Ngày 4/6, Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề về trật tự, an toàn xã hội

Thứ hai, 03/06/2019 06:55 AM - 0 Trả lời

(CLO) Công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm ma tuý; đấu tranh với tội phạm tín dụng đen, băng nhóm hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, tội phạm xâm hại trẻ em… là những nội dung sẽ được các đại biểu Quốc hội chất vấn thành viên Chính phủ.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm sẽ trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội nhóm vấn đề về an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Ảnh: Zing

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm sẽ trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội nhóm vấn đề về an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Ảnh: Zing

Nhóm vấn đề “nóng”

Trong tuần làm việc thứ 3 của kỳ họp thứ 7, theo chương trình, Quốc hội sẽ dành 2,5 ngày (từ ngày 4 đến 6/6) để thực hiện phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Một trong 4 nhóm vấn đề lớn sẽ được Quốc hội chất vấn các thành viên Chính phủ tại kỳ họp này là nhóm vấn đề về lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Cụ thể là công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm về sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý; công tác đấu tranh phòng chống tội phạm liên quan tới hoạt động tín dụng đen, băng nhóm hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, tội phạm xâm hại phụ nữ, trẻ em; công tác đấu tranh, phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm xâm phạm an toàn giao thông, nhất là đối tượng tham gia giao thông sử dụng rượu bia vượt quá mức quy định, sử dụng ma túy hoặc chất kích thích gây hậu quả nghiêm trọng.

Chịu trách nhiệm trả lời chính về nhóm vấn đề này là Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm. Cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về các vấn đề có liên quan có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Bộ trưởng các Bộ: Tư pháp, Quốc phòng, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giao thông vận tải; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao.

Những vấn đề về an ninh, trật tự, an toàn xã hội cũng là nội dung được các đại biểu Quốc hội rất quan tâm tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội hồi tuần trước.

Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Trần Văn Tiến (Đoàn Vĩnh Phúc) cho biết, qua nắm bắt dư luận và qua tiếp xúc cử tri trước kỳ họp, cử tri và nhân dân rất băn khoăn lo lắng trước tình hình xã hội xuất hiện một số hành vi thiếu chuẩn mực đạo đức và lối sống trong xã hội, một số vụ giết người nghiêm trọng gây hoang mang trong nhân dân; tình trạng bạo hành trẻ em và bạo lực học đường ngày càng gia tăng; hoạt động tín dụng đen tràn lan, thiếu sự can thiệp của Nhà nước; tình trạng vận chuyển, buôn bán ma túy và chất gây nghiện ngày càng diễn biến phức tạp; lái xe dùng ma túy, uống rượu gây ra nhiều vụ tai nạn rất thương tâm...

Đại biểu Lê Tấn Tới (Đoàn Bạc Liêu) cũng cho rằng tình hình trật tự xã hội vẫn còn diễn ra phức tạp, nhất là hoạt động của các loại tội phạm liên quan đến tín dụng đen, tội phạm xâm phạm trẻ em, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm ma túy gây lo lắng trong nhân dân.

Cùng trong Đoàn Bạc Liêu, đại biểu Tạ Văn Hạ cũng nhấn mạnh rằng, cử tri và nhân dân cảm thấy lo lắng, bất an khi ít tháng đầu năm 2019 đã xảy ra hàng loạt vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng, thương tâm liên quan đến ma túy, ngáo đá. Bên cạnh đó, tội phạm ma túy diễn biến phức tạp với nhiều vụ buôn bán, vận chuyển, tàng trữ chất ma túy với số lượng lớn, quy mô xuyên quốc gia, thủ đoạn và hoạt động hết sức tinh vi.

Đại biểu nêu dẫn chứng, trong quý I/2019, số vụ ma túy phá được lên tới hơn 6.500 vụ, lớn hơn cả năm 2018. Có những vụ án mà số lượng ma túy bị phát hiện, thu giữ cực lớn và mới đây, đã phát hiện nhiều chất ma túy cực mạnh chưa có trong danh mục các chất ma túy theo Nghị định 73 của Chính phủ.

Đại biểu Bạch Thị Hương Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình phát biểu. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội

Đại biểu Bạch Thị Hương Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình phát biểu. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội

Đại biểu Bạch Thị Hương Thủy (Đoàn Hoà Bình) trăn trở, tội phạm xâm hại tình dục trẻ em có xu hướng gia tăng gây bức xúc cho dư luận và để lại hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Nạn nhân thuộc loại tội phạm này thuộc nhóm đối tượng ít có khả năng tự bảo vệ và đáng lo hơn nữa, độ tuổi phạm tội có xu hướng trẻ hóa, thể hiện sự báo động về sự xuống cấp nhân cách, đạo đức trong xã hội hiện nay.

Giải pháp nào căn cơ, hiệu quả?

Đề cập đến vấn đề hoạt động tâm linh vượt quá giới hạn trong giáo lý, giáo luật của tôn giáo; trật tự xã hội tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, tội phạm ma túy ngày càng tăng về tính chất nguy hiểm và sự manh động, hậu quả khó lường, đại biểu Đặng Hoài Tân (Đoàn Bình Định) cho rằng nguyên nhân chính là từ chính sách pháp luật, sự đầu tư giữa phát triển văn hóa đặt trong mối tương quan biện chứng với kinh tế chưa được cân đối, có biểu hiện chủ quan, coi nhẹ; xử lý vi phạm và chế tài xử lý một số vụ việc chưa nghiêm, chưa đủ sức răn đe...

Nhìn nhận về vấn đề này, đại biểu Võ Thị Như Hoa (Đoàn TP Đà Nẵng) thẳng thắn cho rằng, tại Báo cáo của Chính phủ đã đề cập đến rất nhiều kết quả đã đạt được cũng như rất nhiều hạn chế, bất cập nhưng dường như chưa có đánh giá kỹ và sâu đối với với vấn nạn ma túy khi mà nội dung đề cập chỉ có mấy dòng khái quát chung. Theo đại biểu, việc chưa có sự đánh giá đầy đủ, chính xác, khách quan có thể dẫn đến thiếu giải pháp khắc phục tình trạng này trong thời gian tới.

Còn đại biểu Tạ Văn Hạ cho biết băn khoăn của cử tri và nhân dân gửi tới Chính phủ và cơ quan chức năng là vì sao cả hệ thống chính trị đã nỗ lực như vậy, sự trừng phạt của pháp luật nghiêm khắc là thế mà các loại tội phạm ma túy vẫn diễn biến phức tạp, số người nghiện ma túy vẫn gia tăng. Nguyên nhân chính là do đâu, Chính phủ có giải pháp nào căn cơ, hiệu quả hơn, có thể như bản cam kết trước cử tri và nhân dân? Ông Hạ cho biết thêm, cử tri cũng đề nghị Quốc hội khẩn cấp tổ chức hoạt động giám sát về công tác phòng, chống ma túy trong giai đoạn hiện nay.

Đại biểu Tạ Văn Hạ cho biết, cử tri đề nghị Quốc hội tổ chức giám sát về công tác phòng, chống ma túy. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội

Đại biểu Tạ Văn Hạ cho biết, cử tri đề nghị Quốc hội tổ chức giám sát về công tác phòng, chống ma túy. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội

Cũng trăn trở về tình trạng tội phạm chưa giảm, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) lưu ý, những vấn đề trên không mới nhưng đề nghị Chính phủ quan tâm, chỉ đạo khắc phục, không thể năm nào cũng vậy để ổn định lòng dân.

Cho rằng những mối quan tâm, lo lắng, bức xúc của cử tri và nhân dân cần sớm được tập trung chỉ đạo, giải quyết ráo riết, quyết liệt hơn nữa để người dân có quyền được sống trong môi trường xã hội thật sự an bình, đại biểu Nguyễn Thị Xuân (Đoàn Đắk Lắk) đề nghị Quốc hội tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017, khẩn trương sớm sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Chính phủ sớm rà soát lại các nghị định quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự để kịp thời bổ sung cho hoàn thiện.

Đại biểu Lê Tấn Tới cũng cho rằng nguyên nhân quan trọng là sự bất cập của pháp luật, công tác quản lý xã hội, quản lý chuyên ngành còn có những sơ hở là điều kiện để các loại tội phạm hoạt động, công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện chưa tốt. Để tiếp tục giữ vững ổn định trật tự xã hội, phát triển đất nước, đại biểu đề xuất Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung ban hành các văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý cần thiết cho công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, ông Tới cũng cho rằng, công tác quản lý xã hội, quản lý chuyên ngành cần chặt chẽ hơn; chú trọng về hiệu quả cai nghiện và quản lý giáo dục sau cai nghiện. Đầu tư hợp lý về cơ sở vật chất, phương tiện công cụ và các chính sách phù hợp cho các lực lượng đấu tranh phòng, chống tội phạm vi phạm pháp luật và phòng, chống ma túy.

Thế Vũ

Tin khác

Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

(CLO) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Tin tức
Cần 'vừa làm, vừa hoàn thiện' các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp

Cần "vừa làm, vừa hoàn thiện" các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp

(CLO) Tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp năng lượng quốc tế, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, cùng với quá trình triển khai dự án, các bên liên quan cần "vừa làm, vừa hoàn thiện" các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp, xác định giá điện, giải pháp xây dựng lưới điện truyền tải...

Tin tức
Đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam vào những dự án trọng điểm quốc gia

Đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam vào những dự án trọng điểm quốc gia

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam, tập trung vào những dự án trọng điểm quốc gia, quy mô lớn như các dự án về: Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển giao thông chiến lược, đường sắt đô thị, năng lượng tái tạo, truyền tải điện, nông nghiệp thông minh...

Tin tức
Đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, cấp phép sản xuất cho doanh nghiệp

Đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, cấp phép sản xuất cho doanh nghiệp

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, tổng hợp đầy đủ các ý kiến, báo cáo Thủ tướng giải pháp với đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện.

Tin tức
Xác định rõ sản phẩm đầu ra của Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Xác định rõ sản phẩm đầu ra của Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

(CLO) Về Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý cần phải xác định rõ sản phẩm đầu ra của Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ đối với những nội dung vượt thẩm quyền của các Bộ, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Tin tức