PGS.TS. Đặng Thị Thu Hương - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội:

Quan trọng nhất trong bối cảnh chuyển đổi số là đội ngũ nhân lực chất lượng cao

Thứ hai, 27/06/2022 09:49 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Nếu công nghệ 4.0 kết nối vạn vật thì chính nền tảng KHXH&NV sâu sắc sẽ kết nối con người, kết nối trái tim. Chúng tôi coi cái gốc của đào tạo nghề báo là trang bị cho sinh viên bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, phông nền kiến thức sâu sắc, kỹ năng nghiệp vụ thuần thục".

Bài liên quan

PGS.TS. Đặng Thị Thu Hương - Phó Hiệu trưởngTrường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (KHXH&NV), Đại học Quốc gia Hà Nội đã khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi cùng PV Báo Nhà báo & Công luận.

quan trong nhat trong boi canh chuyen doi so la doi ngu nhan luc chat luong cao hinh 1

Rèn luyện kỹ năng làm nghề luôn là ưu tiên số một

+ Công nghệ hiện đại mang đến nhiều thời cơ, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức. Bà đánh giá như thế nào về những tác động của chuyển đổi số đến người làm báo và công tác đào tạo báo chí trong giai đoạn hiện nay?

- Tôi cho rằng, chuyển đổi số và cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang biến hệ sinh thái truyền thông truyền thống của thời đại văn minh công nghiệp sang một hệ sinh thái mới của truyền thông thời đại số - thời đại của văn minh trí tuệ.

Vấn đề ứng dụng khoa học, kỹ thuật, đặc biệt là các sản phẩm mang tính công nghệ cao như Internet vạn vật, trí thông minh nhân tạo, công nghệ robot, các hệ thống tích hợp, nhà máy thông minh, giao thông thông minh, phân tích dữ liệu lớn và giáo dục thông minh. Các mô hình về hội tụ công nghệ ra đời và các dòng sản phẩm báo chí kiểu mới cũng dần dần khẳng định vị thế trong các hoạt động báo chí - truyền thông như: Báo chí di động, báo chí dữ liệu, megastory/Longform,...

Các phương tiện truyền thông mới ra đời cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động và cơ cấu của các kênh báo chí - truyền thông. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất trong bối cảnh chuyển đổi số là bài toán về đội ngũ nhân lực chất lượng cao trong ngành báo chí truyền thông.

Đó phải là những nhà báo có khả năng phân tích dữ liệu, biết kiểm soát chặt chẽ đầu vào số liệu, có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để sáng tạo những tác phẩm báo chí đa phương tiện, báo chí dữ liệu, có khả năng truyền tải trên đa nền tảng thiết bị để phục vụ đa dạng mục đích nhu cầu của công chúng - đặc biệt, công chúng thế hệ số.

Vì thế, việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhà báo nhằm đảm bảo tính hội nhập trong xu thế phát triển của khoa học và công nghệ là nhu cầu tất yếu.

+ Để có được đội ngũ nhân lực chất lượng cao trong ngành báo chí truyền thông thì rõ ràng, trách nhiệm rất lớn từ phía các cơ sở đào tạo báo chí trong đó có Trường Đại học KHXH&NV. Nhà trường đã “đón bắt” xu hướng đào tạo như thế nào để đáp ứng tốt nhu cầu nhân lực hiện nay, thưa Phó Hiệu trưởng?

- Đúng vậy. Chúng tôi luôn hiểu những trách nhiệm của mình trong công tác đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực cho các cơ quan báo chí. Không giống như đào tạo cử nhân của ngành khoa học xã hội khác, rèn luyện kỹ năng làm nghề luôn là ưu tiên số một trong các trường đào tạo báo chí truyền thông.

Lịch sử đào tạo báo chí truyền thông cho thấy, việc đào tạo phóng viên ban đầu chỉ được thực hiện ở các tòa soạn. Phương pháp cơ bản nhất tại các trường đào tạo báo chí Anh, Mỹ và các nước tiên tiến là yêu cầu sinh viên phải làm những công việc y như họ sẽ làm thật tại tòa soạn.

Chúng tôi là một trong những cơ sở đào tạo báo chí có hệ thống trường quay, phòng dựng, phòng multimedia phục vụ giảng dạy vào loại hiện đại nhất ở Việt Nam hiện nay.

Tại trường, với Trung tâm Nghiệp vụ Báo chí và Truyền thông được đầu tư 2 giai đoạn với tổng trị giá gần 60 tỷ đồng, trong những năm qua, sinh viên báo chí có nhiều điều kiện được học tập, tác nghiệp, rèn nghề trong môi trường rất năng động. Đây là cơ hội thuận lợi, tạo đà cho trường ĐH KHXH&NV có bước phát triển mới trong việc áp dụng mô hình “tòa soạn thu nhỏ”, “đài PT-TH thu nhỏ” ngay tại cơ sở đào tạo. 

Bên cạnh đó, trong bối cảnh bùng nổ truyền thông, giảng dạy về truyền thông mới, truyền thông hội tụ và đa phương tiện, truyền thông xã hội, về sự phát triển của báo chí hiện đại trong môi trường truyền thông mới,… là nội dung quan trọng được giảng dạy tại Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông với nhiều học phần mới như Báo chí trên điện thoại di động, Báo chí Dữ liệu, Đồ họa và thiết kế ấn phẩm báo chí truyền thông, Thiết kế tương tác và animation đa phương tiện, Tổ chức nội dung và sáng tạo siêu tác phẩm báo chí, Đưa tin trong tình huống khẩn cấp,… và các lĩnh vực báo chí chuyên biệt khác.

Tất nhiên, quan điểm của Nhà trường là luôn lắng nghe nhu cầu của xã hội, nhưng chọn lọc chứ không chạy theo xu hướng, thị hiếu.

quan trong nhat trong boi canh chuyen doi so la doi ngu nhan luc chat luong cao hinh 2

Báo chí kết nối giá trị nhân văn, kết nối trái tim

+ Trong câu chuyện về nguồn nhân lực đào tạo trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, vẫn còn đó những trăn trở về câu chuyện đạo đức người làm báo. Ở góc độ đào tạo, quan điểm của bà như thế nào về vấn đề này?

- Tôi cho rằng, làm báo không chỉ là một nghề đơn thuần, mà còn làmột sứ mệnh. Trong bối cảnh hiện nay, báo chí, nhà báo phải hoạt động vì cuộc sống, vì lợi ích của đại bộ phận công chúng trong xã hội, nên luôn phải hướng tới những giá trị chân, thiện, mỹ đích thực.

Tuy vậy trên thực tế, vì cạnh tranh thông tin, vì mục đích kiếm tiền, có không ít nhà báo, tờ báo không còn chú trọng đến đạo đức nghề nghiệp, phẩm giá của người cầm bút.

Cho nên, với cơ sở đào tạo báo chí như chúng tôi đã  luôn xác định, nhiệm vụ hàng đầu là phải trang bị kiến thức nền tảng vững chắc để người làm báo có bản lĩnh nhận diện thấu đáo vấn đề và truyền tải thông tin đến công chúng một cách nhân văn nhất. Nếu công nghệ 4.0 kết nối vạn vật thì chính nền tảng khoa học xã hội và nhân văn sâu sắc sẽ kết nối con người, kết nối trái tim.

Chúng tôi coi cái gốc của đào tạo nghề báo là trang bị cho sinh viên bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, phông nền kiến thức sâu sắc và kỹ năng nghiệp vụ thuần thục.

Chúng tôi muốn sinh viên của mình sau này ra trường là những người đưa tin nhanh nhưng phải đưa tin có trách nhiệm, có kiểm chứng, có nhiều bài viết đi vào lòng người với chiều sâu văn hóa và sự hiểu biết xã hội toàn diện.

+  Vậy thưa bà, để việc đào tạo những nhà báo vừa tinh thông nghiệp vụ trong kỷ nguyên số vừa giữ vững đạo đức nghề nghiệp, hướng đến những tác phẩm báo chí nhân văn thì công tác đào tạo nên có định hướng như thế nào?

- Tôi muốn nhấn mạnh rằng dù chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ như thế nào nhưng trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp luôn phải được đề cao, thậm chí là còn cần chú trọng hơn nhiều. Bởi vì những thách thức, rủi ro trong kỷ nguyên số (tin giả, thông tin sai lệch, sự lũng đoạn, sự bùng nổ quá nhiều dẫn đến hỗn loạnthông tin) cũng đang diễn ra phức tạp.

Do đó, nhà báo phải được đào tạo tinh thần nhân văn, năng lực số, nắm bắt xu hướng, nhưng biết dẫn dắt thông tin một cách lành mạnh, cân bằng, bền vững cho xã hội, cộng đồng, quốc gia.

Trên quan điểm đó, tôi cho rằng, với các cơ sở đào tạo báo chí truyền thông cần đưa nội dung về “Pháp luật và Đạo đức báo chí truyền thông” trở thành học phần bắt buộc trong khung chương trình đào tạo, đặc biệt ở bậc cử nhân và thạc sỹ báo chí; cần gia tăng thời lượng thích đáng cho học phần này, đồng thời, nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp giảng dạy…

Cùng với các quy định pháp luật, đạo đức nghề nghiệp được coi là cơ sở  nền tảng để hình thành nền báo chí nhân văn. Đặc biệt, trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, trước sự nở rộ của các phương tiện truyền thông mới, người làm báo càng cần nhận diện rõ, biết cách đối mặt thách thức để giữ vững đạo đức nghề nghiệp, bảo đảm tính chuẩn mực và giá trị của nền báo chí Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, nhân văn.

Do đó, tôi cho rằng, các trường đào tạo báo chí truyền thông và các Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí của Hội Nhà báo Việt Nam, của Thông tấn xã Việt Nam,... cũng như Trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý thông tin và truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) cần xây dựng các chương trình tập huấn ngắn hạn về nâng cao kiến thức pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông bên cạnh các khóa tập huấn nghiệp vụ…

+ Xin trân trọng cảm ơn bà!

An Vinh (Thực hiện)

Bình Luận

Tin khác

Điều tra làm rõ vụ phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp hiện trường vụ cháy ở huyện Thanh Trì

Điều tra làm rõ vụ phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp hiện trường vụ cháy ở huyện Thanh Trì

(CLO) Mặc dù tác nghiệp tại hiện trường vụ cháy theo đúng quy định, nhưng phóng viên Thời báo VTV và VnExpress bất ngờ bị nhóm 3 đối tượng cản trở, hành hung.

Nghề báo
Đoàn công tác Hội Nhà báo Indonesia tham quan mô hình hoạt động của Báo Lao Động

Đoàn công tác Hội Nhà báo Indonesia tham quan mô hình hoạt động của Báo Lao Động

(CLO) Ngày 23/4 tại Hà Nội, Báo Lao Động đã có buổi tiếp đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia gồm 5 thành viên do ông Sihono – Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Nghề báo
65 tác phẩm vào vòng chung khảo Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn năm 2024

65 tác phẩm vào vòng chung khảo Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn năm 2024

(CLO) Trên cơ sở kết quả chấm của Ban sơ khảo và tờ trình của Hội Nhà báo tỉnh, ngày 23/4, Hội đồng Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn lần thứ IV năm 2024 đã công nhận kết quả chấm của Ban giám khảo vòng sơ khảo đối với các tác phẩm, đồng ý đưa 65 tác phẩm có kết quả tốt vào chấm vòng chung khảo.

Nghề báo
Báo Lao động Thủ đô tổ chức giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

Báo Lao động Thủ đô tổ chức giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

(CLO) Ngày 23/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.

Nghề báo
Các cơ quan báo chí cùng nhau chia sẻ những cách làm hay về chuyển đổi số

Các cơ quan báo chí cùng nhau chia sẻ những cách làm hay về chuyển đổi số

(CLO) Chiều 23/4 đã diễn ra lễ ký kết giao ước thi đua giữa các đơn vị thuộc khối thi cơ quan báo chí, bao gồm: Báo Sài Gòn Giải Phóng, HTV, VOH, Báo Người lao động, Báo Pháp luật TP.HCM, Báo Phụ nữ TP.HCM, Tạp chí Du lịch TP.HCM, Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn, Tạp chí Giáo dục, Tạp chí Khoa học Phổ thông.

Nghề báo