(CLO) Các ngoại ngữ phổ thông như tiếng Đức, tiếng Nhật hay tiếng Trung đã lỗi mốt. Các học sinh Hàn Quốc bây giờ đang lựa chọn những ngôn ngữ ít người học hơn. Đây được đánh giá là một sự thay đổi đáng lưu ý.
Khi còn là một thiếu niên, ông Young-chae Song học tiếng Đức tại trường trung học ở Hàn Quốc và phải vượt qua một kỳ thi ngôn ngữ để vào đại học.
Trong thời gian đó, vào đầu những năm 1980, hầu hết học sinh trung học ở Hàn Quốc sẽ học tiếng Anh, cộng với một ngoại ngữ khác, điển hình là tiếng Đức, tiếng Pháp hoặc tiếng Nhật. Nhưng ngày nay, giới trẻ Hàn Quốc đang quay lưng lại với việc học ngôn ngữ thứ ba.
"Tiếng Anh là bắt buộc ở trường trung học, nhưng vào những năm 1980 hầu như tất cả mọi người đều chọn học một ngôn ngữ khác vì chúng tôi nhận thấy rằng sẽ có nhiều cơ hội hơn ở nước ngoài trong tương lai. Mọi người đều muốn có thể giao tiếp", ông Song, giáo sư tại Trung tâm Hợp tác và Sáng tạo Toàn cầu tại Đại học Sangmyung của Seoul, cho biết.
Ông nói rằng mối quan tâm của người Hàn Quốc đối với tiếng Đức và tiếng Pháp bắt nguồn từ tình hình địa chính trị phức tạp ở Đông Bắc Á ngay sau Thế chiến thứ hai.
Nhà nước non trẻ Hàn Quốc ban đầu không có quan hệ ngoại giao với nhà cai trị thuộc địa cũ là Nhật Bản, và nước láng giềng Trung Quốc cũng rơi vào tình trạng hỗn loạn tương tự với cuộc nội chiến.
Ông nói, tình hình còn phức tạp hơn chỉ 5 năm sau khi Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ.
Đức đã cung cấp hỗ trợ kinh tế trong những thập kỷ ngay sau chiến tranh và kéo dài đến những năm 1970, ông Song nói với DW. Ông nói: “Rất nhanh chóng, các công ty Đức bắt đầu thâm nhập vào Hàn Quốc và nhanh chóng nổi tiếng là những nơi làm việc tốt và ổn định”.
Ông nói thêm: “Nhiều người muốn học tiếng Đức và đi học ở Đức, với ngành kỹ thuật và sản xuất được coi là những khóa học tốt cho sự nghiệp tương lai".
Có 1.200 giáo viên dạy tiếng Đức ở Seoul tính đến năm 1999, theo số liệu từ các cơ quan quản lý giáo dục của thành phố. Con số đó giảm xuống còn 23 vào năm 2000. Ngày nay, không một trường trung học công lập nào ở thủ đô sử dụng giáo viên tiếng Đức toàn thời gian.
Đến những năm 1980, quan hệ của Hàn Quốc với nước láng giềng Nhật Bản được khôi phục. Khi nền kinh tế Nhật Bản phát triển vượt bậc và "quyền lực mềm" của nước này lan rộng ra toàn cầu, đã có sự chuyển hướng sang việc học tiếng Nhật trong trường học.
Nhưng mâu thuẫn với Nhật Bản vẫn còn, chẳng hạn như cách giải thích khác nhau về lịch sử chung của hai quốc gia, chủ yếu là sự chiếm đóng 35 năm của đế quốc Nhật Bản trên bán đảo Triều Tiên.
Trong thập kỷ tiếp theo, Trung Quốc bắt đầu nổi lên như một cường quốc kinh tế và việc người Hàn Quốc đến thăm và kinh doanh ở Trung Quốc trở nên dễ dàng hơn, ông Song nói. Ngoài ra, các sinh viên đã bị “chao đảo bởi các xu hướng của thời đại”.
Tiếng Trung và tiếng Nhật vẫn có trong chương trình giảng dạy tại hầu hết các trường học ở Seoul với gần 81% dạy tiếng Nhật và 77% dạy tiếng Trung.
Tuy nhiên, gần đây hơn, ngay cả ngôn ngữ của các nước láng giềng cũng trở nên ít phổ biến hơn, ông Song nói. Tiếng Quan Thoại đã mờ nhạt vì âm sắc của nó phức tạp và khó học.
Theo ông Song, các sinh viên có nguyện vọng đang chuyển sang các ngôn ngữ "thích hợp" như tiếng Ả Rập để cải thiện cơ hội giành được một suất vào các trường đại học hàng đầu trong nước.
"Con trai tôi bắt đầu học tiếng Ả Rập khi nó ở tuổi thiếu niên vì nó muốn vào Đại học Quốc gia Seoul (SNU)", ông chia sẻ.
Ông giải thích: “Để có được một suất vào SNU, sinh viên phải làm bài kiểm tra ngoại ngữ thứ hai, vì vậy sau tiếng Anh, con tôi đã chọn tiếng Ả Rập. Tiếng Ả Rập không phải là một ngôn ngữ dễ học, nhưng vì tương đối ít người học nó và việc chấm bài thi được thực hiện tương đối dễ nên việc đạt điểm cao là điều khá dễ dàng".
Chiến thuật đã thành công và con trai của Song hiện đang học năm thứ nhất tại trường đại học hàng đầu này.
Ông David Tizzard, phó giáo sư giáo dục tại Đại học Phụ nữ Seoul, cho biết tính chất cạnh tranh cao của giáo dục ở Hàn Quốc "buộc sinh viên phải lựa chọn học ngôn ngữ khó hơn".
Ở Hàn Quốc, ưu tiên chính là đạt điểm cao trong các kỳ thi, ông nói. "Tất cả chỉ tập trung vào điểm kiểm tra".
Một yếu tố khác ảnh hưởng nặng nề đến việc học ngoại ngữ là sự phát triển bùng nổ trong việc sử dụng công nghệ như một hình thức giao tiếp, với hàng triệu thanh niên Hàn Quốc chọn học lập trình máy tính, viết mã, chỉnh sửa và phát triển phần mềm", ông Tizzard nói.
(CLO) Trong bối cảnh thế giới đang hồi phục sau đại dịch COVID-19, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, nhấn mạnh rằng nguy cơ về một đại dịch mới không phải là giả thuyết mà là một "chắc chắn về mặt dịch tễ học".
(CLO) UBND TP Hà Nội giao Công an kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xóa bỏ các nội dung, trang web, đường dẫn, ứng dụng, hội, nhóm, tài khoản trên không gian mạng liên quan đến hoạt động lừa đảo và thu thập thông tin dữ liệu cá nhân trái phép.
(CLO) Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định dự án Luật Cán bộ, công chức sửa đổi. Dự luật do Bộ Nội vụ soạn thảo và dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 tới đây.
(CLO) Sáng nay (9/4), giá vàng trong nước biến động mạnh. Mở cửa phiên, giá vàng giảm mạnh, một lần nữa xuống dưới mốc 100 triệu đồng/lượng rồi nhanh chóng tăng trở lại.
(CLO) Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư 002/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2025 về hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
(CLO) Theo công ty đấu giá, tổng số biển xe mô tô, xe gắn máy đưa ra đấu giá trong ngày đầu tiên lên đến 50.000 biển số, trong đó số biển có người đăng ký là 476 biển, tổng số biển đấu giá thành công 474 biển, tổng giá trị tài sản thu được lên tới gần 17 tỷ đồng.
(CLO) Trong 4h đồng hồ kiểm tra nồng độ cồn (từ 20h-24h tối 8/4) ở 1 địa bàn huyện ngoại thành Hà Nội, lực lượng Cảnh sát giao thông chỉ phát hiện 1 trường hợp vi phạm nồng độ cồn và ở mức “kịch khung”.
(CLO) Chương trình âm nhạc "Anh Trai Say Hi" đang tạo nên “cơn sốt” trong cộng đồng yêu nhạc Việt, đặc biệt sau khi thông tin về đêm diễn thứ 6 được công bố. Tuy nhiên, đi kèm với sức hút ấy lại là nỗi bức xúc của hàng loạt khán giả trẻ khi họ gần như không có cơ hội sở hữu vé chính thức ngay cả khi đã “canh giờ” mở bán.
(CLO) Bức tranh tài chính năm 2024 của Công ty TNHH Flamingo Hải Tiến, chủ đầu tư dự án nghỉ dưỡng Flamingo Linh Trường tại Thanh Hóa, cho thấy nhiều dấu hiệu kém khả quan với lợi nhuận sụt giảm và quy mô tài sản co hẹp đáng kể.
(CLO) Trong bối cảnh thế giới đang hồi phục sau đại dịch COVID-19, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, nhấn mạnh rằng nguy cơ về một đại dịch mới không phải là giả thuyết mà là một "chắc chắn về mặt dịch tễ học".
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ áp mức thuế đáng kinh ngạc 104% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc từ hôm nay (9/4), theo Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt thông báo vào thứ Ba.
(CLO) Một vụ sập mái thảm khốc tại một hộp đêm ở thủ đô của Cộng hòa Dominica đã khiến ít nhất 66 người thiệt mạng, bao gồm một ca sĩ nổi tiếng, một thống đốc tỉnh và cựu cầu thủ bóng chày nhà nghề Mỹ vào thứ Ba.
(CLO) Công ty đóng tàu quân sự lớn nhất của Mỹ, Huntington Ingalls Industries (HII), vừa ký thỏa thuận hợp tác với Hyundai Heavy Industries (HHI) của Hàn Quốc nhằm tăng cường năng lực đóng tàu hải quân.
(CLO) Ngày 8/4, tàu vũ trụ Soyuz MS-27 của Nga đã được phóng từ sân bay Baikonur ở Kazakhstan, mang theo hai phi hành gia Nga Sergei Ryzhikov và Alexei Zubritsky cùng với phi hành gia người Mỹ Jonathan Kim (thuộc NASA), hướng đến Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
(CLO) Grace Davidson, 36 tuổi, đã trở thành người phụ nữ đầu tiên ở Anh sinh con sau ca cấy ghép tử cung – một bước ngoặt y học được các bác sĩ mô tả là "đáng kinh ngạc".
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ đàm phán trực tiếp với Iran nhằm ngăn chặn nước này sở hữu vũ khí hạt nhân, đồng thời cảnh báo Tehran về hậu quả nếu thỏa thuận không thành.
(CLO) Quân đội Hàn Quốc hôm 8/4 cho biết rằng họ đã bắn cảnh cáo vì cho rằng binh lính Triều Tiên vi phạm ranh giới phân định quân sự trước khi quay trở lại.
(CLO) Theo khảo sát của YouGov tại 7 quốc gia châu Âu, mức độ thiện cảm với Mỹ đã giảm từ 6 đến 28% kể từ khi Tổng thống Donald Trump tái đắc cử vào cuối năm 2024.
(CLO) Một nhóm các nhà khoa học quốc tế vừa công bố phát hiện gây tranh cãi: tổ tiên loài người hiện đại có thể bắt nguồn từ châu Âu chứ không phải từ châu Phi như giả thuyết lâu nay của giới khoa học.