Vụ đột nhập tòa nhà Quốc hội Mỹ: Nghiêm trọng hơn tưởng tượng

Chủ nhật, 10/01/2021 17:02 PM - 0 Trả lời

(CLO) Khi các hãng tin tức đang công bố ngày càng nhiều video, hình ảnh và lời chứng thực về cuộc bạo động của những người ủng hộ ông Trump hôm 6/1 tại Điện Capitol, người ta càng nhận ra rằng vụ việc còn nghiêm trọng hơn những gì tưởng tượng.

Cuộc bạo loạn ở điện Capitol hôm 6/1. Ảnh: Reuters

Cuộc bạo loạn ở điện Capitol hôm 6/1. Ảnh: Reuters

Bài liên quan

Vụ việc thậm chí còn bạo lực hơn so với những thông tin trước đó, điều khiến hành vi của ông Trump thậm chí còn đáng lo ngại hơn.

Hôm thứ Tư (6/1), đa phần người dân đã xem chúng qua những đoạn ghi hình trực tuyến từ các nhà đài. Các nhà báo đã dũng cảm đưa tin về cuộc bạo động trong thời gian thực và xứng đáng nhận được công lao to lớn vì hành động này.

Nhưng trong sự hỗn loạn tại thời điểm đó, người ta không thể nhìn được một cách toàn cảnh sự kiện. Công chúng đã không phát hiện ra rằng một sĩ quan cảnh sát tại điện Capitol đã bị thương nặng cho đến ngày hôm sau khi anh tử vong và các công tố viên liên bang hiện đã mở một cuộc điều tra giết người.

Kể cả với những người có mặt tại thời điểm đó, mọi việc là quá choáng ngợp đến mức phải vài ngày sau họ mới nhận thức được tình hình.

"Tôi đã ở trong đám đông và không nhận ra nó tồi tệ như thế nào cho đến một hoặc hai ngày sau đó", phóng viên Richard Hall của tờ The Independent của Anh, đã tweet hôm thứ Bảy (9/1).

Những tư liệu, các nỗ lực tái xây dựng lại sự kiện và những báo cáo sau đó của các trang tin tức đang giúp người dân định hình lại mọi việc.

Cảnh sát bị kẹp giữa đám đông và cửa. Ảnh: CNN

Cảnh sát bị kẹp giữa đám đông và cửa. Ảnh: CNN

CNN đã phát sóng một đoạn video kinh hoàng vào tối thứ Sáu (8/1), được đăng tải trước đó bởi trang tin điều tra Status Coup, cho thấy một sĩ quan cảnh sát bị kẹp giữa cánh cửa và đám đông. Viên sĩ quan đã hét lên trong đau đớn.

Có đủ loại lý do để những cảnh này không được chiếu trực tiếp vào hôm diễn ra vụ việc.

Bên trong Điện Capitol, nhiều phóng viên đã bị nhốt và được sơ tán đến các địa điểm an toàn cùng với các nhà lập pháp. Để biết thêm về sự kinh hoàng tuyệt đối của thử thách này, hãy đọc lời kể của phóng viên NBC, Haley Talbot trên Twitter từ bên trong phòng họp của Hạ viện.

Ở bên ngoài, một số phóng viên gặp khó khăn trong việc đưa tin vì các mạng wifi đã quá tải.

Ngoài ra, một số phóng viên đã bị đe dọa bởi các nhóm ủng hộ ông Trump, khiến điều kiện tác nghiệp trở nên khó khăn hơn.

Những người bạo loạn đối đầu với cảnh sát bên trong điện Capitol. Ảnh: CNN

Những người bạo loạn đối đầu với cảnh sát bên trong điện Capitol. Ảnh: CNN

Một số cảnh quay trực tiếp trên truyền hình vào chiều thứ Tư (6/1) đều được quay từ xa, và các máy quay trực tiếp quan trọng nhất bên trong các phòng của Hạ viện và Thượng viện đã bị tắt bởi các cơ quan lập pháp. Vì vậy, thế giới chỉ nhìn thấy các đoạn trích của cuộc bạo động vào ngày hôm đó.

Hãy nhớ lại trình tự nhận thức vụ việc của người dân trong ngày hôm đó: Một số video hỗn loạn trên mạng xã hội khiến cả thế giới choáng váng và ngay lập tức có xác nhận rằng cảnh sát đã mất kiểm soát. Nhưng lượt xem bị hạn chế và bị chậm hơn so với thời gian thực. Thông tin xuất hiện từng chút một theo cách đưa tin của vụ việc ngày 11/9.

Có quá nhiều tin tức khó xử lý: Báo cáo về việc phát hiện bom, tình trạng người bạo loạn được vũ trang, vụ nổ súng và việc sơ tán. Người xem có thể tận mắt nhìn thấy một số thông tin, nhưng hầu hết các thông tin đều đến từ các nguồn khác nhau, bao gồm các dòng tweet, các cuộc điện thoại và các công văn gửi qua email từ các phóng viên quốc hội bên trong điện Capitol.

Mãi sau này, người ta mới thấy rõ rằng các nhà lập pháp lo sợ cho mạng sống của họ, rằng một số kẻ tấn công đang săn lùng các nhà lãnh đạo quốc hội, rằng có thể đã có một cuộc thảm sát nếu diễn biến trở nên tồi tệ hơn.

Một người bê bục phát biểu của Chủ tịch Hạ viện. Ảnh: CNN

Một người bê bục phát biểu của Chủ tịch Hạ viện. Ảnh: CNN

Vào thứ Tư (6/1), "những hình ảnh được phát sóng phần lớn không phải là những hình ảnh kinh hoàng nhất trong ngày", nhà báo Chris Hayes của MSNBC cho biết vào tối thứ Sáu (8/1).

"Phần lớn những gì chúng ta đã thấy, những trang phục ngớ ngẩn, những người chụp ảnh tự sướng, có người nắm lấy bục phát biểu của Chủ tịch Hạ viện... đều trông giống như một nhóm tham gia diễu hành ủng hộ ông Trump. Nhưng có điều gì đó đen tối hơn, bạo lực hơn, nham hiểm hơn và tổ chức hơn diễn ra ở Điện Capitol đó vào hôm đó. Và đã đến lúc chúng ta thấy rõ điều đó", ông nói.

Video của Chris trên Internet đã chỉ ra rằng "hoàn toàn có thể có những người ẩn nấp trong đám đông đó đang tìm cách bắt giữ, làm hại và thậm chí là sát hại các nhà lãnh đạo của giai cấp chính trị như Tổng thống, hay những thành viên cấp cao của Hạ viện và Thượng viện".

Có thể hiểu được rằng các nhà báo đã mất một khoảng thời gian để tìm hiểu xem họ đã chứng kiến ​​điều gì và xem lại các video được quay bởi chính họ từ Điện Capitol. Ví dụ, tờ Washington Post đã sản xuất một video có tiêu đề "Cảm giác đưa tin từ bên trong điện Capitol".

Các video đầy đủ hơn đã được công bố trong 2 ngày sau đó. Đoạn podcast hàng ngày của tờ The New York Times đã phát đi các đoạn ghi âm về những kẻ bạo loạn hô vang "Mike Pence ở đâu? Mike Pence ở đâu? Mike Pence ở đâu? Tìm Mike Pence đi".

Còn về phần Tổng thống Mỹ, Sunlen Serfaty, Devan Cole và Alex Rogers của CNN hôm thứ Sáu (8/1) đã tiết lộ rằng ông Trump "đã cố gắng gọi các thượng nghị sĩ" và gây áp lực để họ lật ngược cuộc bầu cử ngay cả khi cuộc bạo loạn đang hoành hành.

Một điều khác thậm chí còn tồi tệ hơn chúng ta biết đã diễn ra vào thời điểm đó: Các cuộc tấn công nhằm vào giới truyền thông. Phóng viên Erin Schaff của tờ The New York Times sau đó đã mô tả lại những gì xảy ra với cô. "Họ ném tôi xuống sàn, cố gắng lấy máy ảnh của tôi. Tôi bắt đầu la hét để nhận được sự giúp đỡ", cô nói.

"Không có ai đến cả. Mọi người chỉ đứng xem. Lúc này, tôi nghĩ mình có thể bị giết và không ai ngăn cản được họ. Họ xé toạc một trong những chiếc máy ảnh của tôi, làm vỡ ống kính và bỏ chạy".

Hoàng Việt

Tin khác

Giải thưởng Báo chí TTXVN 2023: Ghi nhận sự cống hiến, tâm huyết với nghề

Giải thưởng Báo chí TTXVN 2023: Ghi nhận sự cống hiến, tâm huyết với nghề

(CLO) Chiều 25/4, Lễ trao Giải thưởng Báo chí Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) năm 2023 đã diễn ra tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia (số 5 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). 

Nghề báo
Tạp chí Thanh niên phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận”

Tạp chí Thanh niên phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận”

(CLO) Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

Nghề báo
Báo Quân đội nhân dân tổ chức Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ  2024”

Báo Quân đội nhân dân tổ chức Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024”

(CLO) Cuộc đua xe đạp lần thứ 5 “Về Điện Biên Phủ năm 2024 - Cúp Báo Quân đội nhân dân” sẽ diễn ra từ ngày 1 đến 5/5 trên tổng lộ trình 525 km từ Thủ đô Hà Nội tới thành phố Điện Biên Phủ.

Nghề báo
Báo Nhà báo & Công luận trao học bổng cho sinh viên: Tạo động lực, tiếp lửa ước mơ…

Báo Nhà báo & Công luận trao học bổng cho sinh viên: Tạo động lực, tiếp lửa ước mơ…

(CLO) Ngày 25/4/2024, Đoàn công tác Báo Nhà báo & Công luận do nhà báo Lê Trần Nguyên Huy - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Q. Tổng biên tập báo Nhà báo & Công luận làm trưởng đoàn đã đến thăm và trao học bổng cho sinh viên có thành tích học tập cao, sinh viên nghèo vượt khó tại Viện Đào tạo Báo chí và truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn; Khoa Viết Văn – Báo chí, Đại học Văn hóa và Học viện báo chí và Tuyên truyền.

Nghề báo
Quỹ từ thiện 'Ước mơ xanh' - Báo Nhà báo & Công luận đồng hành với các bệnh nhi ung thư

Quỹ từ thiện "Ước mơ xanh" - Báo Nhà báo & Công luận đồng hành với các bệnh nhi ung thư

(CLO) Ngày 25/4, Đoàn công tác Báo Nhà báo & Công luận do nhà báo Trần Lan Anh - Phó Tổng biên tập Báo Nhà báo & Công luận làm trưởng đoàn đã đến thăm và trao quà cho các bệnh nhi ung thư đang điều trị tại Bệnh viện K Tân Triều và Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội.

Nghề báo