Nhật Bản tiếp tục ban bố tình trạng khẩn cấp, mở rộng đến 7 tỉnh khác
(CLO) Thủ tướng Yoshihide Suga hôm thứ Tư (13/1) đã mở rộng tình trạng khẩn cấp của đất nước tới Osaka, Kyoto, Hyogo, Aichi, Gifu, Tochigi và Fukuoka, qua đó nâng số tỉnh phải thực thi lệnh lên 11 trong số 47 tỉnh của Nhật Bản.

Người dân đi lại thưa thớt ở quận Shinsekai ở Osaka hôm thứ Ba (12/1) - Ảnh: KYODO
Bài liên quan
Nhật Bản sắp ban bố tình trạng khẩn cấp với Osaka và Kyoto
Nhật Bản phát hiện chủng COVID mới, khác biệt với chủng loại của Anh và Nam Phi
Ngày 10/1, ghi nhận 1ca COVID -19 trở về từ Nhật Bản
Osaka và Kyoto kêu gọi chính phủ Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp
Tình trạng khẩn cấp ban đầu được đưa ra vào thứ Sáu (8/1) cho Tokyo cũng như các tỉnh Kanagawa, Chiba và Saitama lân cận và sẽ hết hạn vào ngày 7 tháng Hai. Tuy nhiên, trước tình hình lây lan nhanh chóng của đại dịch, chính phủ Nhật Bản buộc phải mở rộng tình trạng khẩn cấp đối với 7 tỉnh nữa.
"Nếu chúng ta hành động như một, chắc chắn chúng ta có thể làm giảm các ca bệnh mới", Yasutoshi Nishimura, Bộ trưởng Nội các dẫn đầu phản ứng của chính phủ đối với đại dịch virus Corona, cho biết hôm thứ Tư (13/1). "Chúng ta phải làm mọi thứ có thể".
Tổng số ca nhiễm virus Corona được xác nhận tại Nhật Bản kể từ đầu đại dịch đã lên đến 300.000 người vào ngày thứ Tư (13/1). Điều đáng nói, số ca nhiễm tăng lên nhanh chóng chỉ vài tuần sau khi Nhật Bản ghi nhận con số 200.000 trường hợp COVID-19 vào ngày 21 tháng 12.
Vào cuối ngày (13/1), các nguồn tin chính phủ cho biết khách doanh nhân từ 11 quốc gia sẽ bị từ chối nhập cảnh sớm nhất là vào thứ Năm (14/1), có nghĩa là du khách nước ngoài không cư trú sẽ bị cấm nhập cảnh vào Nhật Bản.
Các bệnh viện và trung tâm xét nghiệm COVID-19 ở các thành phố lớn ngày càng bị quá tải. Các doanh nghiệp địa phương rơi vào tình trạng tê liệt khi Nhật Bản phải vật lộn để ngăn chặn làn sóng virus Corona thứ ba và lớn nhất của mình.
Tại Tokyo, nơi số ca nhiễm trùng nặng đang đạt mức cao kỷ lục. Ngày càng có nhiều bệnh nhân COVID-19 bị từ chối tại các bệnh viện và cơ sở y tế tạm thời, hoặc các khách sạn dành cho bệnh nhân nhẹ hoặc không có triệu chứng.

Trung tâm Nagoya thuộc vùng Chubu vào thứ Ba trước khi chính phủ áp đặt tình trạng khẩn cấp - Ảnh: KYODO
Hơn 6.000 người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus Corona ở thủ đô đã bị các bệnh viện và cơ sở y tế cách ly từ ngày 3/1 đến 9/1. Tính đến thứ Hai (11/1), hơn 70% giường bệnh cho bệnh nhân COVID-19 đã được sử dụng ở các tỉnh Saitama, Shiga, Osaka, Hyogo, Hiroshima và Fukuoka.
Vào sáng thứ Tư (13/1), các bản tin địa phương cho biết Nhật Bản đã ghi nhận 900 trường hợp nghiêm trọng, một kỷ lục trong ngày thứ 10 liên tiếp.
Khi virus Corona tiếp tục lây lan ở các trung tâm dân cư trên khắp đất nước, chính quyền trung ương đã buộc phải mở rộng các biện pháp đối phó hạn chế khi các nhà lãnh đạo khu vực kêu gọi sự hỗ trợ nhiều hơn.
Khi Thủ tướng Suga lần đầu tiên tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào đầu tháng này, các nhà phê bình cho rằng các biện pháp đối phó, chủ yếu nhắm vào các cơ sở ăn uống, của chính phủ là chậm trễ và không đủ rộng lớn để ngăn chặn hiệu quả sự lây lan của virus.
Thủ tướng Suga cho biết ngày 4/1, bốn ngày trước khi tình trạng khẩn cấp có hiệu lực tại khu vực thủ đô Tokyo, “trong tương lai, các nỗ lực để ngăn chặn virus phải được giới hạn và tập trung”.
Một ngày sau khi tình trạng khẩn cấp bắt đầu, ba thống đốc ở vùng Kansai chính thức yêu cầu chính quyền trung ương ban bố tình trạng khẩn cấp. Tỉnh Kumamoto cũng đang có kế hoạch đưa ra yêu cầu tương tự.

Một góc phố thuộc quận Dotonbori ở Osaka hôm thứ Ba - Ảnh: KYODO
Trong khi lệnh có hiệu lực, các cơ sở ăn uống nằm trong các khu vực được chỉ định đã được yêu cầu đóng cửa sớm và người dân được yêu cầu tránh các chuyến đi không cần thiết bên ngoài.
Các rạp chiếu phim, địa điểm hòa nhạc, cửa hàng bách hóa và công viên giải trí cũng được khuyến khích đóng cửa sớm.
Vào tháng 4 năm ngoái, Nhật Bản lần đầu tiên ban bố tình trạng khẩn cấp đối với Tokyo và 6 tỉnh khác gồm Kanagawa, Chiba, Saitama, Osaka, Hyogo và Fukuoka. Sau đó, Nhật Bản mở rộng trên toàn quốc 9 ngày sau đó và tiếp tục lùi ngày hết hạn lệnh cấm từ 6/5 đến 30/5 sau khi virus không giảm dần. Cuối cùng, lệnh đã được dỡ bỏ vào ngày 25 tháng 5.
Vào thời điểm đó, chính phủ đã kêu gọi đóng cửa kinh doanh rộng rãi đối với một loạt các doanh nghiệp địa phương và cơ sở tư nhân, bao gồm các trường đại học và trường học công lập, cơ sở thể thao, nhà sống, phòng hòa nhạc và trung tâm cộng đồng, cũng như quán bar, câu lạc bộ đêm, quán cà phê net và các điểm đến giải trí về đêm khác.
Tuy nhiên, đối với tình trạng khẩn cấp hiện tại, các yêu cầu đóng cửa kinh doanh chỉ được đưa ra đối với các nhà hàng nhằm cố gắng giữ cho nền kinh tế phát triển. Hiện có một mối quan tâm lớn liệu chính phủ trung ương có đủ khả năng hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu tạm ngừng hoặc giảm hoạt động hay không.