Xung đột Nga-Ukraine thúc đẩy nhu cầu của châu Âu đối với vũ khí của Mỹ

Thứ sáu, 18/03/2022 17:06 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các chính phủ châu Âu đã tiếp cận với chính phủ Mỹ và các nhà thầu quốc phòng để mua máy bay không người lái, tên lửa và hệ thống phòng thủ tên lửa do nhu cầu mới được thúc đẩy từ cuộc khủng hoảng Ukraine.

Các nguồn thạo tin cho biết Đức, quốc gia đang đạt được thỏa thuận mua 35 máy bay chiến đấu phản lực F-35 của Lockheed Martin Corp, cũng quan tâm tới cả các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ. 

xung dot nga ukraine thuc day nhu cau cua chau au doi voi vu khi cua my hinh 1

Máy bay không người lái MQ-9 Reaper. Ảnh: Reuters

Bài liên quan

Trong khi đó, Ba Lan đang muốn mua gấp các máy bay không người lái Reaper tinh vi từ Mỹ, một quan chức chính phủ Ba Lan cho biết trong tuần này. Các quốc gia khác ở Đông Âu cũng có mối quan tâm chung, nơi các đồng minh mong của Mỹ muốn có được vũ khí mà Ukraine đã sử dụng thành công chống lại lực lượng Nga, bao gồm tên lửa phòng không Stinger và tên lửa chống tăng Javelin.

Yêu cầu được đưa ra khi các quốc gia ở châu Âu tăng cường ngân sách quốc phòng để đáp ứng triển vọng an ninh mới. Đức, Thụy Điển và Đan Mạch nằm trong số những quốc gia hứa hẹn tăng mạnh chi tiêu quốc phòng trong năm nay.

Vì việc bán vũ khí của các nhà thầu Mỹ cho các chính phủ nước ngoài cần có sự chấp thuận của chính phủ Mỹ, nên Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng của Lầu Năm Góc sẽ có các cuộc họp hàng tuần với Nhóm Quản lý Khủng hoảng Châu Âu để xem xét các yêu cầu cụ thể liên quan đến tình hình hiện tại ở Ukraine.

Để tăng tốc độ phê duyệt của chính phủ Mỹ đối với việc mua bán và chuyển giao vũ khí do các nhà thầu quốc phòng Mỹ sản xuất, Lầu Năm Góc đã thành lập lại một nhóm để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ cho biết: "Bộ Quốc phòng đang tìm kiếm các phương án để hỗ trợ nhu cầu của Ukraine, nhanh chóng bổ sung hàng tồn kho của Mỹ và lấp đầy các kho dự trữ của các đồng minh và đối tác, đẩy nhanh tiến độ sản xuất".

Raytheon Technologies và Lockheed Martin Corp cùng sản xuất tên lửa chống tăng Javelin, trong khi Raytheon sản xuất riêng Stinger. Kể từ khi xung đột giữa Nga và Ukraine vào ngày 24/2, cổ phiếu Lockheed đã tăng 8,3% và cổ phiếu Raytheon cũng tăng 3,9%. Giám đốc điều hành Raytheon, Tom Laliberty cho biết công ty nhận ra "nhu cầu cấp thiết để bổ sung lượng tồn kho Javelin và Stinger đã cạn kiệt".

Bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào đối với Mỹ với tư cách là nhà cung cấp đều có khả năng gây ra phản ứng mạnh mẽ từ ngành công nghiệp quốc phòng của châu Âu. Người đứng đầu Dassault Aviation hồi đầu tháng đã chỉ trích quyết định đặt mua F-35 của Đức, nói rằng điều này có thể làm suy yếu sự hỗ trợ cho các dự án hợp tác như tiêm kích Pháp-Đức FCAS được chia sẻ bởi Dassault và Airbus.

Đức cũng đang kiểm tra các hệ thống phòng thủ tên lửa do Mỹ sản xuất như hệ thống Phòng không tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), một nguồn tin cho biết. Tuy nhiên, hiện các dự án chi tiêu quốc phòng vẫn đang ở giai đoạn tham khảo ban đầu.

Đức đã được cho là sẽ quyết định về một loại máy bay trực thăng hạng nặng mới trong năm nay. Các đối thủ của thương vụ trị giá khoảng 4 tỷ euro bao gồm CH-53K King Stallion của Lockheed Martin và H-47 Chinook của Boeing.

Ba Lan muốn mua một số máy bay không người lái MQ-9 Reaper do General Atomics sản xuất theo một thủ tục đặc biệt và nhanh chóng, trung tá Krzysztof Platek, người phát ngôn của Cơ quan vũ trang Bộ Quốc phòng Ba Lan, cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào thứ Tư.

Trước đây, các thỏa thuận quốc phòng của Mỹ thông thường phải mất nhiều năm đàm phán, phê duyệt và xem xét sau khi các quốc gia cũng phải dành tới vài năm để quyết định về nhu cầu của họ.

Quốc Thiên

Bình Luận

Tin khác

Chi tiêu quân sự toàn cầu tăng mạnh, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu

Chi tiêu quân sự toàn cầu tăng mạnh, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu

(CLO) Thế giới đã chi tới hơn 2 nghìn tỷ USD cho vũ khí trong năm 2023, với Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu cuộc chạy đua vũ trang này, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết vào ngày 22/4.

Thế giới 24h
Gói viện trợ của Mỹ có thể giúp Ukraine thay đổi cục diện trên chiến trường?

Gói viện trợ của Mỹ có thể giúp Ukraine thay đổi cục diện trên chiến trường?

(CLO) Gói viện trợ của Mỹ dự kiến thông qua trong tuần này sẽ là một cứu cánh đối với những pháo thủ Ukraine đang bất lực trong việc cầm chân lực lượng Nga gần thị trấn phía đông Kupiansk, thậm chí có khả năng thay đổi thế trận, mặc dù điều đó có thể mất một thời gian.

Thế giới 24h
Người mắc hội chứng không uống rượu bia vẫn có nồng độ cồn

Người mắc hội chứng không uống rượu bia vẫn có nồng độ cồn

(CLO) Một người đàn ông Bỉ mắc hội chứng chuyển hóa hiếm gặp, khiến cơ thể tự sản sinh nồng độ cồn cao, đã được tòa án miễn án phạt lái xe say rượu vào thứ Hai (22/4).

Thế giới 24h
Ukraine nói Nga điều tới 25.000 quân tấn công 'cao điểm' Chasiv Yar

Ukraine nói Nga điều tới 25.000 quân tấn công 'cao điểm' Chasiv Yar

(CLO) Lực lượng Nga gồm 20.000-25.000 quân đang cố gắng tấn công thị trấn chiến lược Chasiv Yar phía đông Ukraine và các làng xung quanh, theo quân đội Ukraine cho biết vào thứ Hai và nói rằng họ đang gặp rất nhiều khó khăn.

Thế giới 24h
Ngoại trưởng Mỹ bình luận gì về 'tiêu chuẩn kép' khi đề cập đến Israel?

Ngoại trưởng Mỹ bình luận gì về 'tiêu chuẩn kép' khi đề cập đến Israel?

(CLO) Ngày 22/4, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phủ nhận những ý kiến ​​​​cho rằng Washington có "tiêu chuẩn kép" đối với các cáo buộc vi phạm nhân quyền của quân đội Israel ở Gaza, đồng thời nói rằng đang kiểm tra các cáo buộc như vậy.

Thế giới 24h