(CLO) Các chuyên gia cho biết, khối 10 quốc gia Đông Nam Á đang phải chuẩn bị cho một môi trường thương mại khó khăn hơn khi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm lại.
Nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với một số khó khăn, từ những đợt bùng phát dịch mới đến sự suy thoái trong lĩnh vực bất động sản, đe dọa mục tiêu tăng trưởng hàng năm của nước này. Hiện tại, các ngân hàng đa quốc gia bao gồm Goldman Sachs, Citi, JP Morgan và Morgan Stanley đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của nền kinh tế số 2 thế giới xuống còn từ 4 đến 4,3%.
Đối với các nền kinh tế trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sự suy thoái của Trung Quốc có thể gây ra rắc rối.
Theo Ban Thư ký ASEAN, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN kể từ năm 2009 và chiếm 18% tổng giá trị hàng hóa giao dịch của khối vào năm 2019. ASEAN cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc.
Ông Jayant Menon, thành viên cấp cao tại Viện ISEAS-Yusof Ishak, một trung tâm nghiên cứu và hội đồng quản lý thuộc Bộ Giáo dục Singapore, cho biết: “Sự suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc đang có những tác động khác nhau đối với các khu vực khác nhau của ASEAN".
Ông nói thêm: “Ở khu vực sông Mekong, các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc bị ảnh hưởng nhiều nhất. Tuy nhiên, các nước thành viên ASEAN cũng chịu tác động từ việc gãy chuỗi cung ứng và gián đoạn bắt nguồn từ việc đóng cửa liên tục ở Trung Quốc".
Theo bà Cyn-young Park, giám đốc bộ phận hợp tác và hội nhập khu vực tại Ngân hàng Phát triển Châu Á, việc sản xuất chậm lại ở Trung Quốc sẽ có tác động đến ASEAN. Bà nói, các ngành sản xuất, dệt, may, thực phẩm và nguyên liệu thô của ASEAN sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Các chỉ số chính đo lường tình trạng nền kinh tế Trung Quốc không đạt được kỳ vọng, với sản xuất công nghiệp, doanh số bán lẻ, đầu tư tài sản cố định giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm.
Trong chuyến thăm Vân Nam, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết dữ liệu kinh tế của tháng 4 “rõ ràng là yếu” và cần phải làm nhiều hơn nữa để ổn định tăng trưởng và chuỗi cung ứng.
Ông Timothy Uy, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Moody’s Analytic, cho biết sự gián đoạn chuỗi cung ứng ở Trung Quốc sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2023, tạo ra tình trạng thiếu linh kiện và lao động. Ông nói: “Chuỗi cung ứng của Trung Quốc ngày nay bị hạn chế do các xe tải trên khắp Trung Quốc không thể di chuyển thuận lợi bởi các trạm kiểm dịch địa phương".
Tăng trưởng kinh tế của Singapore có thể bị ảnh hưởng nhiều nhất ở ASEAN do nhu cầu của Trung Quốc giảm, tiếp theo là Thái Lan và Malaysia - theo ngân hàng Pháp Natixis. Ngân hàng này dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm nay là 4,2%.
Tuy nhiên, Mỹ cũng đang đẩy mạnh cam kết với ASEAN trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị với Trung Quốc ngày càng gia tăng. Tổng thống Joe Biden đã tiếp các nhà lãnh đạo ASEAN tại Washington vào đầu tháng này, gửi thông điệp rằng Mỹ rất nghiêm túc trong việc nâng cao quan hệ với khối 10 thành viên - nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới.
ASEAN đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của ông Biden, trong đó nhấn mạnh đến việc xây dựng liên minh, răn đe quân sự và sự hiện diện mạnh mẽ hơn ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng sự suy thoái kinh tế của Trung Quốc sẽ không tạo cơ hội cho Mỹ mở rộng quan hệ với ASEAN trong ngắn hạn.
Ông Louis Chan, nhà kinh tế chính tại nhóm nghiên cứu toàn cầu của Hội đồng Phát triển Thương mại Hồng Kông, cho biết các sáng kiến thương mại khác nhau, do Trung Quốc và Mỹ thúc đẩy, “sẽ cân bằng lẫn nhau” ở châu Á - Thái Bình Dương.
Các nhà quan sát ngoại giao cho biết các quốc gia ASEAN sẽ không đứng về phía nào khi cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng gia tăng trong khu vực, nhưng họ sẽ hợp tác với hai cường quốc dựa trên nhu cầu riêng của họ.
Ông Chan cho biết đại dịch và các đợt phong tỏa "đột ngột" tại Trung Quốc đã khiến nhiều nhà sản xuất bắt đầu suy nghĩ về khả năng phục hồi chuỗi cung ứng ở châu Á, đặc biệt là đối với các sản phẩm phức tạp hơn như ô tô và hàng điện tử.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.
(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) quyết định mời trọng tài FIFA người Malaysia điều hành trận đấu giữa CLB Hà Nội và Đông Á Thanh Hóa tại vòng 17 LPBank V.League 2024/25, dù trận đấu này có sự hỗ trợ của công nghệ VAR.
(CLO) Chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” sẽ phát sóng trở lại trên VTV1 vào lúc 20h10 ngày thứ Bảy đầu tiên của mỗi tháng, bắt đầu từ ngày 5/3 tới đây.
(CLO) Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.
(CLO) Ngày 2/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng họp phiên thứ ba. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị.
(CLO) Ngày 2/4, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết đang xây dựng kế hoạch điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Báo chí trên mạng xã hội không chỉ là xu hướng mà đã trở thành điều tất yếu, đòi hỏi cách đưa tin ngắn gọn, trực quan và phù hợp với thói quen người dùng.
(CLO) Ngày 2/4, Israel tuyên bố mở rộng chiến dịch quân sự tại Gaza với kế hoạch chiếm giữ các khu vực rộng lớn hơn và đưa vào vùng an ninh do nước này kiểm soát.
(CLO) Ngày 2/4, Israel tuyên bố mở rộng chiến dịch quân sự tại Gaza với kế hoạch chiếm giữ các khu vực rộng lớn hơn và đưa vào vùng an ninh do nước này kiểm soát.
(CLO) Chính quyền Trung Quốc vừa cấp giấy phép đầu tiên cho dịch vụ taxi bay không người lái, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc phát triển giao thông hàng không tầm thấp.
(CLO) Nhà Trắng xác nhận rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ công bố mức thuế quan mới trong tuần này, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về quy mô và phạm vi của các biện pháp, khiến các nhà quan sát lo ngại về khả năng chiến tranh thương mại toàn cầu leo thang.
(CLO) Nga đẩy mạnh tuyển quân với đợt nhập ngũ lớn nhất trong nhiều năm, trong khi Đức lần đầu tiên triển khai quân thường trực sát Kaliningrad của Nga, làm gia tăng căng thẳng quân sự ở Đông Âu.
(CLO) Châu Âu đang có động thái mạnh mẽ nhằm gây sức ép lên Nga bằng hai biện pháp then chốt: tiếp tục đóng băng hàng trăm tỷ USD tài sản Nga, đồng thời công bố hàng loạt gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine.
(CLO) Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố Nga không thể chấp nhận đề xuất ngừng bắn của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc chiến tại Ukraine.
(CLO) Chính quyền Mỹ bắt đầu sa thải hàng loạt 10.000 nhân viên tại các cơ quan y tế Mỹ vào thứ Ba. Một số nhân viên bị cấm vào nơi làm việc chỉ vài giờ sau khi nhận thông báo thôi việc.
(CLO) Hôm 1/4, Mỹ đã phê duyệt thương vụ bán 20 máy bay chiến đấu F-16 và các thiết bị liên quan trị giá 5,58 tỷ USD cho Philippines, một đồng minh thân cận của Mỹ.
(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiếp đón Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Moscow trong khuôn khổ chuyến thăm ba ngày nhằm tăng cường hợp tác chiến lược giữa hai quốc gia.
(CLO) Trong bối cảnh tình hình chính trị và toàn cầu ngày càng bất ổn, nhiều công dân Mỹ đang chọn cách sở hữu hộ chiếu thứ hai như một biện pháp đảm bảo trước những rủi ro trong tương lai.