Vén màn “thảm họa địa chính trị lớn nhất thế kỷ XX”

Thứ năm, 23/06/2022 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Bộ phim tài liệu chính luận lịch sử dài tập “Mùa đông 1991” được Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVI - năm 2021 đánh giá cao.

Bài liên quan

Làm tác phẩm báo chí không nên hài lòng với những gì đã có rồi đem “chém” lại, không bao giờ hay. Phải có góc tiếp cận mới, cách kể mới, đối tượng mới và sự va đập trí tuệ với các chuyên gia, nhà nghiên cứu”, PGS.TS Bùi Chí Trung - tác giả bộ phim tài liệu chính luận lịch sử dài tập “Mùa đông 1991” - tác phẩm được Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVI - năm 2021 đánh giá cao nhấn mạnh.

Thảm họa địa chính trị lớn nhất thế kỷ XX

Tổng thống thứ 2 của Liên bang Nga, nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất trong nền chính trị Nga đương đại, Vladimir Vladimirovich Putin đã có một tổng kết nổi tiếng trên toàn thế giới: “Liên Xô sụp đổ là thảm họa địa chính trị lớn nhất trong thế kỷ XX”.

Nhìn lại quá khứ, ngày 31/12/1991 đã trở thành cột mốc không thể quên khi Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Soviet (Liên Xô) - thành trì vững chắc của Chủ nghĩa xã hội sụp đổ đầy đau đớn. Đất nước của Lenin, Stalin chìm trong giá lạnh của mùa đông 1991. Một chế độ xã hội với những thành tựu vĩ đại, đóng góp to lớn cho sự phát triển của nhân loại, góp phần quyết định giải cứu loài người khỏi thảm họa phát-xít, song đã không thể cứu chính mình khỏi sự diệt vong.

Dù đã diễn ra 30 năm, nhưng trên phạm vi toàn thế giới, các phương tiện truyền thông đại chúng, các mạng xã hội vẫn đề cập đến sự kiện này với sự chú ý đáng kinh ngạc.

ven man tham hoa dia chinh tri lon nhat the ky xx hinh 1

Nhóm đạo diễn bộ phim tài liệu “Mùa đông năm 1991”: Bùi Chí Trung (đứng giữa), Trần Vũ Anh, Đặng Bảo Trung, Nguyễn Hà Tiệp, Đỗ Đức Lương. Ảnh: NVCC

Suốt những thập kỷ qua, bàn về sự kiện Liên Xô tan rã đã có hàng ngàn công trình nghiên cứu và cuộc hội thảo khoa học được tổ chức, hàng ngàn chuyên khảo và hồi ký của các nhân chứng lịch sử đã được công bố. Tuy nhiên, xuất phát từ quan điểm chính trị và cách tiếp cận khác nhau về sự kiện này nên vẫn còn nhiều mâu thuẫn và bất đồng trong những nỗ lực đi tìm lời giải cho những câu hỏi mang tính thời đại vô cùng phức tạp.

Thay mặt nhóm đạo diễn, PGS.TS Bùi Chí Trung cho biết, thông qua bộ phim tài liệu “Mùa đông 1991”, tác giả muốn hệ thống hóa, xâu chuỗi các sự kiện, từ đó phân tích để đưa ra các câu trả lời thỏa đáng cho những câu hỏi, như: Vì sao Liên Xô tan rã? Vì sao Việt Nam vẫn đứng vững và phát triển dù Liên Xô sụp đổ? Những bài học gì của sự kiện trải qua 30 năm vẫn còn nguyên vẹn giá trị?...

Sự va đập trí tuệ

Với nỗ lực phi thường, vượt qua muôn vàn khó khăn trong điều kiện đại dịch COVID-19 khắc nghiệt, suốt 3 năm ròng rã, nhóm làm phim của Công ty Media 21 phối hợp với Đài Truyền hình TP.HCM (HTV) đã xây dựng và phát sóng thành công bộ phim tài liệu chính luận đầu tiên ở Việt Nam về quá trình cải tổ dẫn tới sụp đổ của nhà nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất lịch sử thế giới.

Đặc biệt, “Mùa đông 1991” có khá nhiều thông tin, hình ảnh tư liệu quý hiếm, ít người biết, lần đầu được công bố đến người xem, chẳng hạn như: hình ảnh về cuốn tạp chí Stalin tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Bác đến thăm Liên Xô vào năm 1950; tài liệu của Quốc tế Cộng sản về hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian Bác tham gia tổ chức này; hình Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhiều nhân vật cấp cao của điện Kremlin; những hình ảnh tổng bí thư cuối cùng của Đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev với Việt Nam.

ven man tham hoa dia chinh tri lon nhat the ky xx hinh 2

Nhóm làm phim phỏng vấn Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Quốc phòng. Ảnh: NVCC

Bên cạnh các hình ảnh đắt giá trên, bộ phim còn có một số nội dung quý hiếm, lần đầu công bố, như tài liệu các nhà lãnh đạo Việt Nam, lực lượng Tình báo Quốc phòng Việt Nam đã chủ động dự báo kịch bản biến động chính trị này như thế nào; những tác động của Liên Xô đến sự kiện chính trị Đại hội VI của Đảng ta... Việc giải mật những tư liệu này khá gian nan. Trên phim, khán giả có thể chỉ thấy một tấm hình chụp một tạp chí, một tờ tư liệu nào đó, nhưng để được phép tiếp cận, ghi hình nó, đoàn phim phải trải qua rất nhiều thủ tục, giấy tờ.

Nhóm làm phim còn tỏa đi nhiều mũi ở trong nước lẫn nước ngoài để thực hiện các cuộc phỏng vấn độc quyền chứng nhân lịch sử, chuyên gia, học giả và nhiều nhân vật có liên quan đến sự kiện như: Tiến sĩ Yevgeny Kobelev - từng là cán bộ Vụ Quốc tế, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô; PGS.TS lịch sử Andrey Shadrin - chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề khủng hoảng của hệ thống Soviet…

“Chúng tôi có thế mạnh về hiểu sâu vấn đề, có bề dày tổng hợp các cơ sở dữ liệu. Cùng với đó là mối quan hệ với đội ngũ chuyên gia rất giỏi trong và ngoài nước, những người đang nghiên cứu lĩnh vực này… Họ là những bác sĩ, sĩ quan hàng đầu của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao. Khi về hưu, họ tâm huyết với việc đóng góp bài học kinh nghiệm, thông qua truyền thông lan tỏa đến thế hệ sau. Giải pháp, kiến giải của nhóm cố vấn, đặc biệt là các tướng lĩnh cực kỳ quan trọng”, PGS.TS Bùi Chí Trung chia sẻ.

Chính sự va đập trí tuệ với các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã khơi thông những mạch ý tưởng mới cho nhóm làm phim, để họ xâu chuỗi và tái hiện thành công những sự kiện “xưa” nhưng không “cũ”.

Không hài lòng với những gì sẵn có

“Làm tác phẩm báo chí không nên hài lòng với những gì đã có rồi đem “chém” lại, không bao giờ hay. Phải tìm ra 3 cái mới. Một là góc tiếp cận mới, thông điệp mới, nội dung mới để câu chuyện lịch sử phải mới. Hai là cách kể mới, làm sao để câu chuyện ly kỳ, tự bản thân nó khiến khán giả muốn xem. Ba là phải tìm đến đối tượng công chúng mới, thay vì chỉ hướng đến Đảng viên, trong khi những người trẻ cũng muốn biết về biến cố rung chuyển thế giới. Hãy đặt nhu cầu của công chúng trong bối cảnh đó sẽ dễ tạo nên tác phẩm hay”, tác giả Bùi Chí Trung nhấn mạnh.

ven man tham hoa dia chinh tri lon nhat the ky xx hinh 3

Một người cầm lá cờ Xô Viết đứng trước tượng đài Lenin ở Minsk, Belarus - Nguồn: Reuters

Cũng theo PGS.TS Bùi Chí Trung, cái mới không hẳn là cái chưa được công bố, mà là mối liên hệ giữa những điều mà ta đặt vào lăng kính khác, tìm ra cách lý giải logic hơn. Hoặc, thay vì trả lời câu hỏi “Ai? Cái gì? Ở đâu?”, người làm phim nên tìm lời giải cho câu hỏi “Vì sao? Như thế nào?”, từ đó sẽ có góc nhìn khác.

Là bộ phim tài liệu chính luận lịch sử hướng tới giới trẻ, “Mùa đông 1991” khi phát sóng đã nhận được sự quan tâm đông đảo và đồng thuận từ những người trẻ. Đặc biệt, nhóm làm phim ngoài PGS.TS Bùi Chí Trung đang hoạt động trong lĩnh vực đào tạo báo chí (Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông), 4 thành viên còn lại trước đó học về sinh học, vật lý, quan hệ quốc tế và người trẻ nhất vừa ra trường 2 năm.

Mỗi thành viên trong nhóm đảm trách cả 3 vai trò, vừa làm kịch bản, vừa là phóng viên hiện trường, vừa tham gia hậu kỳ. “Vậy, câu hỏi đặt ra là những người làm báo có nhất thiết phải học báo? Họ thực sự là những người đam mê, có kiến thức với lĩnh vực này”, tác giả Bùi Chí Trung nêu.

Chia sẻ thêm về những người đã đồng hành, chắp cánh cho tác phẩm tầm vóc này, PGS.TS Bùi Chí Trung trải lòng: “Từ 3 năm trước, cố nhà báo Dương Anh Tùng - nguyên Tổng Giám đốc Đài Truyền hình TP.HCM đã âm thầm giúp đỡ chúng tôi rất nhiều về định hướng, nội dung, cách tiếp cận bộ phim. Việc mang “Mùa đông 1991” tham gia Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVI là sự tri ân sâu sắc nhất đối với cố nhà báo Dương Anh Tùng - người được tất cả mọi người trân trọng, yêu quý đã không may đột ngột ra đi”.

Kỳ Hoa

Bình Luận

Tin khác

Phát động cuộc thi bút ký, phóng sự viết về công đoàn, công nhân và người lao động Hà Tĩnh

Phát động cuộc thi bút ký, phóng sự viết về công đoàn, công nhân và người lao động Hà Tĩnh

(CLO) Sáng 24/4, tại UBND tỉnh Hà Tĩnh, Báo Lao Động phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ phát động cuộc thi bút ký, phóng sự viết về công nhân, công đoàn và người lao động tỉnh Hà Tĩnh năm 2024.

Nghề báo
Điều tra làm rõ vụ phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp hiện trường vụ cháy ở huyện Thanh Trì

Điều tra làm rõ vụ phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp hiện trường vụ cháy ở huyện Thanh Trì

(CLO) Mặc dù tác nghiệp tại hiện trường vụ cháy theo đúng quy định, nhưng phóng viên Thời báo VTV và VnExpress bất ngờ bị nhóm 3 đối tượng cản trở, hành hung.

Nghề báo
Đoàn công tác Hội Nhà báo Indonesia tham quan mô hình hoạt động của Báo Lao Động

Đoàn công tác Hội Nhà báo Indonesia tham quan mô hình hoạt động của Báo Lao Động

(CLO) Ngày 23/4 tại Hà Nội, Báo Lao Động đã có buổi tiếp đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia gồm 5 thành viên do ông Sihono – Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Nghề báo
65 tác phẩm vào vòng chung khảo Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn năm 2024

65 tác phẩm vào vòng chung khảo Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn năm 2024

(CLO) Trên cơ sở kết quả chấm của Ban sơ khảo và tờ trình của Hội Nhà báo tỉnh, ngày 23/4, Hội đồng Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn lần thứ IV năm 2024 đã công nhận kết quả chấm của Ban giám khảo vòng sơ khảo đối với các tác phẩm, đồng ý đưa 65 tác phẩm có kết quả tốt vào chấm vòng chung khảo.

Nghề báo
Báo Lao động Thủ đô tổ chức giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

Báo Lao động Thủ đô tổ chức giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

(CLO) Ngày 23/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.

Nghề báo