(CLO) Tính đến cuối quý I/2022, tổng nợ phải trả của Đạt Phương đã lên đến 3.977 tỷ đồng, gấp đôi vốn chủ sở hữu. Trong đó, nợ vay tài chính ở mức 2.648 tỷ đồng, chiếm gần một nửa tổng tài sản.
Giữa làn sóng bán tháo trên thị trường chứng khoán, nhóm bất động sản trở thành tâm điểm bởi động thái siết tín dụng và cổ phiếu DPG của CTCP Đạt Phương cũng không ngoại lệ.
Cổ phiếu này đã nằm sàn 2 phiên gần nhất qua đó rơi xuống 47.200 đồng/cổ phiếu, thấp nhất trong vòng hơn 8 tháng trở lại đây. So với đỉnh đạt được giữa tháng 11 năm ngoái, cổ phiếu DPG đã mất 50% thị giá. Vốn hóa thị trường tương ứng giảm xuống còn 3.225 tỷ đồng, “bốc hơi” hơn 3.000 tỷ đồng sau 6 tháng.
Đạt Phương vốn được biết đến là doanh nghiệp bất động sản có thói quen vay nợ nhiều. Tính đến cuối quý I/2022, tổng nợ phải trả của Đạt Phương đã lên đến 3.977 tỷ đồng, gấp đôi vốn chủ sở hữu. Trong đó, nợ vay tài chính ở mức 2.648 tỷ đồng, chiếm gần một nửa tổng tài sản. Việc duy trì nợ vay ở mức cao Đạt Phương phải gánh khoản chi phí lãi vay hàng chục tỷ đồng mỗi quý.
Âm nặng dòng tiền kinh doanh
Theo báo cáo tài chính quý I/2022, CTCP Đạt Phương (mã DPG) ghi nhận doanh thu đạt 545,1 tỷ đồng, tăng 18,8% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu xây dựng tăng 67,8 tỷ đồng lên 140,2 tỷ đồng; doanh thu bán điện thương phẩm tăng 63,6 tỷ đồng lên 175,1 tỷ đồng và doanh thu bất động sản giảm 42,5 tỷ đồng về 229,5 tỷ đồng
Giá vốn tăng mạnh hơn khiến biên lãi gộp lại bị co lại đáng kể từ 53,1% về còn 47,7% tương ứng lợi nhuận gộp đạt 260,2 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, Đạt Phương lãi ròng 150,7 tỷ đồng, 18,6% so với cùng kỳ năm trước
Lợi nhuận tăng nhưng dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Đạt Phương lại âm 89,4 tỷ đồng quý đầu năm trong khi cùng kỳ dương 62,7 tỷ đồng. Bên cạnh đó, dòng tiền đầu tư cũng âm 96,1 tỷ đồng và dòng tiền tài chính âm 58,5 tỷ đồng.
Tính tới 31/3/2022, tổng tài sản của DPG giảm nhẹ so với đầu năm về 5.909 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tài sản cố định đạt 2.400 tỷ đồng, chiếm 40,6% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 763,4 tỷ đồng, chiếm 12,9% tổng tài sản; tồn kho đạt 747,5 tỷ đồng, chiếm 12,6% tổng tài sản; tài sản dở dang dài hạn đạt 641,3 tỷ đồng, chiếm 10,9% tổng tài sản...
Tiếp tục đặt trọng tâm vào bất động sản
Về kế hoạch kinh doanh năm 2022, Đạt Phương đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất 3.826 tỷ đồng, tăng 50,3% và lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 523,86 tỷ đồng, tăng 4% so với thực hiện năm trước.
Đạt Phương định hướng trở thành tập đoàn sở hữu hệ sinh thái đa dạng, tập trung, tiếp tục duy trì 3 chân kiềng cốt lõi gồm xây dựng, năng lượng, bất động sản và bổ sung thêm mảng dịch vụ khách sạn nghỉ dưỡng. Trong đó, công ty mẹ giữ vai trò xây dựng chiến lược, hoạch định các nguồn lực.
Bất động sản tiếp tục là lĩnh vực mũi nhọn của Đạt Phương, mục tiêu doanh thu thuần đạt 1.095 tỷ đồng trong năm 2022. Đạt Phương sẽ chính thức ra mắt dự án Casamia Balanca Hoi An (Cẩm Thanh), triển khai vận hành, khai thác kinh doanh các clubhouse tại 2 khu đô thị Casamia và Casamia Hoi An. Ngoài ra, Đạt Phương cũng đẩy nhanh các giai đoạn chuẩn bị đầu tư cho những sản phẩm mới tại các tỉnh thành khác.
Lĩnh vực dịch vụ du lịch và nghỉ dưỡng đầu tư phát triển thương hiệu khách sạn Đạt Phương với phân khúc 4-5 sao, mục tiêu 500 phòng. Dự kiến trong quý 3/2022 sẽ khởi công khách sạn đầu tiên tại khu đô thị Casamia.
Xây lắp hạ tầng là lĩnh vực được dự báo sẽ đối mặt với cạnh tranh quyết liệt, khó khăn, nên Đạt Phương bên cạnh việc giữ vững vị trí hàng đầu trong các dự án hạ tầng giao thông sẽ mở rộng sang mảng xây dựng dân dụng.
Trong khi đó, lĩnh vực điện năng tiếp tục duy trì ổn định, mục tiêu doanh thu 510,8 tỷ đồng, đồng thời Đạt Phương cho biết sẽ tìm kiếm các dự án thủy điện có hiệu quả để đầu tư.
Ông Lương Minh Tuấn, Chủ tịch HĐQT cho biết Đạt Phương hiện phát triển dựa trên 4 trụ cột nhưng xây lắp gặp không ít thách thức, biên lợi nhuận mỏng trong khi mảng năng lượng có tính bền vững lại khó có thể tăng trưởng mạnh. Do đó, 2 mũi nhọn để Đạt Phương vươn lên sẽ là bất động sản và khách sạn du lịch.
Lãnh đạo Đạt Phương cũng cho biết dự án Khu đô thị Cồn Tiến dự kiến sẽ mở bán từ tháng 6. Dù hiện nay doanh nghiệp bất động sản nói chung đang gặp nhiều khó khăn hơn trước chủ trương hạn chế cho vay BĐS. Tuy nhiên với dự án Cồn Tiến vẫn được các ngân hàng hỗ trợ, cả cho chủ đầu tư và khách hàng.
(CLO) Lực lượng cứu hộ quốc tế đã bắt đầu đến Myanmar vào thứ Bảy để hỗ trợ tìm kiếm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ richter khiến hơn 1.000 người thiệt mạng và làm tê liệt cơ sở hạ tầng vốn đã yếu kém của quốc gia Đông Nam Á này.
(CLO) Bộ Quốc phòng đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư quy định về việc quản lý, cung cấp, sử dụng ứng dụng, dịch vụ và thông tin trên mạng Internet trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.
(CLO) Ngày 29/3/2025, tại hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN) và nhà đầu tư (NĐT) quý I/2025, ông Trần Phong, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, khẳng định cam kết của tỉnh trong việc đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi để DN và NĐT phát triển bền vững, góp phần vào sự thịnh vượng chung của địa phương.
(CLO) Một tàu tuần duyên khổng lồ của Trung Quốc, thường được gọi là "tàu quái vật", vừa xuất hiện tại Biển Hoa Đông - khu vực tranh chấp với Nhật Bản, quốc gia đồng minh của Mỹ.
(CLO) Tiếng lóng và tiếng mạng, hai luồng ngôn ngữ đang len lỏi vào đời sống thường nhật, đặt ra câu hỏi về sự biến đổi của tiếng Việt. Tiếng lóng, 'kí sinh' trong các nhóm nhỏ, nhanh chóng thay đổi. Tiếng mạng, 'đứa con' của thời đại số, lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt trong giới trẻ. Liệu chúng đang làm giàu hay làm suy giảm sự trong sáng của ngôn ngữ quốc gia?
(CLO) Chiều 29/3, một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại Km57+130 quốc lộ 8, thuộc địa phận xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), khiến 3 người thương vong.
(CLO) Tỷ lệ thất nghiệp tại Đức tăng thêm 26.000 người, đánh dấu mức tăng hàng tháng cao nhất kể từ tháng 10/2024, vượt xa dự báo của các nhà phân tích là 10.000.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn Embraer hợp tác với các đối tác Việt Nam sản xuất các thiết bị hàng không, góp phần phát triển ngành công nghiệp hàng không thông qua chuyển giao công nghệ hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hỗ trợ kỹ thuật và trao đổi kinh nghiệm.
(CLO) Trưa ngày 29/3, một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng đã xảy ra trên sông Nhật Lệ, khu vực gần bến Vườn Dừa, đường Hương Giang, phường Đồng Hải, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Một chiếc tàu cá của ngư dân địa phương đang neo đậu tại đây bất ngờ bốc cháy dữ dội.
(CLO) Theo Công an thành phố Hà Nội cho biết, một người phụ nữ ở quận Đống Đa, TP Hà Nội đã bị lừa 150 triệu đồng khi nhận được cuộc gọi chuyển tiền cho con. Các đối tượng xấu đang lợi dụng công nghệ Deepfake để tạo ra những video giả mạo với hình ảnh và giọng nói giống như người thật, từ đó giả danh bạn bè, người thân nhắn tin, gọi điện để lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản.
(CLO) Trong một thông báo mới vào ngày 29/3, Microsoft đã chính thức loại bỏ script bypassnro.cmd - công cụ được nhiều người dùng ưa chuộng để bỏ qua yêu cầu đăng nhập tài khoản Microsoft khi cài đặt Windows 11.
(CLO) Phát ngôn viên Điện Kremlin, Dmitry Peskov, tuyên bố vào sáng thứ Sáu rằng việc Liên minh châu Âu (EU) dỡ bỏ các lệnh cấm vận đối với Ngân hàng Nông nghiệp Nga là điều kiện cốt lõi để thực hiện thỏa thuận ngừng bắn do Mỹ làm trung gian ở Biển Đen.
(CLO) Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tại Việt Nam năm 2025 được dự báo tăng mạnh từ 15%-20%, chủ yếu do nhu cầu phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại nhằm tăng vốn cấp 2 và áp lực tái tài trợ từ các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, áp lực đáo hạn vẫn tập trung lớn vào quý III và quý IV, với giá trị lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng, chủ yếu từ trái phiếu bất động sản.
(CLO) CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC) công bố kế hoạch lợi nhuận năm 2025 giảm nhẹ xuống 420 tỷ đồng, mặc dù doanh thu dự kiến tăng trưởng gần 2%. Chỉ riêng hai tháng đầu năm, FMC đã đạt gần 47 triệu USD doanh số, tương đương hơn 18% kế hoạch năm, nhưng vẫn chưa đủ xua tan lo ngại từ các vụ kiện chống bán phá giá và biến động thị trường tôm toàn cầu.
(CLO) Với khối nợ vay khổng lồ hơn 23.000 tỷ đồng tính đến cuối năm 2024, việc CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII) công bố các dự án mới trị giá hàng chục nghìn tỷ đang khiến nhà đầu tư đặt dấu hỏi lớn về khả năng huy động vốn và tính khả thi của kế hoạch này.
(CLO) Phiên giao dịch ngày 28/3, với phần lớn cổ phiếu giảm giá, trong đó có nhiều mã trụ cột, đã khiến VN-Index giảm hơn 6 điểm, xuống dưới mốc 1.320 điểm. Đây là phiên thứ 3 chỉ số chính liên tiếp đi xuống.
(CLO) Chỉ sau 8 tháng giữ chức Thành viên HĐQT VKC Holdings (mã VKC - UPCoM), ông Nguyễn Quang Huy đã bất ngờ xin từ nhiệm ngay trước ĐHĐCĐ 2025. Doanh nghiệp này đang chìm sâu trong khủng hoảng tài chính với khoản lỗ lũy kế lên đến gần 463 tỷ đồng và bị kiểm toán từ chối đưa ý kiến.
(CLO) Sau khi không thể huy động 3.000 tỷ đồng vào cuối năm 2024, DIC Corp tiếp tục lên kế hoạch chào bán 150 triệu cổ phiếu với giá chỉ 12.000 đồng/cp, giảm 20% so với mức cũ. Động thái này cho thấy áp lực tài chính và khả năng triển khai dự án của công ty đang ngày càng trở nên khó khăn.
(CLO) Dù thay đổi nhân sự cấp cao, chuyển trụ sở và đổi nhận diện thương hiệu, Thuduc House (HOSE: TDH) vẫn chưa thoát khỏi vết trượt dài thua lỗ. Báo cáo tài chính kiểm toán 2024 hé lộ bức tranh ảm đạm với lỗ ròng hơn 300 tỷ đồng, đồng thời đơn vị kiểm toán cũng đưa ra cảnh báo về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
(CLO) Tổng công ty IDICO – CTCP (Mã: IDC) sẽ chốt danh sách cổ đông nhận tạm ứng cổ tức đợt 2 vào ngày 7/4 tới đây, với tỷ lệ 15% bằng tiền mặt. Ước tính doanh nghiệp sẽ chi ra khoảng 495 tỷ đồng để thực hiện, trong đó hai cổ đông lớn nhất sẽ nhận tổng cộng hơn 170 tỷ đồng.
(CLO) Đóng cửa phiên giao dịch ngày 27/3, VN-Index giảm 2,28 điểm (-0,17%), dừng ở mức 1.323,81 điểm. Trong bối cảnh hầu hết cổ phiếu ngân hàng giảm giá thì SHB diễn biến nổi bật với mức tăng 3,67%.