Nóng bỏng cuộc đua bầu cử Tổng thống Phillippines thay thế ông Duerte

Chủ nhật, 10/10/2021 18:06 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều ứng cử viên đa dạng đang chạy đua để kế nhiệm Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người sẽ từ chức sau một nhiệm kỳ 6 năm theo hiến pháp.

Mặc dù chiến dịch bầu cử Tổng thống năm 2022 vẫn chưa bắt đầu, nhưng các chiến dịch đã và đang được tiến hành rất tích cực.

Thứ Sáu (8/10) là ngày cuối cùng để các ứng cử viên công bố ý định tranh cử. Trong số những người chính thức nộp đơn có Ferdinand Marcos Jr., con trai của một cựu độc tài Philippines; Manny Pacquiao, một thượng nghị sĩ và nhà cựu vô địch quyền Anh; Phó Tổng thống Leni Robredo; và Isko Moreno, thị trưởng Manila và là một cựu diễn viên.

nong bong cuoc dua bau cu tong thong phillippines thay the ong duerte hinh 1

Các ứng viên Tổng thống Philippines từ trái qua phải bao gồm: Ferdinand "Bongbong" Marcos Jr., diễn viên Isko Moreno and võ sĩ quyền anh Manny Pacquiao. Ảnh: WE

Bài liên quan

Ông Richard Heydarian, giáo sư lịch sử và khoa học chính trị tại Đại học Bách khoa Philippines, nói rằng không có người dẫn đầu rõ ràng. "Cuộc đua lần này sẽ có tính cạnh tranh cao", ông nói thêm.

Philippines chỉ có một vòng bỏ phiếu, không giống như nhiều quốc gia như Pháp, nơi có vòng bỏ phiếu thứ hai giữa hai ứng cử viên có số phiếu nhiều nhất. Điều này có nghĩa là bất kỳ ai dẫn đầu khi kết thúc kiểm phiếu sẽ trở thành Tổng thống, bất kể tổng số phiếu bầu của họ là bao nhiêu.

Với việc Trung Quốc và Mỹ ngày càng coi Ấn Độ - Thái Bình Dương như một nền tảng cho cuộc đọ sức toàn cầu của họ, Philippines có thể sẽ phải chịu áp lực kinh tế và địa chính trị ngày càng tăng, đặc biệt là với tư cách là nước tuyên bố chủ quyền đối với một phần Biển Đông.

Trong thời gian cầm quyền, ông Duterte đã liên kết Philippines gần gũi hơn với Bắc Kinh, công khai bày tỏ "tình yêu" của ông dành cho Chủ tịch Tập Cận Bình khi các nhà lãnh đạo tìm hiểu khả năng đạt được các hợp đồng tài nguyên chung ở Biển Đông.

Trong nước, ông đã đàn áp xã hội dân sự và châm ngòi cho cuộc chiến đẫm máu chống ma túy đã cướp đi sinh mạng của hơn 6.000 người, theo số liệu của cảnh sát.

Và có những dấu hiệu cho thấy ông có thể không sẵn sàng để ảnh hưởng của mình biến mất một cách dễ dàng như vậy. Tuần trước, ông Duterte tuyên bố sẽ từ giã chính trường. Các nhà phê bình chỉ ra rằng ông Duterte cũng từng tuyên bố nghỉ hưu vào năm 2015 trước khi ông thay đổi quyết định và tranh cử Tổng thống.

Không chỉ vậy, con gái của ông, Thị trưởng Davao Sara Duterte-Carpio, vẫn còn một tháng để quyết định xem cô ấy có tranh cử Tổng thống với tư cách là ứng cử viên thay thế hay không.

Ông  Duterte có động cơ cá nhân để duy trì một số quyền kiểm soát đối với chính phủ tương lai: ông đang đối mặt với cuộc điều tra của Tòa án Hình sự Quốc tế về cuộc chiến chống ma túy và người kế nhiệm của ông có thể ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận của họ với Philippines.

Nhà báo Maria Ressa, người đoạt giải Nobel Hòa bình năm 2021, đồng thời là chủ tịch và giám đốc điều hành của hãng truyền thông địa phương Rappler, nói rằng cuộc bầu cử năm 2022 là "sống còn cho nền dân chủ đất nước".

"Chúng ta đang ở rìa của một vách đá ... ai thắng sẽ quyết định liệu chúng ta có pháp quyền hay không, nền kinh tế của chúng ta có thể phát triển hay không, liệu chúng ta có thể tồn tại với virus hay không, xã hội của chúng ta có thể chữa lành hay không", bà nói.

Con trai cựu độc tài

Marcos Jr., được gọi tên thân mật là "Bongbong", tuyên bố sẽ tranh cử Tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2022, tự cho mình là một ứng cử viên thống nhất có thể hàn gắn đất nước sau sự tàn phá của đại dịch Covid-19.

Thông báo của ông được đưa ra ngay sau lễ kỷ niệm 49 năm ngày cha ông, nhà độc tài Philippines ông Ferdinand Marcos, áp đặt thiết quân luật lên đất nước.

Ông Marcos đã cai trị đất nước bằng "bàn tay sắt" trong hai thập kỷ rưỡi trước khi ông bị phế truất bởi một cuộc biểu tình rộng lớn vào năm 1986.

Gia đình Marcos đã thu lợi rất nhiều từ thời kỳ nắm quyền. Ông Marcos Jr đã tuyên bố nhiều cáo buộc chống lại gia đình mình là vu khống.

Nhưng các nhóm nhân quyền ở Philippines kinh hoàng trước viễn cảnh một thành viên của gia đình Marcos tranh cử vị trí cao nhất của đất nước. Những người biểu tình đã tập hợp bên ngoài tòa nhà Ủy ban Nhân quyền ở Manila hôm thứ Tư (6/10) để thể hiện sự bất bình của họ.

"Những người nhà Marcos vẫn không bị bỏ tù, họ chưa trả lại tất cả số tiền mà họ nhận được từ kho bạc của quốc gia, và bây giờ họ đang trở lại để giành vị trí cao nhất trong đất", bà Cristina Palabay của nhóm nhân quyền Karapatan nói với Reuters.

Ông Duterte không hề e ngại khi tự ràng buộc mình với gia đình Marcos. Thậm chí có những gợi ý rằng ông ấy có thể tham gia cùng với  Marcos Jr. với tư cách là ứng cử viên cho chức phó Tổng thống.

Bà Ressa nói rằng sự nổi tiếng của ông Duterte ở miền nam Philippines, kết hợp với sự nổi tiếng của ông Marcos ở miền bắc, sẽ tạo ra một sức mạnh đáng gờm.

Ông Heydarian nói thêm gia đình Marcos có "hỗ trợ cơ sở, nguồn lực và thông điệp", nhưng lịch sử của họ sẽ không tốt với những cử tri lo ngại về tham nhũng.

Ông nói: “Vấn đề tham nhũng là rất, rất nhạy cảm đối với rất nhiều người".

Võ sĩ quyền Anh

Kỹ năng của ông Pacquiao với tư cách là một võ sĩ quyền Anh là không cần bàn cãi. Sau 26 năm sự nghiệp, ông được coi là một trong những võ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại, người đàn ông duy nhất giữ các danh hiệu thế giới ở tám hạng đấu khác nhau.

Nhưng kỹ năng làm chính trị gia của người đàn ông 42 tuổi kém rõ ràng hơn nhiều, điều mà ông sẽ phải minh chứng nếu ông đắc cử Tổng thống.

Có sức lôi cuốn cao và là người theo đạo thiên chúa, ông Pacquiao lần đầu tiên được bầu vào thượng viện Philippines vào năm 2016, nói rằng ông muốn giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn của đất nước. Ông Pacquiao cho biết khi còn trẻ ông sống trong hoàn cảnh cực kỳ nghèo khó, phải bán kẹo và thuốc lá để kiếm sống qua ngày. Khi còn là một thiếu niên, ông ấy đã làm việc như một người lao động để giúp đỡ gia đình của mình và bây giờ ông đã là một triệu phú.

Nhưng ông Heydarian cho biết kể từ khi ông gia nhập thượng viện, thời gian tại vị của ông Pacquiao đã rất mờ nhạt. "Ông  ấy bước vào cuộc đua này với việc bản lĩnh chính trị vẫn bị nghi ngờ. Ông ấy đã không có màn trình diễn ấn tượng nhất với tư cách là thượng nghị sĩ", ông ấy nói thêm.

Thay vì tranh cử phó Tổng thống trước, để cho thấy ông ấy nghiêm túc với vai trò này, ông Pacquiao đã nhảy thẳng lên vị trí cao nhất, và ông Heydarian nói rằng điều đó có thể hơi "sớm" đối với mọi người. Tuy nhiên, sự nổi tiếng của ông ấy đối với người nghèo của đất nước có thể khiến ông ấy trở thành một ứng cử viên đáng gờm.

Ông Duterte trước đây đã nói rằng ông coi ông Pacquiao là người kế nhiệm tiềm năng, một người có thể ứng cử Tổng thống với lời chúc phúc của ông vào năm 2022. Nhưng quan hệ giữa hai người đã trở nên xấu đi khi ông Pacquiao đã công khai chất vấn thái độ của ông Duterte đối với Trung Quốc và cáo buộc chính quyền của ông đã chi sai mục đích 200 triệu USD tiền viện trợ đại dịch của người nghèo Philippines.

Nhưng võ sĩ này thường xuyên đưa ra những tuyên bố gây tranh cãi về quyền của người đồng tính và việc phá thai. Vào năm 2016, khi tranh cử vào thượng viện, ông Pacquiao nói rằng những người đồng tính còn "tồi tệ hơn cả động vật".

Bà Ressa cho biết Philippines sẽ cần hành động khẩn cấp để phục hồi sau những năm ông Duterte nắm quyền và đại dịch Covid-19, đồng thời đặt câu hỏi liệu ông Pacquiao có liên minh chính trị hay kinh nghiệm quản lý hay không.

Bà nói: "Ai sẽ trở thành Tổng thống tiếp theo sẽ có những vấn đề thực sự cần giải quyết và họ sẽ phải có những người có năng lực để giải quyết".

Diễn viên

Ông Pacquiao không phải là người giàu có duy nhất của chiến dịch năm 2022, cũng không phải là ngôi sao duy nhất.

Thị trưởng Manila ông Moreno, người đã nộp đơn ứng cử Tổng thống trong tuần này, đã có một sự nghiệp chính trị lên như vũ bão trong ba năm qua. Là một người gốc Manila, ông cho biết ông lớn lên trong khu ổ chuột của thành phố, nơi ông kiếm sống bằng cách thu gom rác để bán lại.

Ông trở nên nổi tiếng với tư cách là một diễn viên vào những năm 1990 khi xuất hiện trong các bộ phim "bomba", một loại phim khiêu dâm nhẹ nhàng được sản xuất tại Philippines. Ông Moreno thường đóng vai chính lãng mạn.

Trên thực tế, ông Moreno tên thật là Francisco Domagoso. Isko Moreno là nghệ danh của ông.

Sử dụng danh tiếng của mình làm bàn đạp, ông Moreno chuyển sang hoạt động chính trị vào năm 1998 với tư cách là cố vấn thành phố ở Manila trước khi được bầu làm phó thị trưởng vào năm 2007 và sau đó là thị trưởng vào năm 2019.

Chỉ hai năm sau chiến thắng của mình, ông ấy đang đặt mục tiêu lãnh đạo toàn bộ đất nước. Giống như ông Duterte, ông Moreno là một người theo chủ nghĩa dân túy, ông Heydarian nói.

"Ông ấy đại diện cho cái mà tôi gọi là 'chủ nghĩa dân túy lịch sự' được định hướng bởi gia đình, và thậm chí là kiểu hùng biện ngoan đạo nhưng cũng có những chính sách tiến bộ", ông nói.

Phó Tổng thống

Ở Philippines, Tổng thống và phó Tổng thống được bầu riêng biệt và thậm chí có thể từ các đảng khác nhau. Một luật sư nhân quyền, bà Robredo là người thường xuyên chỉ trích chính quyền ông Duterte và đã đấu tranh công khai với Tổng thống về cuộc chiến chống ma túy mà bà gọi là "vô nghĩa".

Vào năm 2019, ông Duterte đã bổ nhiệm bà làm đồng chủ tịch cơ quan chống ma túy của chính phủ trong vòng chưa đầy ba tuần trước khi sa thải bà vì sắp xếp các cuộc họp với các cơ quan quốc tế.

Bà cũng đã được vinh danh vì công việc vận động cho bình đẳng giới và quyền của phụ nữ.

Cùng với hai con gái của mình, bà Robredo hôm thứ Năm (7/10) đã kêu gọi đất nước ủng hộ bà và giúp "đảm bảo một tương lai của các cơ hội bình đẳng".

Ông Heydarian chỉ ra rằng bà Robredo hiện chỉ đứng thứ năm trong các cuộc thăm dò.

Tuy nhiên, ông cho biết Phó Tổng thống đã có một mạng lưới rộng rãi những người ủng hộ trên khắp đất nước từ thời bà còn nắm quyền. "Chúng tôi thấy trong cuộc bầu cử Phó Tổng thống năm 2016, bà ấy có thể xoay chuyển tình thế chống lại mọi tỷ lệ cược và chống lại một ứng cử viên rất cạnh tranh", ông Heydarian nói thêm.

Trong khi sự chú ý của đất nước phần lớn tập trung vào các ứng cử viên đã tuyên bố, không ai trong số họ đang dẫn đầu các cuộc thăm dò gần đây, theo ông Heydarian.

Ông cho biết ứng cử viên phổ biến nhất là Duterte-Carpio, con gái của ông Duterte.

Bà Duterte-Carpio chưa tuyên bố ứng cử Tổng thống nhưng thay vào đó đã nộp các thủ tục giấy tờ để tranh cử lại chức thị trưởng Davao. Hôm thứ Hai (4/10), phát ngôn viên của bà cho biết bà "không có ý định" nắm quyền lãnh đạo đảng của cha mình.

Nhưng theo hệ thống bầu cử phức tạp của Philippines, việc nộp đơn tham gia cuộc bầu cử thị trưởng có nghĩa là bà ấy hiện có cho đến ngày 15/11 để xem xét chuyển chiến dịch tranh cử của mình từ thị trưởng sang Tổng thống hay không.

Đó chính xác là những gì mà ông Duterte đã làm vào năm 2016.

Ông Heydarian cho biết bà Duterte-Carpio không giống Tổng thống về nhiều mặt. Bà hoan nghênh ý kiến ​​của các chuyên gia và đưa ra các quyết định cân nhắc, không giống như người cha "bốc đồng" của bà.

Tuy nhiên, các nhà phê bình đã coi khả năng ứng cử Tổng thống của bà là một cách khác để ông Duterte nắm quyền lực đối với Philippines sau khi ông rời bỏ quyền lực.

Bà Ressa cho biết bà không tin tưởng tuyên bố của ông Duterte rằng ông sẽ rút lui khỏi chính trường. Ông đã nói điều tương tự vào năm 2016 và sau đó tranh cử vào chức vụ cao nhất của đất nước.

Bà Ressa cho biết bất kỳ ai cuối cùng lên nắm quyền ở Philippines sẽ kế thừa một đất nước "ở một nơi tồi tệ hơn rất nhiều" so với trước khi ông Duterte nắm quyền.

"Di sản của ông Duterte là sự đổ vỡ của các nhánh chính phủ khác nhau và sự tham nhũng của các thể chế yếu kém khác nhau", bà nói.

Hoàng Nam

Bình Luận

Tin khác

Liên hợp quốc: Thế giới lãng phí hơn 1 tỷ bữa ăn mỗi ngày dù hàng trăm triệu người đang đói

Liên hợp quốc: Thế giới lãng phí hơn 1 tỷ bữa ăn mỗi ngày dù hàng trăm triệu người đang đói

(CLO) Một báo cáo mới của Liên hợp quốc cho thấy hơn 1 tỷ bữa ăn bị lãng phí mỗi ngày trên toàn thế giới trong khi gần 800 triệu người đang bị ảnh hưởng bởi nạn đói.

Thế giới 24h
Interpol: Lừa đảo qua mạng ở Đông Nam Á đã mở rộng ra toàn cầu, thu tới 3.000 tỷ USD mỗi năm

Interpol: Lừa đảo qua mạng ở Đông Nam Á đã mở rộng ra toàn cầu, thu tới 3.000 tỷ USD mỗi năm

(CLO) Người đứng đầu Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) hôm 27/3 cho biết các nhóm tội phạm buôn người và lừa đảo qua mạng đã mở rộng từ Đông Nam Á thành một mạng lưới toàn cầu với quy mô lên tới 3.000 tỷ USD mỗi năm.

Thế giới 24h
Công ty Anh hỗ trợ Ukraine trong cuộc đua UAV

Công ty Anh hỗ trợ Ukraine trong cuộc đua UAV

(CLO) Trong một nhà kho bí mật ở miền nam nước Anh, các kỹ sư tại Evolve Dynamics đang nghiên cứu công nghệ có thể giúp giữ cho máy bay không người lái (UAV) trinh sát của Ukraine hoạt động trên bầu trời ngay cả khi bị gây nhiễu bằng phương pháp điện tử.

Thế giới 24h
Nga nói khó tin IS có thể tiến hành vụ khủng bố ở Moscow

Nga nói khó tin IS có thể tiến hành vụ khủng bố ở Moscow

(CLO) Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm thứ Tư nói rằng thật "cực kỳ khó tin" rằng tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng(IS) có khả năng tiến hành một cuộc tấn công vào phòng hòa nhạc ở Moscow vào thứ Sáu tuần trước khiến ít nhất 143 người thiệt mạng.

Thế giới 24h
Ông Putin nói F-16 sẽ không thay đổi được tình hình ở Ukraine

Ông Putin nói F-16 sẽ không thay đổi được tình hình ở Ukraine

(CLO) Các hãng thông tấn Nga dẫn lời Tổng thống Vladimir Putin nói với các phi công quân sự hôm thứ Tư rằng nếu các nước phương Tây cung cấp cho Ukraine máy bay chiến đấu F-16, điều đó cũng sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường.

Thế giới 24h