Viện nghiên cứu Reuters: Độc giả mong muốn tin tức đáng tin cậy giữa đại dịch

Thứ tư, 23/06/2021 16:20 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đại dịch COVID-19 gây ra sự thèm khát tin tức đáng tin cậy trong thời điểm khủng hoảng toàn cầu và phần lớn người dân muốn các tổ chức truyền thông phải công bằng và khách quan, Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters cho biết hôm thứ Tư (23/6).

Một người đàn ông mua báo ở Italia. Ảnh: Reuters

Một người đàn ông mua báo ở Italia. Ảnh: Reuters

Bài liên quan

Niềm tin vào tin tức đã tăng lên trong thời kỳ đại dịch, đặc biệt là ở Tây Âu, giúp các thương hiệu nổi tiếng với báo cáo đáng tin cậy phát triển hơn, dù cho tình hình mất niềm tin vào báo chí phân cực vẫn tiếp diễn ở Mỹ.

Viện nghiên cứu cho biết trong Báo cáo tin tức kỹ thuật số hàng năm của mình rằng phần lớn người dân trên khắp các quốc gia tin rằng các hãng tin tức nên phản ánh nhiều quan điểm và cố gắng giữ thái độ trung lập 

Ông Rasmus Nielsen, Giám đốc Viện Reuters, cho biết: “Chúng ta đã trải qua một thời kỳ rất đen tối và phần lớn công chúng nhận ra rằng các tổ chức tin tức thường là những ngọn đèn chiếu sáng trong bóng tối đó".

Ông nói với Reuters rằng: “Đã có sự đánh giá cao hơn về những tin tức đáng tin cậy. Rất rõ ràng trong nghiên cứu của chúng tôi, ở quốc gia này qua quốc gia khác, ở nhóm tuổi này đến nhóm tuổi khác, rằng phần lớn người dân muốn báo chí cố gắng trung lập".

Báo cáo dựa trên các cuộc khảo sát bao gồm 46 thị trường chiếm hơn một nửa dân số thế giới.

Cuộc cách mạng công nghệ đang tăng tốc có nghĩa là 73% người dân hiện nay truy cập tin tức qua điện thoại thông minh, tăng so với mức 69% vào năm 2020, trong khi nhiều người sử dụng mạng xã hội hoặc ứng dụng nhắn tin để xem hoặc thảo luận tin tức. TikTok hiện đạt 24% người dưới 35 tuổi, với tỷ lệ thâm nhập cao hơn ở châu Á và châu Mỹ Latinh.

Facebook được coi là nơi chủ chốt để phát tán thông tin sai lệch, mặc dù các ứng dụng nhắn tin như WhatsApp cũng đóng một vai trò nào đó.

Nhưng các gã khổng lồ công nghệ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc biểu đạt quan điểm cá nhân, Viện Reuters cho biết, trích dẫn các cuộc biểu tình ở Peru, Indonesia, Thái Lan, Myanmar và Mỹ.

Tại Mỹ, lượng người không tin vào tin tức cao hơn so với những người tin, nơi mà thất bại của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020 đã làm giảm nhu cầu về tin tức.

Nhìn chung, những người cảm thấy truyền thông không công bằng là những người có quan điểm chính trị thiên về cánh hữu. Nhóm thanh niên từ 18-24 tuổi, người Mỹ da đen và gốc Tây Ban Nha, người Đông Đức và một số tầng lớp kinh tế xã hội ở Anh cảm thấy họ đang bị báo chí đưa tin một cách bất công.

Nhưng thông điệp chung là hầu hết mọi người đều muốn có tin tức công bằng và cân bằng, và mặc dù có những vấn đề sâu sắc hơn đối với mô hình kinh doanh, nhiều người sẽ trả tiền để nhận được tin tức chất lượng.

Ông Craig T. Robertson, một nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Viện, viết trong báo cáo rằng: “Trong khi báo chí ngày càng bị nghi ngờ về tính công bằng hay khách quan, thì nhìn chung, mọi người ủng hộ mạnh mẽ lý tưởng đưa tin khách quan. Mọi người muốn có quyền quyết định cho mình".

Viện Nghiên cứu Báo chí của Reuters là một trung tâm nghiên cứu tại Đại học Oxford chuyên theo dõi các xu hướng truyền thông. 

Trung Kiên

Tin khác

TP.HCM bồi dưỡng kỹ năng cho người phát ngôn sở ban ngành, quận huyện và TP Thủ Đức

TP.HCM bồi dưỡng kỹ năng cho người phát ngôn sở ban ngành, quận huyện và TP Thủ Đức

(CLO) Ngày 18/3, Trung tâm Báo chí TP.HCM khai giảng lớp bồi dưỡng người phát ngôn sở ban ngành, quận huyện và TP Thủ Đức từ ngày 18 đến 25/3. Tham gia tập huấn có 300 học viên là cán bộ các sở ngành, UBND quận huyện, phường xã.

Nghề báo
Sớm xây dựng liên minh bảo vệ bản quyền giữa các cơ quan báo chí và cơ quan bảo vệ pháp luật

Sớm xây dựng liên minh bảo vệ bản quyền giữa các cơ quan báo chí và cơ quan bảo vệ pháp luật

(CLO) Chiều 16/3, trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí Việt Nam 2024, phiên thảo luận với chủ đề "Bảo vệ bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số" đã được diễn ra.

Nghề báo
Lễ hiến tặng hiện vật và trưng bày chuyên đề Báo chí Cách mạng Việt Nam 1925 - 2024

Lễ hiến tặng hiện vật và trưng bày chuyên đề Báo chí Cách mạng Việt Nam 1925 - 2024

(CLO) Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2024, sáng 16/3 đã diễn ra buổi lễ hiến tặng hiện vật và trưng bày Chuyên đề Báo chí Cách mạng Việt Nam 1925 - 2024: 99 chuyện nghề.

Nghề báo
Đa dạng nguồn thu báo chí: Cơ hội chỉ đến với những bộ óc đã chuẩn bị, các cơ quan sẵn sàng tìm lối đi

Đa dạng nguồn thu báo chí: Cơ hội chỉ đến với những bộ óc đã chuẩn bị, các cơ quan sẵn sàng tìm lối đi

(CLO) Nhận định chưa bao giờ nguồn thu bị tác động mạnh như bây giờ, Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm cho rằng "cơ hội chỉ đến với các bộ óc đã chuẩn bị, các cơ quan đã sẵn sàng và tự tìm đường, lối ra".

Nghề báo
Làm thế nào để có phóng sự điều tra hấp dẫn bạn đọc, tạo sức lan tỏa, làm điều có ích?

Làm thế nào để có phóng sự điều tra hấp dẫn bạn đọc, tạo sức lan tỏa, làm điều có ích?

(CLO) Tiếp tục nội dung trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí Toàn quốc 2024, sáng 16/3, phiên thảo luận về “Phóng sự, phóng sự điều tra và hành trình làm điều có ích” đã được diễn ra.

Nghề báo