Người dân chỉ ra nhiều chi phí mập mờ tại dự án treo suốt 20 năm của Công ty Tranimexco

Thứ ba, 25/01/2022 08:14 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngoài việc chậm tiến độ kéo dài đến nay đã 20 năm, người mua đất tại dự án nhà ở của Tranimexco còn cho rằng chủ đầu tư có nhiều khoản chi tùy tiện, mập mờ.

X

Như Nhà báo & Công luận đã phản ánh, vừa qua gần 200 hộ dân góp vốn mua đất tại dự án Nhà ở CBCNV (phường Trường Thọ, TP Thủ Đức) của Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Công trình (Tranimexco) đã gửi đơn nhờ cơ quan chức năng TP.HCM can thiệp vì cho rằng chủ đầu tư cố tình chây ỳ việc triển khai khiến dự án đối diện nguy cơ bị thu hồi.

Theo các hộ dân, từ tháng 3/1999, Công ty Tranimexco giao Công đoàn đứng ra kêu gọi cán bộ công nhân viên có nhu cầu mua đất và thu tiền từng người, có phiếu thu từng đợt, sử dụng con dấu của Công đoàn công ty với giá 280 triệu đồng/nền đất. Tính đến tháng 5/2014, số tiền thu được từ việc này là gần 57 tỷ đồng.

Năm 2003, Công đoàn Công ty Tranimexco ký thỏa thuận góp vốn với những người góp vốn, trong có những nội dung là: Thời gian thi công cho đến khi hoàn thành giao nền cho người góp vốn là 18 tháng; Kể từ ngày giao nền, người góp vốn phải xây dựng nhà theo quy hoạch trong 18 tháng để công ty tiến hành làm thủ tục ra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở; Công ty được hưởng 5% chi phí quản lý dự án không hạch toán vào lợi nhuận như những dự án khác.

Việc này cho thấy, thời điểm năm 1999 thì Tranimexco chưa có quyết định của cơ quan chức năng về việc hình thành dự án nhưng chủ đầu tư này đã ủy quyền cho Công đoàn đứng ra thu tiền của cán bộ công nhân viên.

Và từ lúc được UBND TP.HCM giao 8,2 đất (quyết định số 1694 tháng 4/2002) thực hiện dự án nhưng đến nay đã 20 năm nhưng dự án vẫn chưa hoàn thành, phải điều chỉnh diện tích và liên tục xin điều chỉnh quy hoạch 1/500.

nguoi dan chi ra nhieu chi phi map mo tai du an treo suot 20 nam cua cong ty tranimexco hinh 1

Khu đất dự án Nhà ở cán bộ công nhân viên Công ty Tranimexco tại phường Trường Thọ, TP Thủ Đức. Ảnh: Lê Giang.

Bài liên quan

Người dân cho rằng Tranimexco đã thiếu trách nhiệm và năng lực khi trong vòng 13 năm (từ 1999 đến 2012) vẫn không thể thực hiện xong công tác đền bù giải phóng mặt bằng cho diện tích 8,2 ha được giao. Việc này khiến dự án phải điều chỉnh xuống còn 6,7 ha và sau đó được các cơ quan chức năng chấp thuận.

Trong 6 năm từ 2013 đến 2018, sau khi được điều chỉnh diện tích và phê duyệt quy hoạch 1/500, chủ đầu tư vẫn không đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật dự án khiến đất bỏ hoang còn người dân thì mòn mỏi chờ được nhận đất xây nhà.

“Suốt 20 năm từ lúc được thành phố giao đất, chủ đầu tư gần như không làm gì cả trong khi người góp vốn phải đóng tiền theo từng đợt yêu cầu dù dự án bỏ hoang cho cỏ mọc. Đến nay chủ đầu đầu tư tiếp tục xin điều chỉnh quy hoạch 1/500 để “treo” khu đất và dự án đối diện bị thu hồi”, đại diện nhóm cư dân bức xúc.

Ngoài việc bức xúc vì đóng tiền gần đủ mà đất vẫn chưa được nhận suốt thời gian qua, gần 200 hộ dân còn cho rằng việc thu chi tại dự án của Công ty Tranimexco không rõ ràng minh bạch, rất nhiều khoản chi không đúng mục đích và vượt mức quy định.

Tại báo cáo tài chính của dự án thời điểm từ 1999 đến 2014, tổng số tiền thu được hơn 59,6 tỷ đồng, tổng số tiền chi hơn 54,4 tỷ đồng. Số tiền còn lại sau thu - chi chỉ còn hơn 5,2 tỷ đồng.

Trong đó có khoản chi gần 1 tỷ đồng cho việc “chi phí giao dịch, đối ngoại, hỗ trợ” khiến người góp vốn bức xúc nhất. Cụ thể, Năm 2002 khoản chi này gần 245 triệu đồng, 2005 gần 100 triệu, năm 2006 có các khoản chi “quan hệ và ủng hộ quận Thủ Đức” 20 triệu đồng, “ủng hộ khu phố tổ chức văn nghệ” 5 triệu đồng, “ủng hộ địa phương” hơn 36 triệu đồng, “quà giao dịch” 5 triệu đồng.

Từ năm 2007 đến 2013, chủ đầu tư này liên tục chi tiền “quà tết” cho lãnh đạo, cán bộ quận Thủ Đức với số tiền từ 15 đến 25 triệu đồng/lần. Ngoài ra là rất nhiều khoản chi về tiếp khách, bồi dưỡng cán bộ, ủng hộ phường, đóng góp cơ sở hạ tầng của phường, ủng hộ các loại quỹ, làm việc với cơ quan chức năng… với số tiền vài triệu đến vài chục triệu đồng/lần chi.

Bà Phan Thị Hà - đại diện nhóm người dân góp vốn bức xúc: “Chủ đầu tư đưa ra bảng chi thì rất nhiều khoản nhưng bao nhiêu năm qua đất của chúng tôi vẫn là bãi cỏ hoang. Điều này cho thấy chủ đầu tư vô cùng thiếu trách nhiệm với chúng tôi”.

Do vậy, nhóm người dân nhiều lần kiến nghị các cơ quan chức năng xem xét năng lực và trách nhiệm của Công ty Tranimexco tại dự án. Nếu xác định doanh nghiệp này không còn phù hợp thì đề nghị thay đổi chủ đầu tư.

Bên cạnh đó, họ đề xuất chuyển giao lại dự án cho tập thể người góp vốn thực hiện. Nếu được chấp thuận, họ sẽ đăng ký thành lập công ty cổ phần, từng người góp vốn là cổ đông để tiếp tục đóng góp, triển khai, và giám sát dự án theo quy định.

Do người dân khiếu kiện nên dự án chậm?

Trao đổi với phóng viên, ông Vũ Văn Hưng - Tổng giám đốc Công ty Tranimexco cho biết doanh nghiệp đã biết về việc người dân nhiều lần phản ánh dự án chậm tiến độ. Vị lãnh đạo công ty này cho rằng người dân phản ánh có những điều đúng nhưng có những việc sai sự thật.

nguoi dan chi ra nhieu chi phi map mo tai du an treo suot 20 nam cua cong ty tranimexco hinh 2

Sau 20 năm được được giao đất thực hiện dự án, khu đất 6,7 ha vẫn là bãi cỏ hoang và lãnh đạo Công ty Tranimex chưa thể khẳng định trong 3 tháng cuối của thời gian gia hạn có triển khai hay không. Ảnh: Lê Giang

Về tiến độ dự án, ông Hưng cho biết từ lúc đảm nhận chức Tổng giám đốc đến nay đã họp với cư dân 7 lần nhưng không lần nào chốt được để làm. Từ lúc được gia hạn 24 tháng, bên chủ đầu tư đã đưa người, đổ tiền ra làm nhưng bị người góp vốn khiếu kiện nhiều nơi.

Ông Hưng phân tích, là doanh nghiệp thì phải làm theo quy định pháp luật, dự án cũng phải làm đúng pháp luật và đơn giá cũng phải được nhà nước duyệt mới có thể làm vì đất sau này bàn giao cho người dân, hạ tầng phải bàn giao lại cho nhà nước đồng nghiệm thu và quản lý.

“Nhưng bà con không chịu cách làm đó, bà con nói ông này ông kia vào đấu thầu  30 - 40 tỷ đồng thì sao mà làm được. Bây giờ đang cãi nhau về đơn giá”, vị này nói.

Tổng giám đốc Tranimexco khẳng định công ty không phải chối bỏ cách nhiệm. Công ty đã bỏ tiền ra san lấp mặt bằng để làm nhưng người góp vốn đã khiếu kiện ra nhiều cơ quan chức năng của TP Thủ Đức, TP.HCM và hồ sơ đang được thụ lý.

Ông Hưng lý giải: “Dự án có một người kiện thì phải dừng lại, mà họ kiện từ năm 2017 đến giờ. Năm 2018 anh đã xin được gia hạn lại, năm 2019 anh tiến hành san lấp thì người ta kiện tiếp nên dự án phải dừng lại, không thể làm tiếp. Khổ như vậy đó và vấn đề nằm ngay chỗ đó”.

Trả lời phóng viên về việc trong vòng 6 năm (từ 2013 - 2018) khi đã được giao đất, đã được phê duyệt quy hoạch 1/500 nhưng tại sao Tranimexco vẫn không thực hiện dự án để giao đất cho người góp vốn thì lãnh đạo của công ty nêu lý do “vì cãi nhau về đơn giá” nên không thể làm được.

Vị này phân tích, muốn triển khai dự án thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mới có thể làm, không thể tự ý làm được. Người dân cứ nói làm cái đó 30 tỷ, 50 tỷ đồng nhưng ai duyệt cho làm, ai là người duyệt? Cho nên, muốn làm thì phải lập tổng mức đầu tư là bao nhiêu, bao gồm rất nhiều hạng mục, chi phí.

“Ví dụ như ta làm một cái đường làng, chỉ đổ đất để làm không cần ai nghiệm thu thì làm bình thường. Nhưng đất ở đây là đất dự án và đất sau này phải bàn giao (hạ tầng - PV) lại cho nhà nước, vì vậy nếu làm phải tuân thủ theo một dự án đầu tư”.

Về câu hỏi dự kiến trong 3 tháng tới (thời hạn thu hồi nếu dự án vẫn chưa triển khai - PV) thì dự án có được triển khai hay không thì ông Hưng cho biết sẽ “suy nghĩ rồi trả lời vì hiện nay đang lu bu quá”.

Chia sẻ về lý do ông Hưng nêu, đại diện nhóm người dân góp vốn khẳng định, Công ty Tranimexco đổ lỗi cho người góp vốn đi khiếu kiện nhiều nơi làm cho dự án chậm triển khai là hoàn toàn sai trái. Nếu chủ đầu tư thực hiện theo đúng thỏa thuận góp vốn, đúng tiến độ dự án và bàn giao đất cho người dân thì đâu ai phải bỏ công đi khiếu nại, cầu cứu.

"Lỗi này thuộc về chủ đầu tư cố tình chây ỳ không thực hiện dự án nên. Đứng trước nguy cơ chậm tiến độ và bây giờ là thu hồi dự án nên chúng tôi phải đi gửi đơn thư cầu cứu cơ quan chức năng để đòi lại sự công bằng của mình", bà Phan Thị Hà - đại diện nhóm người dân góp vốn nói.

Lê Giang

Bình Luận

Tin khác

Khánh Hòa xin thu hồi gần 3.000ha đất để xây 2 khu đô thị cao cấp

Khánh Hòa xin thu hồi gần 3.000ha đất để xây 2 khu đô thị cao cấp

(CLO) Ngày 28/3, HĐND tỉnh Khánh Hòa đã thông qua 2 nghị quyết về danh mục các dự án cần thu hồi đất và danh mục dự án thu hồi đất để chấp thuận chủ trương đầu tư. Trong đó có việc thu hồi đất cho 2 dự án khu đô thị cao cấp Tu Bông và Đầm Môn.

Bất động sản
Kỳ vọng vào sự trở lại dòng khách quốc tế để đánh thức thị trường bất động sản nghỉ dưỡng

Kỳ vọng vào sự trở lại dòng khách quốc tế để đánh thức thị trường bất động sản nghỉ dưỡng

(CLO) Trong năm 2023, hoạt động kinh doanh nghỉ dưỡng tại phần lớn các quốc gia trên thế giới gần như đã khôi phục về mức trước đại dịch. Riêng tại Việt Nam, thị trường vẫn đang chờ đợi sự trở lại của dòng khách quốc tế, hứa hẹn có sự tăng trưởng trong năm 2024.

Bất động sản
Đà Nẵng Times Square: Chủ đầu tư nợ như “chúa Chổm”, dự án bị cầm cố ở ngân hàng

Đà Nẵng Times Square: Chủ đầu tư nợ như “chúa Chổm”, dự án bị cầm cố ở ngân hàng

(CLO) Trước khi được chuyển đổi từ condotel thành chung cư, trước khi được phép huy động vốn, Đà Nẵng Times Square của chủ đầu tư ngập nợ Kim Long Nam bị Đầu tư Phương Trang cầm cố ở ngân hàng.

Bất động sản
Thị trường đất nền bắt đầu đi vào guồng quay của chu kỳ phát triển mới

Thị trường đất nền bắt đầu đi vào guồng quay của chu kỳ phát triển mới

(CLO) Nhiều số liệu nghiên cứu thị trường cho thấy, nhu cầu tìm kiếm các sản phẩm đất nền đang giữ nhịp tăng khá tốt, đặc biệt là sau giai đoạn Tết Nguyên đán. Đó là những dấu hiệu tích cực báo hiệu thị trường đất nền đang bắt đầu bắt nhịp với sự phát triển trong chu kỳ mới.

Bất động sản
Long An sử dụng 1.000ha đất để phát triển nhà ở xã hội

Long An sử dụng 1.000ha đất để phát triển nhà ở xã hội

(CLO) Theo mục tiêu phát triển đến năm 2030, tỉnh Long An dự kiến sẽ sử dụng 127 khu đất với tổng diện tích hơn 1.000ha để xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH).

Bất động sản