Thời sự 24H ngày 26/6: ASEAN và Trung Quốc cần sớm nối lại đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông

Thứ sáu, 26/06/2020 19:12 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều nước cho rằng dịch bệnh đã tác động tới quá trình đàm phán COC, tuy nhiên, ASEAN cần sớm nối lại tiến trình này, từ đó khẳng định vai trò trung tâm và đóng góp cho hòa bình, ổn định tại khu vực.

Sự kiện: ASEAN

Thủ tướng phát biểu tại phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36. Ảnh: TL

Thủ tướng phát biểu tại phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36. Ảnh: TL

Bài liên quan

Sáng (26/6), Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội. Đây là hội nghị cấp cao thường kỳ của ASEAN được tổ chức trực tuyến lần đầu tiên trong lịch sử 53 năm qua.

Lãnh đạo cấp cao 10 nước thành viên ASEAN, Tổng thư ký ASEAN, đại diện đoàn ngoại giao các nước, các tổ chức quốc tế tại Hà Nội và đại diện các bộ, ban, ngành của Việt Nam đã dự lễ khai mạc.

Tiếp đó, hội nghị bước vào phiên toàn thể. Lãnh đạo các nước đã rà soát tiến độ xây dựng Cộng đồng kể từ Hội nghị Cấp cao ASEAN 35, chỉ đạo hướng triển khai các trọng tâm hợp tác trong năm, quan hệ đối ngoại của ASEAN và trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

Hội nghị đã nghe Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, Chủ tịch Hội đồng Điều phối ASEAN và Tổng thư ký ASEAN Lim Jock Hoi báo cáo về nỗ lực ứng phó dịch bệnh Covid-19 của ASEAN, hợp tác ASEAN trong 6 tháng đầu năm trên cả 3 trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội.

Đánh giá cao vai trò chủ tịch của Việt Nam, các nước chia sẻ với những kết quả ban đầu đáng khích lệ trong cuộc chiến chống Covid-19 và các sáng kiến như lập Quỹ ứng phó Covid-19, lập kho y tế dự phòng, quy trình chuẩn về ứng phó dịch bệnh, xây dựng kế hoạch phục hồi toàn diện sau dịch bệnh…  

ASEAN đã gửi thông điệp mạnh mẽ về một tổ chức khu vực gắn kết, chủ động và đóng vai trò hạt nhân trong các tiến trình khu vực. Các nước cũng nhất trí cần nâng cao khả năng tự cường của ASEAN, vừa kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, vừa khôi phục các hoạt động kinh tế, thương mại quốc tế và khu vực, từ đó ổn định cuộc sống của người dân và doanh nghiệp.

Đồng thời, các nhà lãnh đạo cho rằng hoàn tất và ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) trong năm  2020 sẽ là thông điệp mạnh mẽ khẳng định sự ủng hộ của ASEAN đối với hệ thống thương mại đa phương, tự do hóa thương mại và đầu tư và cũng là đóng góp quan trọng cho quá trình phục hồi sau dịch bệnh tại khu vực.

Một số lãnh đạo ASEAN cũng đề xuất các biện pháp nới lỏng các hạn chế nhằm bảo đảm lưu thông hàng hóa và chuỗi cung ứng trong khu vực không bị gián đoạn, tạo tiền đề cho quá trình phục hồi sau dịch bệnh. Trong tiến trình này, chuyển đổi sang kinh tế số, nhất là áp dụng các thành quả của khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng. Các nhà lãnh đạo cũng đã đề cập tới đào tạo, nâng cao kỹ năng của lao động trong thời đại mới, coi đây là nhân tố quan trọng trong phát triển của ASEAN.

Trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực, các nước đề cao lập trường nguyên tắc của ASEAN trong bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông, nhấn mạnh cần đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, đẩy mạnh hợp tác xây dựng lòng tin, sử dụng các biện pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế, thực hiện đầy đủ DOC và hướng tới Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982.

Nhiều nước cho rằng dịch bệnh đã tác động tới quá trình đàm phán COC, tuy nhiên, ASEAN cần sớm nối lại tiến trình này, từ đó khẳng định vai trò trung tâm và đóng góp cho hòa bình, ổn định tại khu vực.

Các lãnh đạo cũng đề cập tới tình hình bán đảo Triều Tiên và bang Rakhine, nhấn mạnh ASEAN cần đẩy mạnh hỗ trợ Myanmar trong trợ giúp người dân ở bang Rakhine sớm khôi phục ổn định cuộc sống, phòng chống dịch bệnh. 

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề cao gắn kết, thích ứng của ASEAN thời gian qua, nhất là đã sáng tạo đề xuất các sáng kiến, vừa phát huy vai trò của ASEAN, vừa thu hút sự ủng hộ và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chung chống Covid-19. Thủ tướng khẳng định, trong khi ASEAN tập trung kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, cũng đồng thời cần thực hiện thành công các ưu tiên trong xây dựng Cộng đồng, mở rộng và làm sâu sắc quan hệ đối ngoại.

Thủ tướng hoan nghênh quyết tâm của các nước hoàn tất Hiệp định RCEP, qua đó gửi thông điệp mạnh mẽ về cam kết của ASEAN phối hợp với các đối tác thúc đẩy xây dựng hệ thống thương mại quốc tế tự do, rộng mở. Thủ tướng cũng bày tỏ mong muốn các nước sẽ hoàn tất và ký kết Hiệp định này trong 2020.

Thủ tướng cũng đề nghị các nước nâng cao và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối ngoại của ASEAN. Thủ tướng lưu ý, để xây dựng thành công Cộng đồng, cải tiến phương thức, bộ máy làm việc của ASEAN có ý nghĩa quan trọng. Với tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị các nước rà soát công tác triển khai Hiến chương ASEAN, đề xuất các kiến nghị tại cấp cao ASEAN 37.

Đề cập đến tình hình quốc tế và khu vực, trong khi cả thế giới đang căng mình đối phó với đại dịch Covid-19, lãnh đạo Việt Nam bày tỏ quan ngại, ở một số khu vực vẫn tồn tại những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, gây mất ổn định, làm phức tạp tình hình, xói mòn lòng tin.

Việt Nam nhấn mạnh mọi quốc gia cần đề cao tinh thần trách nhiệm, thượng tôn pháp luật, nhất là UNCLOS 1982, đẩy mạnh xây dựng lòng tin, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế. Thủ tướng khẳng định tầm quan trọng của việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố DOC và xây dựng Bộ quy tắc COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển UNCLOS 1982. 

Kết thúc hội nghị, các nhà lãnh đạo đã công bố Tuyên bố Chủ tịch về kết quả Hội nghị Cấp cao ASEAN 36, thông qua Tuyên bố “Tầm nhìn về ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng  "Vượt lên các thách thức và duy trì tăng trưởng” và Tuyên bố ASEAN về Phát triển nguồn nhân lực cho một thế giới công việc đang đổi thay và ghi nhận 9 văn kiện khác.

ASEAN nhấn mạnh tinh thần trách nhiệm, thượng tôn pháp luật tại Biển Đông 

Việt Nam nhấn mạnh mọi quốc gia cần đề cao tinh thần trách nhiệm, thượng tôn pháp luật, nhất là UNCLOS 1982, đẩy mạnh xây dựng lòng tin, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế...

>>>Chi tiết: Tại đây

Thành phố biển Sầm Sơn được phép bắn pháo hoa tầm thấp 

Nhằm hưởng ứng Chương trình Kích cầu du lịch nội địa và Chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã đồng ý cho phép bắn pháo hoa tầm thấp vào tối ngày 27/6 tại thành phố biển Sầm Sơn...

>>>Chi tiết: Tại đây

Khẳng định tình đoàn kết, ý chí, quyết tâm của ASEAN vượt lên khó khăn, thách thức 

Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 sẽ là dịp để một lần nữa khẳng định tình đoàn kết, ý chí chính trị mạnh mẽ và quyết tâm cao của các quốc gia thành viên ASEAN vượt lên các khó khăn thách thức, vững vàng đi tới...

>>>Chi tiết: Tại đây

Từ ngày 1/7/2020, viên chức bị kỷ luật ‘cảnh cáo’ vẫn được bổ nhiệm lại 

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020 đã nới lỏng điều kiện bổ nhiệm đối với viên chức so với quy định hiện hành...

>>>Chi tiết: Tại đây

Viên chức có 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị cắt hợp đồng 

Từ ngày 1/7/2020, đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng việc với viên chức khi viên chức có 2 năm liên tiếp bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ...

>>>Chi tiết: Tại đây

XEM THÊM VIDEO: Bản tin Công luận 24h: Quốc hội đang xem xét lại vụ án Hồ Duy Hải...

X

Bài liên quan

P.V (tổng hợp)

Tin khác

Năm 2025, Hà Nội phải khởi công cải tạo, xây dựng lại 1-2 khu chung cư cũ

Năm 2025, Hà Nội phải khởi công cải tạo, xây dựng lại 1-2 khu chung cư cũ

(CLO) Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, mục tiêu là cuối năm 2024, phải chọn được nhà đầu tư, để năm 2025, Hà Nội phải khởi công cải tạo, xây dựng lại 1-2 khu chung cư cũ.

Tin tức
Thành lập Tổ Giúp việc Tổ Công tác nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Thành lập Tổ Giúp việc Tổ Công tác nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

(CLO) UBND Thành phố ban hành Quyết định số 1968/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ Giúp việc Tổ Công tác nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp CEO Tim Cook, đề nghị xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp CEO Tim Cook, đề nghị xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

(CLO) Ngày 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam nếu tính từ 2019 trở lại đây (trên 16 tỷ USD). Đây là lần đầu tiên ông Tim Cook tới Việt Nam.

Tin tức
Phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1

Phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1

(CLO) Ngày 16/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn ký ban hành Quyết định số 2012/QĐ-UBND, phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000 thuộc địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

Tin tức
90% nguyên liệu để sản xuất thuốc phải nhập khẩu, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu nghiên cứu việc giảm thuế

90% nguyên liệu để sản xuất thuốc phải nhập khẩu, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu nghiên cứu việc giảm thuế

(CLO) Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, đa số thuốc thông thường Việt Nam sản xuất được, bởi ngành công nghiệp dược của Việt Nam phát triển khá, nhưng 90% nguyên liệu để sản xuất thì phải nhập khẩu. Do đó, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu nghiên cứu có chính sách bổ sung giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc, chính sách này nhằm giảm giá thành thuốc. 

Tin tức