Quân đội Mỹ đang thực sự làm gì ở Syria?

Thứ năm, 24/09/2020 07:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tổng thống Donald Trump tuyên bố mới đây rằng, Mỹ góp phần tiêu diệt 100% nhà nước Hồi giáo tự xưng IS tại Syria, qua đó hoàn thành nhiệm vụ ban đầu đặt ra. Tuy nhiên, thay vì rút đi, quân đội Mỹ vẫn duy trì sự hiện diện tại Syria và điều này khiến dư luận đặt câu hỏi.

Mỹ tham chiến tại Syria với lý do ban đầu là tiêu diệt nhà nước Hồi giáo tự xưng IS - Ảnh: Getty

Mỹ tham chiến tại Syria với lý do ban đầu là tiêu diệt nhà nước Hồi giáo tự xưng IS - Ảnh: Getty

Bài liên quan

Cách đây 6 năm, ngày 22/9/2014, Mỹ và một số quốc gia Ả Rập đã tấn công bằng không quân vào Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS ở miền Bắc Syria, đánh dấu sự tham chiến của Mỹ, trong cái gọi là nỗ lực tiêu diệt những phần tử khủng bố.

Đến lúc này, cuộc chiến chống IS đã kết thúc khi nhà nước Hồi giáo bị xóa sổ, chính phủ Syria lấy lại phần lớn diện tích bị chiếm giữ trước đó, và nhiệm vụ của Liên quân do Mỹ dẫn đầu (ngoài Nga) được hoàn tất.

Song, những người lính cuối cùng của Mỹ vẫn chưa rời Syria. Họ đang thực hiện nhiệm vụ khác ngoài sứ mệnh trung tâm ban đầu.

Vào thời điểm cuộc chiến chống lại IS vẫn đang diễn ra căng thẳng, tháng 12/2018, James Mattis bất ngờ tuyên bố từ chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, với lý do phản đối lệnh của Tổng thống Donald Trump về việc rút quân đội Mỹ khỏi Syria.

Sau đó, thật bất ngờ khi gần đây người ta xác nhận rằng Mattis ra đi bởi phản đối kế hoạch ám sát Bashar al-Assad, tổng thống Syria. Sự phản đối này là một động thái thận trọng, vì hạ bệ Assad sẽ không kết thúc cuộc nội chiến ở Syria mà thậm chí đẩy đất nước này vào hỗn loạn sâu hơn.

Có điều, động thái này có vẻ không giống thường lệ, khi hình ảnh của “con diều hâu Mattis” đối lập hoàn toàn với “con chim bồ câu Mattis”. Thực tế, nó là đại diện cho những mâu thuẫn lớn hơn trong chính sách Syria của Washington.

Những mâu thuẫn này nảy sinh từ thực tế là chính sách của Mỹ ở Syria luôn tập trung vào sự phản đối của Assad, hơn là sự thất bại của IS, kẻ đã bị tiêu diệt rất lâu trước khi có lệnh rút quân của Trump.

Có lẽ mâu thuẫn này được nhìn thấy rõ ràng nhất trong những lời biện minh mà Washington đưa ra cho sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Syria. Bởi sau vài tháng, người ta lại thấy một lý do mới cho sự đồn trú của Mỹ ở quốc gia Trung Đông này.

Chính quyền Mỹ trong tuyên bố khi tham chiến tại Syria khẳng định, IS phải bị đánh bại. Nhưng Nhà nước Hồi giáo tự xưng đã đánh mất phần lãnh thổ cuối cùng của mình vào tháng 3 năm 2019 và khi không có một khu vực hoạt động thực tế, những kẻ dưới tên IS ngày nay - theo như những lợi ích hợp pháp của Hoa Kỳ - không thể phân biệt được với bất kỳ lực lượng dân quân Sunni nào khác.

Vì thế, ngay cả khi IS bị đánh bại, vẫn không đủ để thuyết phục Washington rút quân.

Mỹ hiện vẫn duy trì một số binh lính tại Syria vì một số lý do - Ảnh: AP

Mỹ hiện vẫn duy trì một số binh lính tại Syria vì một số lý do - Ảnh: AP

Vài năm trước, những người lính Mỹ được thống báo rằng họ ở đó để chống lại Iran (bên cạnh mục tiêu là tiêu diệt tổ chức IS).

Sau đó, họ lại được nghe nói rằng điều quan trọng là phải ở Syria để chống lại Nga. Nhưng ngày nay, sứ mệnh này - nếu có thể gọi như vậy - tương đương với sự cố giận dữ trên đường, đôi khi liên quan đến các đoàn xe quân sự đại diện cho hai siêu cường hạt nhân duy nhất trên thế giới đang vật lộn thảm hại, chỉ để giành không gian trên một con đường hoặc cánh đồng lúa mì.

Điều đáng nói là lý do này gần đây đã được xem xét lại để biện minh cho quyết định gửi thêm quân đến Syria.

Có vẻ như Mỹ đang muốn quay trở lại hỗ trợ người Kurd mặc dù Washington gần đây đã im lặng hơn trên mặt trận này, bên cạnh nhiệm vụ đào tạo và trang bị cho các chiến binh chống Assad.

Tuy nhiên, diễn biến trên chiến trường Syria hiện tại đang xảy ra “tình huống xấu hổ” - với người Mỹ - khi các chiến binh được CIA ủng hộ đang chiến đấu với các chiến binh được Lầu Năm Góc ủng hộ. Các nhóm chiến binh địa phương này có lợi ích riêng của họ, nhưng họ không nhầm lẫn với lợi ích của Mỹ.

Mới đây, Tổng thống Trump đã tiết lộ về một kế hoạch bảo vệ “dầu” và chính quyền của ông đã mở đường cho một công ty Hoa Kỳ quản lý một số mỏ dầu ở đất nước bị chiến tranh tàn phá.

Trump đã viện dẫn đây là lý do để giữ vài trăm lính Mỹ cuối cùng ở Syria. Vấn đề là bởi việc đảm bảo Mỹ tiếp cận dầu mỏ của Syria đòi hỏi một mức độ an ninh nhất định. Nói thẳng ra, nó đòi hỏi một sự chiếm đóng bất tận ở Syria.

Tuy nhiên, giống như bất kỳ lý do nào ở trên, sẽ là sai lầm nếu chấp nhận rằng dầu mỏ là nguyên nhân chính cho sự hiện diện của Mỹ ở Syria.

Mặc dù với những người Syria, họ đang sở hữu một lượng dầu đáng kể, nhưng nó vẫn chưa đủ để trở thành mối quan tâm sống còn của Hoa Kỳ. Theo Hiệp hội Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ, lượng dầu ở Syria thậm chí không bằng 2% so với những gì Iran hay Iraq tự hào. Vì thế nó chẳng là bao nếu so với vị thế là nhà sản xuất dầu số một trên thế giới của nước Mỹ.

Trump cũng đã bảo vệ quyết định giữ một đội quân nhỏ ở Syria khi nói rằng, Israel và Jordan đã yêu cầu ông giữ lực lượng ở đó. Lời biện minh này đã được tái khẳng định trong một tuyên bố gần đây của Trump rằng: “Thực tế là chúng tôi không cần phải ở Trung Đông, ngoài việc chúng tôi muốn bảo vệ Israel. Chúng tôi rất tốt với Israel".

Chính quyền Trump đã viện dẫn ra hàng loạt lý do ở lại Syria. Mỗi thứ có thể là một chút, nhưng lý do bao trùm và thực chất của việc can thiệp quân sự của Mỹ vào Syria chủ yếu là để lật đổ chính quyền Assad và loại bỏ ảnh hưởng của Nga tại Trung Đông, cô lập Iran chứ không phải để tiêu diệt IS.

Đây là lý do tại sao Hoa Kỳ ban đầu trang bị vũ khí cho các phiến quân chống Assad và tại sao quân đội được gửi đến để đánh bại IS mà vẫn đồn trú sau sự sụp đổ của Nhà nước Hồi giáo tự xưng.

Phan Nguyên

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế