Nhà báo Cao Thùy Giang - Báo Điện tử Vietnamplus:

“Với tôi đây là đợt chiến đấu dài lâu, cam go và nhiều lo lắng nhất”

Thứ hai, 04/01/2021 09:05 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nhà báo Cao Thùy Giang - Báo Điện tử Vietnamplus - đã chia sẻ như vậy khi trò chuyện về những chuyến tác nghiệp trong đợt dịch Covid-19. Để có được những bài viết đặc sắc, nữ nhà báo đã có những ngày lăn lộn trên nhiều mặt trận, vượt qua nỗi sợ hãi về dịch bệnh để hoàn thành nhiệm vụ.

Bài liên quan

Cứ có sự kiện “nóng” là phải “chiến” ngay tức khắc

+ Khi tôi đọc lại những bài viết của chị, tôi đã hình dung về một nữ nhà báo giữa những ngày tết vẫn phải ôm máy tính làm việc, vẫn phải lên đường làm nhiệm vụ trong “tâm dịch”. Mười năm theo dõi lĩnh vực y tế, với chị đây có phải là đợt chiến đấu dài lâu, cam go và nhiều lo lắng nhất không?

- Thực ra tôi cũng đã quá quen với việc cứ có sự kiện “nóng” liên quan đến lĩnh vực y tế là phải “chiến” ngay tức khắc rồi. Bất kể ngày hay đêm, ngày nghỉ hay ngày thường. Chẳng hạn khi có một vụ tai nạn lớn, thảm họa xảy ra hay những vụ cháy…, sau khi có sự việc ban đầu, những thông tin tiếp theo về việc cấp cứu cho bệnh nhân ra sao luôn được bạn đọc quan tâm theo dõi tiếp, vì vậy Ban Biên tập ngay tức khắc có sự chỉ đạo phóng viên theo dõi ngành cần cập nhật thông tin nhanh nhất có thể. Có lẽ, đã quá quen với những vấn đề khẩn cấp cần phản ứng nhanh nên việc ôm máy tính viết bài hay cập nhật thông tin từ hiện trường dường như đã ăn sâu vào máu tôi từ lâu lắm rồi. Đợt Tết vừa rồi là thời điểm trùng với giai đoạn Việt Nam có những ca bệnh Covid-19 đầu tiên, thông tin khi đó rất nhiều, đòi hỏi tôi phải dành nhiều thời gian hơn cho công việc, theo dõi và cập nhật thông tin đều hơn. Đúng là cùng với mười năm theo dõi lĩnh vực y tế, với tôi đây là đợt chiến đấu dài lâu, cam go và nhiều lo lắng nhất.

Nhà báo Cao Thùy Giang đến cửa khẩu quốc tế Móng Cái tác nghiệp.

Nhà báo Cao Thùy Giang đến cửa khẩu quốc tế Móng Cái tác nghiệp.

+ Nhớ về những ngày đó, từ các cuộc họp khẩn của Chính phủ, những chuyến tác nghiệp nằm vùng tại sân bay, bệnh viện, vùng biên viễn... chị đã vượt qua nỗi sợ hãi về dịch bệnh để hoàn thành nhiệm vụ như thế nào?

-  Quả thực, giai đoạn 1 của cuộc chiến đấu với dịch Covid-19 với tâm lý ai cũng cảm thấy lo lắng. Bởi đây là dịch bệnh mới ở Trung Quốc, hầu hết những tài liệu nghiên cứu hay điều trị về bệnh này đối với các bác sỹ vẫn rất khó khăn và đầy thử thách. Nên hầu hết, kể cả với đội ngũ y bác sỹ cũng cảm thấy e dè. Và tôi cũng đã nhận được một số lời nhắn của các bác sỹ, anh chị điều dưỡng thân thiết rằng: Bệnh này lạ và nguy hiểm lắm, nhà báo không nên xông xáo quá, đến chính nhân viên y tế còn lo. Nên ban đầu tôi cũng rất e dè, nghe ngóng cùng với mọi người. Rồi dần dần cùng với những nỗ lực của đội ngũ y bác sỹ trong công tác điều trị cho bệnh nhân đạt được nhiều kết quả tốt. Khi đó, dường như những nỗi sợ trong tôi bớt dần đi, thay vào đó là một sự tin tưởng, là trách nhiệm của mình cần đồng hành, sát cánh bên cạnh với đội ngũ y bác sỹ hay các lực lượng khác trong “cuộc chiến” chống Covid-19 này để mọi người cùng chung tay thực hiện những khuyến cáo để khống chế tốt dịch bệnh.

+ Tác nghiệp trong “tâm dịch” đôi khi chấp nhận những rủi ro, những bất trắc có thể xảy ra. Điều gì đã “níu” chị mỗi khi những mâu thuẫn ít nhiều hiện hữu trong suy nghĩ của một người phụ nữ, một người vợ, một người mẹ?

- Thực ra, mâu thuẫn trong tác nghiệp ở dịch bệnh mới và lạ lẫm này là khoảng thời gian cũng khá dài. Tôi cũng luôn đặt câu hỏi trong đầu, nên hay không nên? Tuy nhiên, khi vào “tâm dịch” ở giai đoạn 1 tiềm ẩn đầy mối lo lắng. Như bạn nói, những bất trắc có thể xảy ra bất kỳ khi nào trong lúc tác nghiệp. Để an toàn, khi biết được thông tin có đoàn của Bộ Y tế chuẩn bị vào “tâm dịch”, tôi đã chủ động liên hệ, xin đi cùng họ để vào đó ghi nhận, phản ánh tình hình dịch ở nơi “nóng” nhất. Điều đã “níu” tôi mỗi khi có những mẫu thuẫn đó là tôi tự an ủi mình bằng cách hãy phòng hộ tốt nhất theo đúng khuyến cáo các bác sỹ đưa ra và thực hiện theo đúng chỉ dẫn đó. Bởi đó sẽ là giải pháp duy nhất để mình an toàn.

Nhà báo Cao Thùy Giang thực hiện phòng dịch an toàn trong chuyến tác nghiệp dọc sông Ka Long tỉnh Quảng Ninh.

Nhà báo Cao Thùy Giang thực hiện phòng dịch an toàn trong chuyến tác nghiệp dọc sông Ka Long tỉnh Quảng Ninh.

Viết sao để không nhạt

+ Quả thực tôi rất thích cách mà chị đã từng nghĩ: Viết sao để không nhạt!  Vậy thì, chị đã làm như thế nào để “đánh bật” những con số khô khan, mỗi bản tin Covid-19 buồn tẻ?

- Như bạn đề cập, giai đoạn đầu của dịch khi có 5,6 ca bệnh đầu tiên hầu như các thông tin chủ yếu trong các cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch và các thông tin thống kê các con số, khuyến cáo về dịch của ngành y tế.

Khi đó, với tôi như một cuộc chạy đua về thời gian, nhận được thông tin hay có cuộc họp là phải làm sao đăng tin nhanh và chính xác nhất. Rồi triền miên những ngày sau đó, thông tin về bản tin tôi vẫn cập nhật nhanh, tuy nhiên nhiều lúc cũng cảm thấy thông tin cứ đưa theo những con số hay các cuộc họp như vậy cứ nhàn nhạt, không có một chút “bản sắc” riêng nào của chính bản thân mình cũng như chưa nói hết được sự vất vả của đội ngũ y bác sỹ và những lực lượng đang ngày đêm làm nhiệm vụ ngăn dịch Covid-19 “nhập khẩu” vào Việt Nam.

Vì vậy, tôi nghĩ làm sao phải tiếp cận để có được những bài viết về những con người ở nhiều công việc khác nhau để có một bức tranh rộng lớn và toàn cảnh hơn. Và không có cách nào khác là tôi phải đi, tìm cơ hội đi để gặp gỡ những nhân vật, những người ở nhiều ngành nghề khác nhau: đó là những bệnh viện, cơ sở y tế điều trị cho bệnh nhân, là sân bay, là khu khách sạn dành riêng cho những người cách ly. Đặc biệt tôi có dịp được tới vùng biên dọc theo dòng sông Ka Long giáp với biên giới Trung Quốc, trực tiếp được thị sát và trực tiếp phỏng vấn các chiến sỹ bộ đội biên phòng canh gác nghiêm ngặt ở biên giới để ngăn chặn người nhập cảnh trái phép tại Việt Nam.

Phỏng vấn bác sỹ tai tam dich Binh Xuyen Vinh Phuc.

Phỏng vấn bác sỹ tai tam dich Binh Xuyen Vinh Phuc.

+ Những tác phẩm dày công của chị như: “Quân hàm xanh” ngày đêm căng mình ngăn “giặc Covid-19” nơi biên ải; “Những người gác niềm vui nỗi buồn vì Tổ quốc”, “Những câu chuyện rơi lệ ở nơi giành giật sự sống cho người mắc Covid-19”, “Những người ngăn dịch “nhập khẩu” vào nội địa”... đều rất hay và đặc sắc, mang  văn phong riêng, sắc sảo và giàu hàm lượng thông tin..  Ngoài trách nhiệm của công việc, điều gì ở những con người ấy khiến trái tim người cầm bút có nhiều cảm xúc và sự trân trọng đến vậy?

- Quả thực, đi tiếp xúc với rất nhiều người ở tuyến đầu phòng chống dịch Covid-19 như: bác sỹ, điều dưỡng, những người làm y tế dự phòng, đội ngũ dịch tễ làm công việc truy vết, lực lượng biên phòng, những người kiểm dịch ở sân bay, nhân viên phục vụ người cách ly...

Tôi thấy mỗi một nhân vật, mỗi một con người ấy công việc của họ trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh Covid-19 rất đáng khâm phục và trân trọng. Tôi thấy ở họ một sự quả cảm, không ngại gian khó, nguy hiểm, họ cần mẫn làm những công việc của mình một cách rất âm thầm và đầy trách nhiệm.

Vì vậy, khi gặp các nhân vật không đơn thuần là một cuộc phỏng vấn gì mà tôi cứ “lân la” hỏi chuyện, để họ chia sẻ những công việc hằng ngày rất thực tế của họ. Miên man trong câu chuyện về công việc và dòng suy tư rất thực ấy của các nhân vật chính là những chi tiết để tôi xoáy sâu vào khai thác chân dung. Và họ cũng chính là động lực thôi thúc tôi ghi chép lại, đưa những câu chuyện rất đời thực ấy trong các bài phóng sự của mình để mọi người cùng biết tới và sẻ chia, đồng cảm với những người ở tuyến đầu. 

+ Xin cảm ơn chị!

Hà Vân (Thực hiện)

Tin khác

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

(CLO) Chiều 28/3, tại Hà Nội, Báo Hànộimới phát động Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 67 năm ngày Báo Hànộimới mới xuất bản số hàng ngày đầu tiên (24/10/1957-24/10/2024) và Kỷ niệm 35 năm xuất bản ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần (2/4/1989-2/4/2024).

Nghề báo
Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

(CLO) Ngày 28/3, Bộ Công thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương về việc bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công thương.

Nghề báo
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Nghề báo
Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

(CLO) Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng (2/4/1904 - 2/4/2024), chiều 27/3, tại TP Hải Dương, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao Giải báo chí "Hải Dương khát vọng, phát triển".

Nghề báo
Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

(CLO) Ngày 26/3, nhân kỷ niệm 93 Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư cho Trường Trung học Cơ sở Trung Yên, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Nghề báo