Cuộc đua song hành sau cơn bão lớn:

Sự thận trọng của thành phố Rồng bay!

Thứ bảy, 01/01/2022 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trong đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4, Hà Nội đã liên tiếp ghi nhận những ổ dịch lớn. Đã có những bất cập trong triển khai, những quyết sách bộc lộ sự lúng túng, thiếu thực tế, song, Hà Nội đã lắng nghe, tiếp thu và chỉnh sửa, đưa ra các quyết định kịp thời, kiểm soát thành công dịch bệnh.

LTS: Phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch COVID-19 trong bối cảnh dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp thực sự đang là cuộc đua song hành đầy cam go, thách thức với hết thảy các địa phương. Chuyên đề “Cuộc đua song hành sau cơn bão lớn” phác họa phần nào nỗ lực phục hồi kinh tế và chống dịch của Hà Nội và TP.HCM - hai thành phố lớn nhất nước cũng là tâm dịch trong làn sóng dịch COVID thứ 4 vừa qua.

Bài liên quan

Những tháng cuối năm, Hà Nội xác định từng bước thích ứng an toàn, vừa kiểm soát dịch, vừa phục hồi và phát triển kinh tế một cách thận trọng với quyết tâm đưa thành phố trái tim của cả nước trở lại với một tư thế mới, diện mạo mới, sức sống mới.

Lắng nghe, tiếp thu và chỉnh sửa!

Tới những thời điểm cuối cùng của năm 2021, cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng vẫn đang phải chống chọi với dịch COVID-19. Thủ đô vẫn đang khắc phục những hệ lụy nghiêm trọng của COVID-19 tới mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội và từng bước dần quay trở lại trạng thái bình thường mới.

Có thể thấy, làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 đã tác động tiêu cực, “tàn phá” mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội của Việt Nam, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Trong đó, Hà Nội với vị thế, vai trò là Thủ đô đã đứng trước thách thức và áp lực rất lớn trong việc sớm kiểm soát tình hình dịch bệnh, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân, sớm khôi phục và phát triển kinh tế, đưa Thủ đô Hà Nội trở lại trạng thái bình thường mới.

Trước yêu cầu và bối cảnh đó, Hà Nội đã huy động mọi nguồn lực, tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng từng nhấn mạnh, Hà Nội xác định rõ phương châm: Phòng, chống dịch bệnh từ sớm, từ xa và luôn chuẩn bị các điều kiện, các phương án phòng, chống dịch ở cấp độ cao hơn để tránh bị động, bất ngờ khi gặp tình huống dịch bệnh diễn biến xấu, luôn bình tĩnh, tỉnh táo nhưng cũng không lơ là, chủ quan, nóng vội trong mọi tình huống của dịch bệnh. Đây là phương châm xuyên suốt trong quá trình bảo vệ “trái tim” Hà Nội trước dịch bệnh COVID-19.

Còn nhớ, khi đợt dịch COVID-19 thứ 4 xảy ra cuối tháng 4/2021, Hà Nội là nơi có nguy cơ bùng phát rất lớn vì bên trong đã phát sinh một số ổ dịch phức tạp, bên ngoài thì 8 tỉnh tiếp giáp đều có dịch. Chưa kể, vì là trung tâm, đầu mối giao thông quốc gia, nên hằng ngày, thành phố tiếp nhận hàng ngàn phương tiện và người dân từ khắp nơi đổ về; lượng khách nhập cảnh cũng không nhỏ và các chuyến bay giải cứu...

su than trong cua thanh pho rong bay hinh 1

Hà Nội những ngày chống dịch. Ảnh: Quang Hùng

Giữa tháng 7/2021, đứng trước nguy cơ dịch bùng phát mạnh, Hà Nội đã có quyết định giãn cách xã hội rất kịp thời, tránh nguy cơ khủng hoảng về y tế và kinh tế - xã hội.

Liên tiếp sau đó, 4 đợt giãn cách xã hội đã là khoảng thời gian khó khăn nhất và cũng gây thiệt hại lớn nhất cho kinh tế Thủ đô. Nhưng đổi lại, Hà Nội đã tận dụng có hiệu quả “thời gian vàng” này để khống chế, kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt với chiến dịch thần tốc tiêm phủ mũi 1 vắc-xin cho người dân từ 18 tuổi trở lên. Nhờ đó, Hà Nội đã chặn đà tấn công của dịch COVID-19, số ca mắc mới và số ca mắc ngoài cộng đồng giảm dần qua mỗi đợt giãn cách.

Tuy nhiên, nhìn lại toàn cảnh hành trình phòng, chống dịch đã qua, chính quyền Hà Nội có lẽ cũng phải thừa nhận rằng bên cạnh những thành quả, đã có không ít những hạn chế, vướng mắc.

Đó là sự lơ là của một vài quận huyện đã khiến dịch lây lan mạnh. Thậm chí, đó còn là những quyết định lúng túng, thiếu tính thực tiễn của thành phố đã làm khó cho lực lượng chức năng khi triển khai thực hiện, gây bức xúc cho doanh nghiệp và người dân.

Từ việc lãng phí, chồng chéo, thiếu thực tế của việc cấp và sử dụng giấy đi đường cho người dân trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, đến những biểu hiện “chặt ngoài, lỏng trong” trong triển khai các quy định phòng, chống dịch tại một số phường, xã…

Từ những phản ánh, phản biện trên báo chí và dư luận xã hội, Hà Nội với sự lắng nghe, tiếp thu, cầu thị, từ đó kịp thời điều chỉnh việc cấp và kiểm tra giấy đi đường sao cho phù hợp với thực tiễn.

Đồng thời, tăng cường kiểm tra thực địa đột xuất cả những điểm vốn không nằm trong vùng nguy cơ cao. Từ đó, nhanh chóng phát hiện sai phạm, yêu cầu các địa phương nghiêm túc rút kinh nghiệm, triển khai phương án, sửa sai ngay lập tức, ra những quyết định xử phạt các cá nhân để xảy ra sai phạm trên địa bàn…

Sự lắng nghe, tinh thần tiếp thu và cầu thị ấy, cùng với những sự chuyển biến trong điều hành đã giúp Hà Nội - thành phố Rồng bay ngày thêm vững vàng trong cuộc đối đầu với đại dịch COVID-19.

Thận trọng, vững chắc!

Và tới nay, Hà Nội tiếp tục đưa tinh thần tiếp thu và cầu thị đó vào hành trình mới: chuyển trạng thái từ “không COVID” sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh như Chính phủ chỉ đạo.

Phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội là mối quan tâm hàng đầu của thành phố vì thế, vẫn với sự thận trọng vốn có, Hà Nội đã lắng nghe, cân nhắc với tinh thần cầu thị những đề xuất mới, nhờ đó cân nhắc tích cực hơn các kịch bản, lộ trình và biện pháp mở cửa trở lại nền kinh tế, hướng tới phục hồi và phát triển kinh tế trong trạng thái bình thường mới.

Những tháng cuối năm 2021, Hà Nội đã và đang triển khai kế hoạch tăng tốc phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, thành phố tiếp tục quan điểm nhất quán là luôn linh hoạt áp dụng các biện pháp phòng chống dịch để vừa bảo đảm phát triển kinh tế vừa bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng cho người dân.

su than trong cua thanh pho rong bay hinh 2

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng kiểm tra sản xuất tại Tổng Công ty May 10. Ảnh: Viết Thành/Hà Nội Mới

Có thể thấy từ khi nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, nhận thức rõ, tầm quan trọng bảo vệ “trái tim” Hà Nội trước “giặc” COVID-19, thành phố Hà Nội luôn xác định rõ mở cửa từng bước, thận trọng, vì nguy cơ dịch vẫn còn, biến chủng mới của COVID-19 rất nguy hiểm, khó lường, có tốc độ lây lan nhanh, trong khi tỷ lệ tiêm vắc-xin mũi 2 còn rất thấp, chưa tạo được miễn dịch cộng đồng, tâm lý một bộ phận người dân lại rất chủ quan…

Vì thế sẽ đi từng bước chắc chắn để thiết lập trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh để phục hồi và phát triển kinh tế.

Rất nhiều thách thức vẫn đang đón đợi ở phía trước… Mặc dù sẽ rất khó khăn, nhưng với tâm thế thận trọng nhưng cũng rất linh hoạt ấy, tin rằng Hà Nội sẽ “vững vàng trong đại dịch”, giữ vững thành quả chống dịch đồng thời tạo đà phục hồi nhanh chóng kinh tế trong những năm tới.

Hà Đương

Bình Luận

Tin khác

Ưu tiên thúc đẩy phát triển 48000 doanh nghiệp công nghệ số hoạt động tại địa phương

Ưu tiên thúc đẩy phát triển 48000 doanh nghiệp công nghệ số hoạt động tại địa phương

(CLO) Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số sẽ ưu tiên thúc đẩy phát triển 48000 doanh nghiệp công nghệ số hoạt động tại địa phương

Tin tức
Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ Tư pháp hai nước Việt Nam và Trung Quốc đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác thiết thực, hiệu quả tập trung vào các lĩnh vực xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền, xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

Tin tức
Xử lý kỷ luật hàng loạt đảng viên, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

Xử lý kỷ luật hàng loạt đảng viên, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

(CLO) Tỉnh Gia Lai vừa xử lý 18 đảng viên liên quan đến việc đấu thầu, mua sắm trang thiết bị do Công ty AIC cung cấp, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh – ông Phùng Ngọc Mỹ.

Tin tức
Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam

Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, khơi dậy mạnh mẽ mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực từ văn hóa, khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng.

Tin tức
Rà soát cơ chế, chính sách để đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

Rà soát cơ chế, chính sách để đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao các bộ, ngành sớm rà soát các quy định pháp luật hiện hành về cơ chế, chính sách đặc thù để tham mưu, đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, nhằm phát triển toán học Việt Nam nói riêng, tạo ra đột phá đối với các lĩnh vực nghiên cứu khoa học nói chung.

Tin tức