Ấn Độ và Trung Quốc đồng ý giảm căng thẳng ở biên giới

Thứ bảy, 05/09/2020 17:01 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hôm thứ Bảy, Ấn Độ và Trung Quốc cho biết họ đã đồng ý làm việc để giảm căng thẳng dọc theo biên giới tranh chấp của họ, sau cuộc họp của các Bộ trưởng Quốc phòng.

Ấn Độ và Trung Quốc đồng ý giảm căng thẳng ở biên giới giữa hai nước trên dãy Hymalaya - Ảnh: Reuters

Ấn Độ và Trung Quốc đồng ý giảm căng thẳng ở biên giới giữa hai nước trên dãy Hymalaya - Ảnh: Reuters

Bài liên quan

Cả hai bên đã triển khai lực lượng bổ sung dọc theo biên giới chạy qua phía tây dãy Hymalaya sau một cuộc đụng độ vào tháng 6, trong đó 20 binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng và một số không xác định binh lính Trung Quốc trong các cuộc giao tranh tay đôi.

Trong cuộc tiếp xúc chính trị trực diện cấp cao nhất giữa Ấn Độ và Trung Quốc kể từ khi căng thẳng bùng phát lần đầu tiên dọc biên giới vào tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh của Ấn Độ và Tướng Wei Fenghe của Trung Quốc đã gặp nhau vào cuối ngày thứ Sáu, bên lề cuộc họp của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ở Moscow.

Cả hai nước nhất trí rằng “không bên nào nên thực hiện thêm bất kỳ hành động nào có thể làm phức tạp thêm tình hình hoặc leo thang vấn đề ở khu vực biên giới”, Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết trong một tuyên bố.

Wei Fenghe cho biết hai bên nên thúc đẩy hòa bình và ổn định và làm việc để hạ nhiệt căng thẳng hiện nay, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết trong một bản tin về cuộc gặp được đăng trên trang web của họ.

Tuy nhiên, ông nói rằng nguyên nhân cho những căng thẳng gần đây là “hoàn toàn thuộc về Ấn Độ”, đồng thời nói thêm rằng Trung Quốc quyết tâm bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ quốc gia của mình.

Trung Quốc kêu gọi Ấn Độ tăng cường kiểm soát các lực lượng tiền tuyến của mình, kiềm chế các hành động khiêu khích và “tránh cố tình thổi phồng và phổ biến thông tin tiêu cực”.

Tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc tồn tại nhiều thập kỷ qua. Gần đây căng thẳng gia tăng khi hai bên cáo buộc nhau xâm nhập Đường kiểm soát thực tế, dẫn đến xác cuộc đụng độ giữa lực lượng bảo vệ biên giới giữa hai bên.

Sau cuộc đụng độ lần đầu tiên xảy ra chết người vào giữa tháng 6, cả Ấn Độ và Trung Quốc được cho là đã huy động lực lượng lớn nhất trong khu vực kể từ khi hai nước tham chiến vào năm 1962 trên lãnh thổ tranh chấp ở phía tây dãy Himalaya.

Sau nhiều cuộc đàm phán căng thẳng không đạt kết quả, hồi tháng 8, một cuộc đụng độ mới tiếp tục xảy ra giữa quân đội hai bên nhưng không có báo cáo thương vong.

Trước bối cảnh căng thẳng có dấu hiệu leo thang, quan chức cao cấp của Ấn Độ và Trung Quốc đã gặp nhau bên lề hội nghị Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, để giải quyết xung đột biên giới gữa hai bên.

Phan Nguyên

Tin khác

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Sáu (26/4) cho biết ông sẽ tham gia tranh luận với ông Donald Trump, đối thủ Đảng Cộng hòa của ông trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Thế giới 24h
Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

(CLO) Hàng triệu người khắp Nam Á và Đông Nam Á tiếp tục phải chịu cái nóng gay gắt trong những ngày cuối tuần này.

Thế giới 24h
Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

(CLO) Triều Tiên hôm thứ Bảy (27/4) cáo buộc Mỹ chính trị hóa nhân quyền ở quốc gia Đông Á này, tố cáo cái mà họ gọi là âm mưu và khiêu khích chính trị.

Thế giới 24h
New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

(CLO) Các công tố viên New York hôm thứ Sáu (26/4) cho biết họ đã trả lại cho Campuchia và Indonesia 30 cổ vật bị cướp, bán hoặc chuyển nhượng trái phép bởi các mạng lưới ở Mỹ.

Thế giới 24h
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (26/4) nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên là "đối tác chứ không phải đối thủ", nhưng có "một số vấn đề" cần giải quyết trong mối quan hệ của giữa hai nước.

Thế giới 24h