Tiềm năng phát triển và chính sách thu hút đầu tư của tỉnh Thừa Thiên Huế

Thứ tư, 17/04/2019 14:05 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Thừa Thiên Huế là tỉnh có thế mạnh về công nghiệp, du lịch và phát triển bền vững các nguồn nhân lực, các dự án kêu gọi đầu tư nhằm mục tiêu khai thác tốt lợi thế vùng kinh tế trọng điểm duyên hải miền Trung.

Bài liên quan

Thừa Thiên Huế là tỉnh có thế mạnh về công nghiệp, du lịch và phát triển bền vững các nguồn nhân lực, các dự án kêu gọi đầu tư nhằm mục tiêu khai thác tốt lợi thế vùng kinh tế trọng điểm duyên hải miền Trung. Để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, Thừa Thiên Huế đang tích cực thay đổi từ chủ trương đến chính sách để tạo thế mạnh của những tiềm năng tại chỗ.

Tiềm năng để phát triển

Thừa Thiên Huế có diện tích toàn tỉnh là 5.009km2, với dân số 1.150.000 người, có 128km đường bờ biển, 88km đường biên giới, 22.000ha đầm phá, hơn 200.000ha rừng và hơn 100 điểm khoáng sản. Điều kiện cơ sở hạ tầng có nhiều lợi thế để phát triển sản xuất công nghiệp. Thừa Thiên Huế đã thành lập 6 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 2.400ha, 10 cụm công nghiệp với diện tích 353ha và 540ha diện tích khu công nghiệp, 1.000ha khu phi thuế quan trong tổng diện tích 27.108ha của khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.

Ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, Chủ tịch Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phát biểu tại cuộc họp báo về Hội nghị “Phát triển du lịch miền Trung và Tây Nguyên” tháng 2/2019.

Ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, Chủ tịch Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phát biểu tại cuộc họp báo về Hội nghị “Phát triển du lịch miền Trung và Tây Nguyên” tháng 2/2019.

Thừa Thiên Huế có hệ thống giao thông thuận lợi, nằm trên trục giao thông Bắc - Nam của quốc gia, kết nối với hệ thống cảng nước sâu Chân Mây, sân bay quốc tế Phú Bài; là cửa ngõ của tuyến hành lang kinh tế, thương mại, du lịch (EWEC) Đông - Tây nối Myanma, Thái Lan, Lào với biển Đông. Hệ thống giao thông đối ngoại đang được đầu tư hoàn chỉnh như: xây dựng mới hầm đường bộ thứ hai qua đèo Hải Vân, Phước Tượng, Phú Gia; thông tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan và chuẩn bị tiếp tục đầu tư tuyến cao tốc Cam Lộ - Túy Loan; hoàn thành đầu tư bến số 2, bến số 3 và đê chắn sóng cảng Chân Mây trong năm 2019; xây dựng mới nhà ga hành khách cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài, hoàn thành trong năm 2020.

Với điều kiện thuận lợi này, Thừa Thiên Huế không chỉ có điều kiện để phát triển kinh tế, mở rộng giao thương mà còn có tiềm năng lớn về thu hút đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực. Trong đó tỉnh Thừa Thiên Huế đặc biệt ưu tiên hai hướng:

Một là, xây dựng Huế trở thành thành phố di sản đặc trưng của Việt Nam, với mô hình đô thị “di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”, thống nhất trong thực hiện mục tiêu tổng thể xây dựng tỉnh trở thành một trong những trung tâm văn hóa - du lịch, y tế, giáo dục và khoa học công nghệ của cả nước và khu vực. Việc xây dựng Huế đô thị di sản sẽ được thực hiện cùng với đẩy mạnh quảng bá, phát triển thương hiệu đẳng cấp quốc tế “Huế thành phố Festival của Việt Nam”, “Điểm đến 05 di sản”, “Huế - Kinh đô ẩm thực” và tạo dựng hình ảnh “Huế thành phố bốn mùa hoa”.

Hai là, tạo đột phá cho khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, sớm hình thành một tổ hợp đô thị hiện đại và quần thể du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, phát triển hệ thống dịch vụ logistics chuyên nghiệp, hiện đại với trung tâm là cảng biển nước sâu Chân Mây, phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sáng tạo hài hòa trong tổng thể khu du lịch quốc gia Lăng Cô - Cảnh Dương, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể. Đô thị Chân Mây - Lăng Cô trong tương lai gần sẽ trở thành cầu nối giữa cố đô Huế cổ kính, sang trọng với thành phố Đà Nẵng hiện đại, năng động; hình thành hành lang đô thị biển miền Trung: Huế - Chân Mây - Đà Nẵng - Chu Lai - Dung Quất - Nhơn Hội - Vân Phong.

Ông Lê Hữu Minh, Q.Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên Huế (bên trái) tại Lễ ký kết hợp tác quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế giữa Sở Du lịch Thừa Thiên Huế và Công ty TNHH Fayfay.com (Hồng Kông) tháng 3/2019.

Ông Lê Hữu Minh, Q.Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên Huế (bên trái) tại Lễ ký kết hợp tác quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế giữa Sở Du lịch Thừa Thiên Huế và Công ty TNHH Fayfay.com (Hồng Kông) tháng 3/2019.

Ông Lê Hữu Minh - Quyền Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên Huế cho biết: Huế đang gìn giữ kho tàng văn hóa phong phú, đa dạng, đặc sắc trong dòng chảy văn hóa Việt Nam, với 05 di sản văn hóa thế giới; gần 1.000 di tích lịch sử văn hóa được công nhận khác. Thừa Thiên Huế còn là nơi tập trung những di sản văn hóa phi vật thể phong phú và đa dạng, với hơn 500 lễ hội bao gồm lễ hội cung đình, lễ hội dân gian truyền thống, lễ hội tôn giáo tồn tại song hành với truyền thống văn hóa lâu đời của mỗi vùng miền.

Thừa Thiên Huế cũng là vùng đất lưu giữ những giá trị nghệ thuật ẩm thực với gần 1.700 món ăn cung đình và dân gian độc đáo trên khoảng 3.000 món ăn của cả Việt Nam, xứng tầm để xây dựng thương hiệu “Huế - Kinh đô ẩm thực” nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy tinh hoa ẩm thực của đất cố đô. Thành phố Huế được công nhận là thành phố Festival, thành phố Văn hóa của ASEAN. Vịnh Lăng Cô được Câu lạc bộ các vịnh biển đẹp nhất thế giới (WorldBays) bình chọn là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới. Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai với diện tích mặt nước 22.000ha, chiều dài 68km là hệ đầm phá nước lợ lớn nhất khu vực Đông Nam Á, có hệ sinh vật ngập nước rất đa dạng và phong phú.

Đặc biệt với điều kiện sống và phát triển con người của Thừa Thiên Huế ngày càng được nâng cao. Thành phố Huế - Kinh đô xưa, với những công trình di sản văn hóa, di tích lịch sử được bảo tồn nguyên vẹn trong một không gian sống xanh, sinh thái lý tưởng được bao bọc bởi thiên nhiên kỳ vỹ, đa dạng và dòng sông Hương trong xanh, hiền hòa đã đi vào nhiều tác phẩm thơ ca, nhạc họa nổi tiếng.

Thừa Thiên Huế từ lâu được xem là mảnh đất giàu truyền thống hiếu học, nơi được xem là Trung tâm giáo dục lớn nhất của khu vực miền Trung và Tây Nguyên, với hệ thống giáo dục hoàn chỉnh từ bậc mầm non lên đến cao đẳng, đại học. Hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe hiện đại, chuyên nghiệp, bao gồm Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện quốc tế Huế, Bệnh viện Đại học y dược và hệ thống các bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế, trạm xá hoàn chỉnh và đồng bộ.

Chính sách thu hút đầu tư

Với sự nỗ lực trong thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã đạt được những kết quả khả quan trong thu hút khách du lịch, xây dựng và khai thác sản phẩm, liên kết xúc tiến - quảng bá và đặc biệt là trong kêu gọi đầu tư. Trong giai đoạn 2016 - 2018, tỉnh đã thu hút nhiều doanh nghiệp có thương hiệu lớn đầu tư và mở rộng đầu tư như: Tập đoàn Banyan Tree - Singapore, Vingroup, BRG, PSH Tây Ban Nha, Carlsberg, Luks HongKong, Scavi, Công ty HBI, Công ty CP, Vigracera, Thành Thành Công - TTC, Đồng Lâm, Quế Lâm, Việt Phương,... đến đầu tư tại tỉnh; thu hút được 156 dự án đầu tư mới, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 47.000 tỷ đồng, vượt hơn số vốn đăng ký giai đoạn 2011-2015. Trong đó, đáng chú ý là dự án phức hợp nghỉ dưỡng Laguna, dự án trọng điểm, có tính chất đầu tàu trong lĩnh vực du lịch của tỉnh đã tăng vốn đầu tư thêm 1,125 tỷ USD lên 2 tỷ USD và đã được Chính phủ cho phép bổ sung kinh doanh hoạt động casino.

Đời sống người dân ngày được nâng cao.

Đời sống người dân ngày được nâng cao.

Trong năm 2018, tỉnh đã kiện toàn, tổ chức lại hoạt động Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, đây là nơi cung cấp tất cả các dịch vụ hỗ trợ đầu tư theo tinh thần đồng hành với nhà đầu tư. UBND tỉnh thành lập Tổ Công tác theo dõi các dự án trọng điểm do ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp làm Tổ trưởng, trưởng các sở ngành, Chủ tịch UBND cấp huyện là thành viên để theo dõi, hỗ trợ, giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh của dự án. Đối với mỗi dự án trọng điểm đều được Chủ tịch UBND tỉnh ban hành kế hoạch theo dõi, hỗ trợ theo tiến độ thực hiện các thủ tục triển khai dự án, với khoảng 40 - 50 đầu việc, có cơ quan chủ trì và thời gian thực hiện cụ thể đối với từng đầu việc.

Mới đây, ngay sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức thành công Hội nghị Phát triển du lịch miền Trung và Tây Nguyên. Hội nghị được Thủ tướng Chính phủ, các tỉnh thành trong khu vực và nhiều Tập đoàn lớn đánh giá rất cao về công tác tổ chức và các giải pháp được đề ra nhằm tăng hiệu quả liên kết vùng, với tinh thần “muốn đi nhanh, hãy đi một mình, muốn đi xa, hãy đi cùng nhau”, được đúc kết từ những thành công được tạo ra từ sự hợp tác, bổ trợ nhau cùng phát triển. Tại hội nghị, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ký kết biên bản hợp tác chiến lược với Tập đoàn, Doanh nghiệp lớn, như Công ty CP Tiếp thị và Giao thông Vận tải - Vietravel, Tập đoàn Sovico Holding, Tập đoàn FLC, Công ty CP Văn Phú Invest. Việc ký kết này hy vọng sẽ là “cú hích” cho thu hút đầu tư vào tỉnh trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư hạ tầng và kinh doanh du lịch - dịch vụ và thương mại.  

Từ đầu năm 2019 đến nay đã có khoảng 10 dự án được cấp quyết định chủ trương đầu tư, với tổng vốn đăng ký khoảng 14.646 tỷ đồng. Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đang xúc tiến, hỗ trợ một số dự án lớn như dự án Kim Long Motors, khu phức hợp du lịch và dịch vụ Đăng Kim Long, khu nghỉ dưỡng và sân golf BRG, khu phức hợp nghỉ dưỡng cao cấp Lộc Bình, Tổ hợp khách sạn cao cấp trên trục đường Lê Lợi, dự án Chợ Du lịch;…

Ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Để thực hiện định hướng chiến lược trên và khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, trong những năm qua, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, ban hành nhiều cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, nhất là tập trung đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, hỗ trợ đầu tư; đồng thời tổ chức xúc tiến, mời gọi các nhà đầu tư trong, ngoài nước đến tìm hiểu và đầu tư tại tỉnh.

Với quyết tâm đổi mới, tạo đột phá trong tư duy quản lý và phát triển, năm 2019, tỉnh Thừa Thiên Huế phấn đấu thu hút đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 22.700 tỷ đồng. Để thực hiện được mục tiêu này, tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng chính sách ưu đãi và hỗ trợ cho nhà đầu tư trên địa bàn theo hướng nhà đầu tư được hưởng mức ưu đãi cao nhất trong khung quy định của pháp luật về thuế và đất đai; đối với một số dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư, được hỗ trợ các công trình kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và rà phá bom, mìn, vật nổ.

Ngoài chính sách ưu đãi và hỗ trợ cho nhà đầu tư, vấn đề tỉnh quan tâm và tập trung nhất hiện nay là cải thiện môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư trong việc tiếp cận thông tin nghiên cứu dự án và thực hiện các thủ tục hành chính liên quan. Tỉnh triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính mạnh mẽ, xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số và phát triển các dịch vụ đô thị thông minh. Cụ thể là hình thành các Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện và một cửa hiện đại cấp xã gắn liền với hiện đại hóa phương thức phục vụ, phương thức xử lý công việc trên nền tảng trực tuyến, giao dịch điện tử, số hóa, thanh toán điện tử.

Để chủ động hoạt động xúc tiến đầu tư và hỗ trợ nghiên cứu đầu tư, tỉnh đã xây dựng danh mục 20 - 30 dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư. Trong đó, mỗi dự án đều có yêu cầu, tiêu chí đầu tư cụ thể, theo các lĩnh vực: du lịch, dịch vụ du lịch, bất động sản; hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu phi thuế quan; công nghiệp sản xuất; y tế, giáo dục đào tạo, công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may và các ngành công nghiệp phụ trợ khác trong chuỗi giá trị của khu vực và toàn cầu.

Trong đó, tỉnh sẽ ưu tiên kêu gọi các nhà đầu tư chuyên nghiệp, có thương hiệu lớn trong các lĩnh vực tỉnh tập trung kêu gọi đầu tư; đẩy mạnh xúc tiến kêu gọi đầu tư các thị trường truyền thống như Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Nhật Bản, Hồng Kông, Hoa Kỳ, châu Âu và các doanh nghiệp đến từ các quốc gia có thể hưởng lợi từ việc Việt Nam gia nhập các Hiệp định thương mại tự do, lợi thế vị trí chiến lược của địa phương về cảng biển, cảng hàng không, nguồn lao động... Tỉnh cũng xác định việc đón đầu cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 là ưu tiên hàng đầu để phát triển; trong đó tập trung đẩy mạnh xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực liên quan Công nghiệp 4.0 như công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp văn hóa khai thác các giá trị văn hóa, di sản của cố đô Huế, công nghệ cao, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vật liệu mới, công nghệ sinh học và một số ngành liên quan khác phù hợp định hướng phát triển của tỉnh.

Bên cạnh việc quyết liệt chỉ đạo, tập trung việc cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nhất là trong các lĩnh vực đất đai, xây dựng, đăng ký kinh doanh, thuế, hải quan, tỉnh sẽ đặc biệt quan tâm vấn đề giải phóng mặt bằng, bàn giao đất sạch cho Nhà đầu tư vào các dự án đầu tư trọng điểm và các dự án đầu tư trong các cụm, khu công nghiệp và khu kinh tế. Đồng thời, tập trung rà soát, bổ sung, thực hiện cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ Nhà đầu tư và doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh; sớm hoàn thành xây dựng, công bố điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể, quy hoạch phân khu tại khu kinh tế, khu đô thị, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Bạch Mã; tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng đến các vùng trọng điểm kêu gọi đầu tư tại các khu du lịch, các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.

Thừa Thiên Huế cam kết sẽ đồng hành, sẽ tiếp tục là đối tác tin cậy, lâu dài của các nhà đầu tư và sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư đến đầu tư, kinh doanh có hiệu quả cao tại tỉnh.

Cái Văn Long

Tin khác

Sau thời kỳ trầm lắng, hành vi của người tiêu dùng, người mua nhà của người Việt đã thay đổi

Sau thời kỳ trầm lắng, hành vi của người tiêu dùng, người mua nhà của người Việt đã thay đổi

(CLO) Đợt tăng giá căn hộ chung cư tại Hà Nội thời gian qua đang thu hút sự quan tâm lớn từ người dân và cộng đồng doanh nghiệp bất động sản.

Bất động sản
Một doanh nghiệp Việt Nam suýt 'mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

Một doanh nghiệp Việt Nam suýt "mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

(CLO) Mới đây, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã nhận được thư điện tử của một doanh nghiệp Việt Nam đề nghị hỗ trợ giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ 1 đối tác tại UAE nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bamboo Capital (BCG) doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ, lãi sau thuế tăng 10 lần

Bamboo Capital (BCG) doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ, lãi sau thuế tăng 10 lần

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) ghi nhận doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 98,1 tỷ đồng, tăng gấp 10 lần cùng kỳ.

Tài chính - Bảo hiểm
Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

(CLO) Theo tài liệu trình họp Đại hội đồng cổ đông 2024, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (Upcom: VBB) sẽ trình phương án phân phối lợi nhuận. Theo đó, Vietbank dự kiến chia cổ tức 25%. Đây là một trong những mức chia cổ tức thuộc top đầu trong mùa Đại hội Cổ đông (ĐHCĐ) Ngân hàng năm nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

(CLO) Các nhà sản xuất như BYD, Tesla và Li Auto đang giảm giá để di chuyển ô tô điện của họ. Đối với xe chạy bằng xăng, tình trạng dư thừa nhà máy còn tệ hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp