Myanmar: Bạo lực gia tăng, số người chết vượt qua cuộc biểu tình năm 2007

Thứ sáu, 05/03/2021 13:33 PM - 0 Trả lời

(CLO) Với 38 người thiệt mạng hôm thứ Tư (3/3), ngày đẫm máu nhất kể từ cuộc đảo chính của quân đội ngày 1/2, Myanmar đã chứng kiến số người chết nhiều hơn so với cuộc đàn áp các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ vào năm 2007 mà phần lớn do các nhà sư lãnh đạo.

Những người biểu tình chặn một con đường ở Yangon vào ngày 4 tháng 3 năm 2021 - Ảnh: Reuters

Những người biểu tình chặn một con đường ở Yangon vào ngày 4 tháng 3 năm 2021 - Ảnh: Reuters

Bài liên quan

Theo Liên hợp quốc, 38 người đã thiệt mạng hôm thứ Tư, khi quân đội và cảnh sát Myanmar tiếp tục với lập trường cứng rắn, không quan tâm đến lời kêu gọi kiềm chế từ các quốc gia khác. Kể từ đầu tuần này, lực lượng an ninh Myanmar đã mở rộng quy mô trấn án người biểu tình, tăng cường sử dụng các biện pháp mạnh như lựu đạn cay, sử dụng đạn cao su và cả đạn thật.

Theo Christine Schraner Burgener, đặc phái viên của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về Myanmar, hơn 50 người Myanmar đã thiệt mạng sau cuộc đảo chính. Con số này đã vượt qua báo cáo Liên Hợp Quốc có 31 người đã chết trong cuộc đàn áp các biểu tình của quân đội Myanmar năm 2007.

Đặc phái viên Burgener cho biết vũ khí tự động đã được sử dụng lần này và lên án phản ứng thái quá của quân đội đối với các cuộc biểu tình ôn hòa.

Trong khi đó, tờ Global New Light của Myanmar, một tờ báo nhà nước bằng tiếng Anh, đã đăng dòng chính thức hôm thứ Năm (4/3) rằng “những người biểu tình đang sử dụng nhiều phương pháp để kích động bạo loạn. Chỉ có vũ khí để kiểm soát đám đông được sử dụng để giảm thiểu thương tích”.

Hôm thứ Ba (2/3), cơ quan ngôn luận của nhà nước quân sự Myanmar đã đưa tin về một cuộc họp ngày hôm trước của chính quyền, Hội đồng Hành chính Nhà nước, dưới sự chủ trì của Thượng tướng Min Aung Hlaing. "Chúng tôi đang kiểm soát tình hình với các thiết bị tối thiểu", ông được trích dẫn nói. "Chúng tôi linh hoạt hơn các biện pháp mà các quốc gia khác áp dụng".

Ám ảnh quá khứ

Tình hình cho đến nay vẫn chưa leo thang như năm 1988 khi hơn 3.000 người thiệt mạng trên khắp Miến Điện và Myanmar như tên gọi hiện tại. Lãnh đạo chính trị Aung Gyi, cựu trung úy chủ chốt của Tướng Ne Win, nhà độc tài Miến Điện từ năm 1962 đến 1988, tin rằng con số tử vong cao hơn nhiều.

Cuộc đổ máu chính xảy ra giữa khi các cuộc biểu tình chính thức bắt đầu vào ngày 8 tháng 8 và một cuộc đảo chính được tổ chức vào ngày 18 tháng 9 bởi Thượng tướng Saw Maung, người tiền nhiệm của Min Aung Hlaing.

Các binh sĩ tuần tra trung tâm Yangon vào đầu tháng 8 năm 1988 mang theo vũ khí tự động có gắn lưỡi lê và súng ngắn 12 ly để giải tán đám đông - Ảnh: Dominic Faulder

Các binh sĩ tuần tra trung tâm Yangon vào đầu tháng 8 năm 1988 mang theo vũ khí tự động có gắn lưỡi lê và súng ngắn 12 ly để giải tán đám đông - Ảnh: Dominic Faulder

Cuộc đảo chính năm 1988 được thực hiện bởi Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật pháp Nhà nước (SLORC), và khiến 500 người khác chết trên đường phố - một con số được chính tướng Saw Maung xác nhận vào tháng 1 năm 1989 với các nhà báo.

Tướng Saw Maung cho biết: “Đã có hơn 500 trường hợp tử vong khác xảy ra trong các cuộc cướp phá và phá hủy các nhà máy và xưởng sản xuất”.

Khi tình trạng hỗn loạn trở nên sâu sắc hơn, nhiều vũ khí chết người hơn đã được sử dụng. "Trong tình trạng thiết quân luật, chúng tôi có quyền quản lý quân sự - điều duy nhất còn lại là bắn bằng vũ khí mà bạn có", Saw Maung nói.

Quân đội Myanmar, hay Tatmadaw, có một lịch sử lâu dài về bạo lực không cân xứng đối với các nhóm thiểu số và những người bất đồng chính kiến. Vào năm 2017, một cuộc truy quét tàn bạo của quân đội đã đẩy hơn 740.000 người Rohingya, một dân tộc thiểu số chủ yếu là người Hồi giáo, vượt biên giới sang Bangladesh để làm nơi trú ẩn.

Đã có những cuộc di cư nhỏ hơn của người Rohingya trong những năm qua. Một cuộc đàn áp quân sự vào năm 1977 đã khiến 200.000 người Rohingya được báo cáo vào Bangladesh.

Ngoài cuộc nổi dậy do sinh viên lãnh đạo năm 1988, hai cuộc biểu tình trước đó ở Yangon đã bị đàn áp dã man. Vào tháng 7 năm 1962, quân đội đã vây bắt hàng ngàn sinh viên biểu tình chống lại Hội đồng Cách mạng của Tướng Ne Win tại Đại học Rangoon.

Có tới 150 sinh viên được cho là đã bị bắn hoặc bằng lưỡi lê bởi những người lính xông vào khuôn viên trường. Số liệu chính thức chỉ bằng 1/10 con số đó. Quân đội sau đó đã phá hủy tòa nhà lịch sử của Hội Sinh viên, nơi từng là điểm nóng của các cuộc biểu tình chống thực dân Anh trong những năm 1930.

Vào tháng 12 năm 1974, có một cuộc biểu tình khác do sinh viên lãnh đạo liên quan đến việc trao trả thi hài của U Thant, tổng thư ký thứ ba của Liên Hợp Quốc. Những sinh viên cảm thấy ông U Thant không được tôn vinh đầy đủ bởi chế độ Ne Win đã đánh cắp thi hài để chuẩn bị cho một buổi lễ thay thế. Có gần 3.000 vụ bắt giữ và ước tính số người chết từ dưới 13 tuổi đến hơn 100 người.

Quân đội lúc này đang ra sức trấn áp những đòi hỏi công nhận kết quả của cuộc tổng tuyển cử diễn ra vào tháng 11 năm ngoái - một chiến thắng vang dội thậm chí còn lớn hơn cho Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) do Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi dẫn đầu so với cuộc tổng tuyển cử năm 2015. Nhiều người biểu tình hiện tại mang theo biểu ngữ ủng hộ Ủy ban đại diện cho Nghị viện Liên minh (CRPH).

CRPH bao gồm các nhà lập pháp NLD được bầu gần đây, những người tiếp tục duy trì quyền nắm giữ ghế của họ trong quốc hội. Chính quyền đã bãi bỏ vị trí cố vấn nhà nước của Suu Kyi - được tạo ra để phá vỡ một rào cản hiến pháp về việc bà trở thành Tổng thống do là góa phụ của một người nước ngoài. Bà Suu Kyi hiện đang phải đối mặt với truy tố về một số tội danh.

CRPH đã bổ nhiệm 9 quyền bộ trưởng từ các cấp bậc của mình, bao gồm cả một Bộ trưởng ngoại giao - một vị trí trước đây do bà Suu Kyi đảm nhiệm. Cơ quan này hướng tới hoạt động như một "chính phủ lâm thời" cho đến khi bà Suu Kyi và những người khác được trả tự do.

Chấn Phong

Tin khác

Đã chọn đủ 12 thành viên bồi thẩm đoàn cho phiên tòa hình sự xét xử ông Trump

Đã chọn đủ 12 thành viên bồi thẩm đoàn cho phiên tòa hình sự xét xử ông Trump

(CLO) Phiên tòa hình sự lịch sử xét xử cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Năm (18/4) đã chọn đủ 12 thành viên bồi thẩm đoàn. Những người này sẽ đánh giá ông có tội hay vô tội trong vụ án "trả tiền bịt miệng" cho một ngôi sao khiêu dâm.

Thế giới 24h
Nhiều sự bất bình khi Mỹ ngăn Liên hợp quốc chính thức kết nạp Palestine

Nhiều sự bất bình khi Mỹ ngăn Liên hợp quốc chính thức kết nạp Palestine

(CLO) Mỹ hôm thứ Năm (18/4) đã ngăn Hội đồng Bảo an thông qua tư cách thành viên chính thức của Palestine tại Liên hợp quốc. Nhiều tiếng nói bất bình đã được đưa ra sau quyết định của Mỹ.

Thế giới 24h
UNICEF: Hơn 13.800 trẻ em thiệt mạng ở Gaza kể từ khi Israel tấn công

UNICEF: Hơn 13.800 trẻ em thiệt mạng ở Gaza kể từ khi Israel tấn công

(CLO) Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) Catherine Russell cho biết, hơn 13.800 trẻ em đã thiệt mạng ở Gaza kể từ khi Israel phát động cuộc chiến toàn diện ở lãnh thổ này.

Thế giới 24h
Núi lửa phun trào dữ dội ở Indonesia, người dân sơ tán và sân bay đóng cửa

Núi lửa phun trào dữ dội ở Indonesia, người dân sơ tán và sân bay đóng cửa

(CLO) Indonesia đã đóng cửa một sân bay cấp tỉnh và sơ tán hàng trăm người sau khi núi lửa Ruang phun trào dữ dội dung nham, đá và tro bụi trong nhiều ngày.

Thế giới 24h
Đức bắt hai người gốc Nga bị cáo buộc âm mưu phá hoại quân sự

Đức bắt hai người gốc Nga bị cáo buộc âm mưu phá hoại quân sự

(CLO) Hai công dân Đức gốc Nga đã bị bắt ở Đức vì bị cáo buộc âm mưu tấn công phá hoại, bao gồm cả các cơ sở quân sự của Mỹ, nhằm làm suy yếu sự hỗ trợ quân sự cho Ukraine, theo các công tố viên Đức cho biết vào thứ Năm.

Thế giới 24h