19/4) bên ngoài tòa án ở New York, nơi đang diễn ra phiên tòa lịch sử xét xử cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Động cơ của vụ việc chưa được làm rõ.

Thế giới 24h