(CLO) Các quốc gia châu Âu đang theo chân Hoa Kỳ, Anh bắt đầu triển khai vắc xin COVID. Sự phát triển nhanh chóng và sự chấp thuận của các loại thuốc đã được ca ngợi trên toàn thế giới, nhưng những câu hỏi vẫn còn về tính khả dụng, hiệu quả và tác dụng phụ của các mũi tiêm vẫn đang bỏ ngỏ.
Một phụ nữ được tiêm vắc xin COVID-19 ở Nitra, miền tây Slovakia, vào thứ Bảy vừa qua. Ảnh: AFP-JIJI
Thường mất khoảng 10 năm để phát triển và đưa ra thị trường một loại vắc xin mới, nhưng quá trình này đã được đẩy nhanh rất nhiều đối với COVID-19.
Một loại vắc xin do công ty Pfizer của Mỹ và công ty BioNTech của Đức phát triển đã được chấp thuận sử dụng ở Anh vào ngày 2 tháng 12. Kể từ đó, hàng nghìn người lớn tuổi đã được tiêm những liều đầu tiên.
Tổng cộng có 16 quốc gia và Liên minh châu Âu đã bật đèn xanh cho vắc xin Pfizer-BioNTech.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã cấp phép khẩn cấp cho Pfizer-BioNTech và một ứng viên khác từ công ty Moderna của Mỹ.
Nga bắt đầu tiêm chủng vào ngày 5 tháng 12 với loại vắc xin nội địa Sputnik V, hiện vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba. Trung Quốc đã cho phép sử dụng khẩn cấp một số loại vắc xin của họ, mặc dù chưa có loại vắc xin nào được chính thức phê duyệt.
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết có tổng cộng 16 loại vắc xin đang trong giai đoạn phát triển cuối cùng, bao gồm cả những loại đã có trên thị trường.
Lịch trình triển khai của Liên minh Châu Âu là gì?
Việc tiêm chủng có thể bắt đầu từ Chủ Nhật (27/12) sau khi Cơ quan Thuốc Châu Âu chấp thuận tiêm Pfizer-BioNTech.
Các quốc gia thành viên sẽ đi đầu trong việc xác định các ưu tiên của họ với việc triển khai. Nhưng ba quốc gia thành viên - Đức, Hungary và Slovakia - đã bắt đầu tiêm chủng sớm một ngày vào thứ Bảy (26/12).
Loại vắc xin nào hiệu quả nhất?
Kể từ ngày 9 tháng 11, bốn nhà sản xuất đã công bố rằng vắc-xin của họ có hiệu quả: Pfizer-BioNTech, Moderna, liên minh AstraZeneca-Đại học Oxford của Anh và Viện nhà nước Nga Gamaleia.
Những thông báo này dựa trên các thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn 3 với sự tham gia của hàng chục nghìn tình nguyện viên.
Tuy nhiên, dữ liệu chi tiết và được xác thực chỉ có sẵn cho thuốc Pfizer-BioNTech và AstraZeneca-Oxford là đảm bảo nhất.
Tạp chí khoa học The Lancet xác nhận vào ngày 8 tháng 12 rằng, vắc xin của AstraZeneca có hiệu quả trung bình 70%.
FDA đã xác nhận vắc xin Pfizer-BioNTech có hiệu quả 95%, với Moderna tuyên bố là 94,1% đối với thuốc của họ. Nga tuyên bố vắc xin Sputnik V có hiệu quả 91,4%.
Thuốc chủng ngừa AstraZeneca-Oxford có giá rẻ nhất vào khoảng 2,50 euro mỗi liều. Vắc xin của Moderna và Pfizer-BioNTech có một nhược điểm về hậu cần, vì chúng chỉ có thể được bảo quản trong thời gian dài ở nhiệt độ rất thấp.
Các tác dụng phụ là gì?
Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, với các thử nghiệm lâm sàng được thực hiện trên hàng chục nghìn tình nguyện viên, mọi nguy cơ lớn đều đã được phát hiện. Nhưng những tác dụng phụ hiếm gặp hơn, hoặc những tác dụng phụ ảnh hưởng đến từng bệnh nhân cụ thể không thể bị loại trừ.
Theo FDA, vắc-xin Pfizer-BioNTech có thể gây ra các phản ứng đau đớn trên cánh tay chỗ vết tiêm. Các tác dụng phụ không mong muốn khác bao gồm mệt mỏi, đau đầu, chuột rút và hiếm hơn là sốt.
Những vấn đề còn tồn tại khác là gì?
Quan trọng nhất là hiệu quả lâu dài. Giáo sư Penny Ward của Đại học King’s College ở London cho biết, các câu hỏi chính là khả năng bảo vệ sẽ kéo dài bao lâu và liệu sự bảo vệ có bao gồm các chủng đột biến hay không.
Một câu hỏi quan trọng khác là liệu vắc xin có hoạt động khác nhau ở những quần thể có nguy cơ mắc bệnh cao nhất hay không, bắt đầu từ những người lớn tuổi, những người có nhiều khả năng phát triển một dạng COVID-19 nghiêm trọng.
Vẫn còn phải xem liệu các loại vắc xin này có ngăn chặn sự lây truyền của virus hay không và có làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh ở những người đã được tiêm không.
Vắc xin hiện tại có hiệu quả chống lại virus chủng mới không?
Các chuyên gia của Liên minh châu Âu tin rằng vắc xin hiện tại chống lại COVID-19 vẫn còn hiệu quả chống lại dòng virus mới được phát hiện ở Anh và các nơi khác, được cho là có khả năng lây nhiễm cao hơn.
Cơ quan Dược phẩm Châu Âu cho biết: “Hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy rằng vắc xin Pfizer-BioNTech không hiệu quả với biến thể mới”.
Đồng giám đốc phòng thí nghiệm BioNTech của Đức, Ugur Sahin, lặp lại thông điệp đó, đồng thời nói thêm rằng công ty của ông trong mọi trường hợp sẽ sẵn sàng cung cấp vắc xin cho một dòng Covid-19 mới trong vòng sáu tuần.
(CLO) Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng thuế quan qua lại rất đơn giản: "Họ làm điều đó với chúng ta, và chúng ta làm điều đó với họ". Nhưng khi danh sách thuế quan của các quốc gia được công bố, mọi thứ không đơn giản như vậy.
(NB&CL) Những ngày cuối cùng của tháng 4 cách đây tròn nửa thế kỷ, với khí thế “vẽ bản đồ không kịp bước quân đi!”, “vừa đi vừa đánh, tiến mà đánh, đánh mà tiến”, các quân đoàn chủ lực của ta từ 5 hướng đã đồng loạt tiến công, quyết hạ 5 mục tiêu chủ yếu là những cơ quan đầu não quan trọng nhất của ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn.
(CLO) Ngày 3/4, đội Cảnh sát giao thông (CSGT) Hàng Xanh thuộc phòng CSGT, Công an TP HCM đang xác minh, tìm tài xế chạy xe tải lạng lách trên phố như phim hành động.
(CLO) Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận trước thuế chỉ còn 572,8 tỷ đồng, giảm mạnh 307 tỷ đồng, tương đương 35% so với số liệu báo cáo tự lập. Nguyên nhân chính đến từ khoản dự phòng ngắn hạn hơn 209 tỷ đồng liên quan đến dự án điện mặt trời Hồng Phong 4.
(NB&CL) “AI là công cụ, nhưng chính con người mới quyết định công cụ ấy được dùng vào việc gì. Không phải cứ có công nghệ là tiến bộ, mà là khi công nghệ đi cùng đạo đức, đi cùng sự thấu cảm, đi cùng khát vọng phục vụ sự thật…” – đó là nhấn mạnh của nhà báo Nhật Hoa khi trò chuyện về Hội nghị Nhà báo Thế giới 2025 tại Hàn Quốc, diễn ra từ 30/3 đến 5/4/2025, mà bà là đại diện cho người làm báo Việt Nam tham dự.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(CLO) Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) cho biết: Mức thuế 46% của Mỹ sẽ không áp dụng cho tất cả các mặt hàng của Việt Nam đang xuất khẩu sang Mỹ.
(CLO) Cục Thuế, Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các Chi cục Thuế về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước và gia hạn thời hạn nộp một số loại thuế, phí khác.
(CLO) Ngày 3/4, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.
(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành kế hoạch tổ chức xét và trao Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI (giai đoạn 2021-2025), nhằm tôn vinh những tác phẩm báo chí xuất sắc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
(CLO) Ngày 3/4, trong không khí trang nghiêm và thành kính hướng về cội nguồn dân tộc, tỉnh Phú Thọ đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân (núi Sim) và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ (núi Vặn), thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
(CLO) Dù vượt mục tiêu trong năm 2024, An Phát Holdings (APH) vẫn tỏ ra thận trọng khi trình kế hoạch kinh doanh 2025 với doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm mạnh. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế dự kiến chỉ đạt 60 tỷ đồng, giảm 50% so với năm trước, còn doanh thu hợp nhất dự kiến giảm tới 35%.
(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.
(CLO) Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng thuế quan qua lại rất đơn giản: "Họ làm điều đó với chúng ta, và chúng ta làm điều đó với họ". Nhưng khi danh sách thuế quan của các quốc gia được công bố, mọi thứ không đơn giản như vậy.
(CLO) Chính phủ Thụy Sĩ hôm thứ Tư đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế cao hơn đối với quốc gia xuất khẩu này so với Liên minh châu Âu (EU).
(CLO) Một người đàn ông 73 tuổi vừa bị tuyên phạt 9 tháng tù vì liên tiếp sàm sỡ bốn nữ tiếp viên trên chuyến bay SQ33 của Singapore Airlines từ San Francisco về Singapore.
(CLO) Các nước Đông Nam Á đang xem xét năng lượng hạt nhân như giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời đạt các mục tiêu khí hậu tham vọng.
(CLO) Tổng thống Donald Trump hôm thứ Tư đã ký một loạt sắc lệnh để áp dụng mức thuế quan tối thiểu 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ và các mức thuế siêu cao khác đối với hàng chục quốc gia khác.
(CLO) Mỹ đang thúc đẩy nỗ lực giành quyền kiểm soát Greenland, không chỉ vì những lý do an ninh quốc gia mà còn bởi tiềm năng khoáng sản đáng kể của vùng lãnh thổ này.
(CLO) Lầu Năm Góc đã triển khai ít nhất 6 máy bay ném bom tàng hình B-2 - chiếm 30% phi đội B-2 của không quân Mỹ - tới đảo Diego Garcia ở Ấn Độ Dương, một động thái được các nhà phân tích đánh giá là thông điệp mạnh mẽ gửi tới Iran khi căng thẳng tại Trung Đông leo thang.
(CLO) Các tòa nhà ở Myanmar tiếp tục đổ sập năm ngày sau trận động đất mạnh, gây nguy hiểm cho lực lượng cứu hộ khi họ tìm kiếm người sống sót trong đống đổ nát.