Cuộc đua song hành sau cơn bão lớn:

Chủ động “bắt nhịp” với đà phục hồi, đẩy nhanh quá trình tăng trưởng

Thứ bảy, 01/01/2022 11:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Hà Nội chủ động “bắt nhịp” với đà phục hồi của kinh tế của cả nước, nỗ lực thực hiện tốt “mục tiêu kép” giúp thành phố có thêm động lực, niềm tin cũng như điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh quá trình tăng trưởng trở lại trong thời gian tới.

Từ đầu năm 2021, Hà Nội triển khai nhiều hoạt động chống dịch, trong đó có việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ nhưng hoạt động kinh tế - xã hội vẫn có nhiều điểm sáng.

Bài liên quan

Những tháng cuối năm, khi Thành phố tập trung chuyển trạng thái từ “không COVID-19 sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh như Chính phủ chỉ đạo; từng bước mở cửa trở lại nhiều hoạt động… các chỉ số thương mại, dịch vụ của thành phố tăng mạnh.

Đó là tín hiệu tốt cho thấy kinh tế - xã hội đang hồi phục sau khi thành phố trở lại trạng thái bình thường mới, đặt ra kỳ vọng vào sự bứt tốc trong những tháng cuối năm và phục hồi tăng trưởng khi bước sang năm mới 2022.

Những tháng cuối năm 2021, Hà Nội đã bắt tay ngay vào việc triển khai kế hoạch tăng tốc phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.

Trong tháng 11/2021, Hà Nội đã tổ chức hội nghị “Đối thoại tháo gỡ khó khăn đối với các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội trong bối cảnh dịch COVID-19”, nhằm đưa giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế của thành phố trong thời gian tới; đồng thời trao đổi, giải đáp khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

Trước đó, vào đầu tháng 10/2021, Thành ủy, UBND TP. Hà Nội tổ chức hội nghị “Đối thoại tháo gỡ khó khăn đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn TP. Hà Nội trong bối cảnh dịch COVID-19”.

chu dong bat nhip voi da phuc hoi day nhanh qua trinh tang truong hinh 1

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV.

TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV cho rằng, về cơ bản Hà Nội có độ bao phủ vắc-xin thuộc nhóm cao nhất cả nước. So sánh về nguy cơ dịch bệnh, mức độ lây nhiễm kể cả ca nặng và các ca tử vong trên 100 nghìn dân, cơ bản Hà Nội vẫn thuộc nhóm tương đối thấp so với toàn quốc.

Tuy nhiên, cũng có những rủi ro nhất định khi Hà Nội là nơi giao thoa, là trung tâm đi lại của rất nhiều nơi khác nhau, kể cả người dân từ các tỉnh thành, ở các vùng nguy cơ dịch cao đến.

Theo TS. Cấn Văn Lực, Nghị quyết 128 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế cũng đã nêu khá rõ các cấp độ dịch khác nhau và các cách ứng xử, ứng phó như thế nào đối với từng địa phương, từng khu vực. Đối với Hà Nội trong thời gian tới cần vận dụng linh hoạt hơn và sát hơn so với Nghị quyết của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế.

“Đồng ý là chúng ta không lơ là, không chủ quan, nhưng không thái quá, điều này sẽ tạo ra rào cản rất lớn đối với phát triển kinh tế, xã hội và thực tiễn đã cho thấy điều đó. Và hiện nay xu hướng, xu thế trong nước và quốc tế là thích ứng an toàn và linh hoạt với dịch bệnh”, TS. Cấn Văn Lực chia sẻ.

TS. Cấn Văn Lực cũng cho rằng, thời gian qua có những biện pháp, chính sách của Hà Nội đưa ra chưa thực sự nhận được đồng thuận cao của người dân và doanh nghiệp, có những cái Hà Nội đã nghiêm túc tiếp thu và điều chỉnh. Tuy vậy cũng có những cái có tính chất là nguyên tắc, thời gian tới Hà Nội cần phải xem xét và tính toán đa chiều hơn, không chỉ có mỗi câu chuyện về y tế.

Ngoài ra thời gian tới, Hà Nội cũng cần tăng cường hơn nữa biện pháp về truyền thông tuyên truyền để năng cao ý thức của người dân, tiên phong hơn trong nâng cao áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống dịch bệnh, và Hà Nội cần phải linh hoạt hơn, có biện pháp chính sách phù hợp hơn nữa trong bối cảnh sống chung, linh hoạt, an toàn với dịch bệnh.

Nói về vấn đề an sinh xã hội và hỗ trợ doanh nghiệp, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, thời gian qua Hà Nội đã triển khai các gói hỗ trợ cho các đối tượng, đối với hỗ trợ doanh nghiệp về cơ bản Hà Nội cũng đã làm khá tốt, nhưng ngoài điều đó, thời gian tới quan trọng hơn Hà Nội cần cơ chế chính sách và đặc biệt là chuyện áp dụng chính sách phòng chống dịch như thế nào cho phù hợp, đó cũng là cách tháo gỡ, hỗ trợ rất lớn cho doanh nghiệp và người dân.

chu dong bat nhip voi da phuc hoi day nhanh qua trinh tang truong hinh 2

PGS.TS Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội, nguyên Đại biểu Quốc hội.

Còn theo PGS.TS Bùi Thị An - Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội, nguyên Đại biểu Quốc hội cho rằng, trong công tác phòng, chống dịch, cả quá trình vừa qua có những phút lúng túng, nhưng tổng thể cả giai đoạn Hà Nội đã kiềm chế được dịch COVID-19.

Đến nay, Hà Nội cũng đã cố gắng để loại dần được nguy cơ tiềm ẩn gây bùng phát dịch bằng những phương pháp khoa học. Mặc dù, nguy cơ bùng phát vẫn rất cao, số ca nhiễm cộng đồng vẫn rất lớn, Hà Nội vẫn kiểm soát được và dần đưa đời sống, sản xuất quay trở lại.

Điều rất quan trọng, Hà Nội đã làm tốt công tác an sinh xã hội, trong những lúc vô vàn khó khăn thành phố đã tổ chức hỗ trợ cho người dân nhanh nhất, kịp thời nhất, nên đời sống của người dân giữ được ổn định trong suốt quá trình chống dịch.

PGS.TS Bùi Thị An cho rằng, thời gian tới Hà Nội phải thực hiện nghiêm, mạnh hơn việc tuyên truyền, giáo dục nhân dân nhận thức rõ trách nhiệm trong phòng chống dịch bệnh. Đồng thời, tăng cường năng lực của hệ thống y tế cơ sở, tổ chức trạm y tế lưu động, bố trí cả ở các khu, cụm công nghiệp...

Đối với sản xuất để trở lại bình thường mới, cần có những khảo sát cụ thể, xem doanh nghiệp cần gì, từ đó đưa ra phương án, chính sách hỗ trợ tỉ mỉ, chu đáo, sát sao và thường xuyên từ thành phố xuống đến các cơ sở, đến từng doanh nghiệp. Đồng thời, các thủ tục hành chính cũng cần phải cải cách, tận dụng công nghệ thông tin vừa quản lý thành phố, vừa tận dụng chỉ đạo phòng, chống dịch, tạo thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp…

chu dong bat nhip voi da phuc hoi day nhanh qua trinh tang truong hinh 3

Hà Nội chủ động “bắt nhịp” với đà phục hồi. Ảnh: Lê Ngọc Huy

Có thể thấy rõ, Hà Nội đã chủ động “bắt nhịp” với đà phục hồi của kinh tế của cả nước và khu vực. Đồng thời việc nỗ lực để thực hiện tốt “mục tiêu kép” giúp TP. Hà Nội có thêm động lực, niềm tin cũng như điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh quá trình tăng trưởng trở lại trong thời gian tới.

Quách Hà

Bình Luận

Tin khác

Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024

Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024

(CLO) Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.

Đời sống
Kon Tum: Gần 9ha rừng thông bị ngọn lửa thiêu rụi

Kon Tum: Gần 9ha rừng thông bị ngọn lửa thiêu rụi

(CLO) Một hộ dân tiến hành dọn, đốt rẫy tuy nhiên do trời nắng nóng kéo dài cộng thêm gió to khiến ngọn lửa cháy lan, thiêu rụi gần 9ha rừng thông ba lá.

Đời sống
Lào Cai: Gió lốc bất ngờ xảy ra làm 113 ngôi nhà dân vùng cao bị hư hại trong đêm

Lào Cai: Gió lốc bất ngờ xảy ra làm 113 ngôi nhà dân vùng cao bị hư hại trong đêm

(CLO) Hôm qua (18/4), một số huyện trong tỉnh Lào Cai bất ngờ xuất hiện giông lốc cục bộ kèm mưa vừa làm hư hại 113 ngôi nhà của người dân trong đêm tối.

Đời sống
Du khách tham quan Triển lãm quốc tế về làm đẹp tại Hà Nội

Du khách tham quan Triển lãm quốc tế về làm đẹp tại Hà Nội

(CLO) Ngày 18/4, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.C.E (91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội) đã diễn ra sự kiện Triển lãm quốc tế về sản phẩm, công nghệ và dịch vụ làm đẹp - Vietnam Beautycare Expo 2024.

Đời sống
Dự báo thời tiết 19/4/2024: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng

Dự báo thời tiết 19/4/2024: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 19/4/2024, khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt có nơi trên 39 độ.

Đời sống