Philippines phản đối sự hiện diện 'đe dọa' của Trung Quốc trên Biển Đông

Thứ sáu, 23/04/2021 16:11 PM - 0 Trả lời

(CLO) Philippines đã gửi hai công hàm phản đối ngoại giao mới tới Trung Quốc về việc nước này không rút lại điều mà họ gọi là "đe dọa" vào thứ Sáu (23/4), khi các tàu Trung Quốc đang hoạt động ồ ạt trong các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.

Sự kiện: Philippines

Philippines phản đối các tàu Trung Quốc neo đậu trong vùng biển thuộc Vùng Đặc quyền Kinh tế của họ - Ảnh: Reuters

Philippines phản đối các tàu Trung Quốc neo đậu trong vùng biển thuộc Vùng Đặc quyền Kinh tế của họ - Ảnh: Reuters

Bài liên quan

Trong những tuần gần đây, Philippines đã tăng cường bày tỏ thái độ giận dữ về sự hiện diện kéo dài của hàng trăm tàu ​​thuyền Trung Quốc trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) 200 dặm của mình. 

Bộ Ngoại giao Philippines cho biết các quan chức hàng hải đã quan sát thấy "sự hiện diện và hoạt động trái phép liên tục" của 160 tàu cá và dân quân Trung Quốc xung quanh các đảo tranh chấp Trường Sa và bãi cạn Scarborough, kể từ ngày 20/4.

Năm tàu ​​tuần duyên Trung Quốc cũng được phát hiện xung quanh khu vực.

"Sự hiện diện tiếp tục tràn ngập và đe dọa của các tàu Trung Quốc tạo ra bầu không khí bất ổn và là sự coi thường trắng trợn các cam kết của Trung Quốc nhằm thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực", Bộ Ngoại giao Philippines cho biết.

Hoạt động của tàu Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh Philippines tuyên bố tăng cường sự hiện diện của các tàu trong vùng EEZ của mình. Theo luật quốc tế, tàu thuyền nước ngoài được phép "di chuyển không hạn chế" qua vùng EEZ của một quốc gia.

Các nhà ngoại giao Trung Quốc đã phủ nhận rằng lực lượng dân quân đã ở trên các tàu.

Đại sứ quán của Trung Quốc tại Manila đã không có bình luận nào trong ngày hôm nay (23/4) sau khi Philippines gửi các công hàm phản đối mới.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, nơi có tuyến đường thủy thương mại trị giá hơn 3 nghìn tỷ đi qua mỗi năm. Năm 2016, tòa án trọng tài quốc tế đã phủ nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc dựa trên bản đồ của chính nước này.

Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam cũng có các tuyên bố chủ quyền cạnh tranh đối với các đảo và đối tượng địa lý khác nhau tại Biển Đông.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm thứ Hai (19/4) cho biết ông đã chuẩn bị triển khai các tàu hải quân để khẳng định quyền chủ quyền của đất nước đối với tài nguyên dầu mỏ và khoáng sản trong EEZ của mình, đồng thời nói với Trung Quốc rằng nếu nước này bắt đầu khoan dầu thì Philippines cũng vậy.

Chấn Phong

Tin khác

Israel chuẩn bị tấn công tổng lực Rafah, người dân không biết trốn đi đâu

Israel chuẩn bị tấn công tổng lực Rafah, người dân không biết trốn đi đâu

(CLO) Israel đã tăng cường không kích vào Rafah sau khi tuyên bố sẽ sơ tán dân thường khỏi thành phố cực nam Gaza để chuẩn bị cho một cuộc tấn công tổng lực, bất chấp cảnh báo rằng điều này có thể gây thương vong hàng loạt.

Thế giới 24h
Ông Kim Jong Un thị sát vụ thử tên lửa phóng hàng loạt mới của Triều Tiên

Ông Kim Jong Un thị sát vụ thử tên lửa phóng hàng loạt mới của Triều Tiên

(CLO) Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un hôm thứ Năm (25/4) đã thị sát vụ thử nghiệm tên lửa phóng hàng loạt 240 mm do một đơn vị công nghiệp quốc phòng mới thành lập sản xuất, theo hãng thông tấn Triều Tiên KCNA đưa tin vào thứ Sáu.

Thế giới 24h
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine từ chức sau cáo buộc tham nhũng

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine từ chức sau cáo buộc tham nhũng

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine đã nộp đơn từ chức hôm thứ Năm (25/4) sau khi ông phải đối mặt với cáo buộc hình sự vì liên quan đến việc mua lại trái phép đất thuộc sở hữu nhà nước trị giá 7 triệu USD.

Thế giới 24h
DNA tiết lộ mô hình tình dục và hôn nhân ở đế chế cổ đại

DNA tiết lộ mô hình tình dục và hôn nhân ở đế chế cổ đại

(CLO) Nghiên cứu phân tích DNA cổ đại lấy từ các ngôi mộ của người Avar đã tiết lộ về nguồn gốc, cũng như mô hình tình dục và hôn nhân của đế chế từng rất hùng mạnh ở châu Âu này.

Thế giới 24h
Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

(CLO) Ngày 24/4, Nga đã bác bỏ một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc do Mỹ soạn thảo kêu gọi các quốc gia ngăn chặn chạy đua vũ trang ngoài không gian. Động thái này cho thấy căng thẳng giữa hai cường quốc đã lan ra ngoài không gian.

Thế giới 24h