ASEAN tổ chức hội nghị thượng đỉnh về Myanmar khi EU nới rộng lệnh trừng phạt

Thứ tư, 21/04/2021 19:02 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các nước Đông Nam Á sẽ thảo luận về cuộc khủng hoảng ở Myanmar tại hội nghị thượng đỉnh ở Jakarta, Indonesia vào thứ Bảy (24/4), trong bối cảnh bạo lực vẫn tiếp diễn tại Myanmar và các lệnh trừng phạt quốc tế tiếp tục nhắm vào nước này.

Người biểu tình tự vệ trước quân đội Myanmar ở Kale, vùng Sagaing, Myanmar - Ảnh: Reuters

Người biểu tình tự vệ trước quân đội Myanmar ở Kale, vùng Sagaing, Myanmar - Ảnh: Reuters

Bài liên quan

Nỗ lực từ ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 thành viên đã cố gắng để giúp Myanmar thoát khỏi cuộc xung đột đẫm máu sau khi quân đội lật đổ chính phủ đắc cử của bà Aung San Suu Kyi vào ngày 1/2.

Tuy nhiên, các nguyên tắc đồng thuận và không can thiệp vào công việc nội bộ của hiệp hội đã hạn chế cách thức đối với ứng phó với việc quân đội thực hiện các cuộc trấn áp mạnh mẽ khiến hàng trăm thường dân thiệt mạng.

Trong bối cảnh bạo lực diễn ra liên tục, ASEAN tổ chức hội nghị thượng đỉnh để bàn về tình hình Myanmar, nhằm tìm giải pháp cho cuộc xung đột. Theo Reuters, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha sẽ cử phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Don Pramudwinai tham dự. "Một số quốc gia khác cũng sẽ cử ngoại trưởng của họ", ông Prayuth cho biết.

Trong khi đó, người phát ngôn quân đội Myanmar Zaw Min Tun nói rằng, Thượng tướng Min Aung Hlaing sẽ tham dự hội nghị cấp cao ASEAN tại Jakarta vào ngày 24 tháng 4. Tuy nhiên, trong các thời kỳ cai trị quân sự trước đây, Myanmar thường cử thủ tướng hoặc ngoại trưởng đại diện tại các cuộc họp khu vực.

Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore và các quốc gia khác đều cố gắng kêu gọi và gây sức ép lên chính quyền quân sự để giảm xung đột giữa người biểu tình và lực lượng an ninh Myanmar.

Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Hishammuddin Hussein cho biết Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin, sẽ tham dự cuộc họp.

Ông nói với các phóng viên: “Chúng tôi hy vọng rằng với các cuộc thảo luận sắp tới tại Jakarta, Myanmar sẽ đồng ý chấp nhận các đại diện từ chủ tịch ASEAN là Brunei hoặc ban thư ký ASEAN tại Jakarta để quan sát và giúp Myanmar trở lại bình thường”.

Thượng tướng Min Aung Hlaing sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN ngày 24/4 tại Jakarta, Indonesia - Ảnh: Reuters

Thượng tướng Min Aung Hlaing sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN ngày 24/4 tại Jakarta, Indonesia - Ảnh: Reuters

Chính quyền quân sự bất hợp tác

Theo nhóm hoạt động của Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP), 738 người đã bị lực lượng an ninh Myanmar giết hại kể từ sau cuộc đảo chính.

Tờ báo địa phương Monywa Gazette cho biết, ít nhất sáu dân làng đã bị binh lính giết hại vào hôm thứ Ba (20/4) tại Yinmarpin thuộc vùng phía bắc Sagaing.

Quân đội Myanmar cho đến nay tỏ ra ít sẵn sàng can dự với các nước láng giềng trong việc làm giảm leo thang căng thẳng và cũng không có dấu hiệu muốn đàm phán với các thành viên của chính phủ bị lật đổ, cáo buộc một số người trong số họ là tội phản quốc và có thể bị trừng phạt bằng án tử hình.

Các chính trị gia ủng hộ dân chủ bao gồm các thành viên quốc hội bị lật đổ thuộc đảng của bà Suu Kyi hôm thứ Sáu tuần trước (16/4) đã tuyên bố thành lập Chính phủ Thống nhất Quốc gia (NUG).

Chính phủ mới trên danh nghĩa bao gồm bà Suu Kyi, người đã bị giam giữ kể từ cuộc đảo chính, cũng như các nhà lãnh đạo của các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ và các dân tộc thiểu số. NUG cho biết họ là cơ quan hợp pháp và đã yêu cầu sự công nhận của quốc tế và lời mời tham dự cuộc họp ASEAN thay cho nhà lãnh đạo quân đội.

Cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon kêu gọi người kế nhiệm của mình tham gia đàm phán trực tiếp với quân đội Myanmar để ngăn chặn bạo lực, đồng thời cho rằng các nước Đông Nam Á không nên coi tình trạng hỗn loạn như một vấn đề nội bộ của Myanmar.

Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres về Myanmar, Christine Schraner Burgener, đã liên lạc với quân đội kể từ cuộc đảo chính, nhưng chính quyền không cho phép bà đến thăm nước này.

Trong phản ứng cứng rắn nhất của mình, Liên minh châu Âu hôm thứ Hai (19/4) cho biết họ sẽ áp đặt lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản đối với 9 thành viên của Hội đồng lãnh đạo nhà nước của quân đội, được thành lập một ngày sau cuộc đảo chính, cũng như Bộ trưởng Thông tin U Chit Naing.

Quyết định này tuân theo các biện pháp tương tự của Hoa Kỳ. Ông Min Aung Hlaing và Myint Swe, người đã giữ quyền tổng thống kể từ cuộc đảo chính, đã bị EU đưa vào danh sách đen hồi tháng trước.

Chấn Phong

Tin khác

Pháp thử nghiệm dùng AI để giám sát Olympic 2024

Pháp thử nghiệm dùng AI để giám sát Olympic 2024

(CLO) Ngày 19/4, cảnh sát Pháp tuyên bố sẽ thử nghiệm khả năng giám sát được hỗ trợ bởi AI tại các sự kiện ở thủ đô Paris để chuẩn bị cho Olympic 2024.

Thế giới 24h
Hạ viện Mỹ sắp bỏ phiếu gói viện trợ 'khổng lồ' cho Ukraine và Israel

Hạ viện Mỹ sắp bỏ phiếu gói viện trợ 'khổng lồ' cho Ukraine và Israel

(CLO) Ngày 19/4, Hạ viện Mỹ đã thông qua việc bỏ phiếu cho gói viện trợ 95 tỷ USD cho Ukraine, Israel và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào thứ Bảy, sau khi gói này bị trì hoãn trong nhiều trong nhiều tháng.

Thế giới 24h
Mỹ trừng phạt quan chức và tổ chức Israel vì gây bạo lực ở Bờ Tây

Mỹ trừng phạt quan chức và tổ chức Israel vì gây bạo lực ở Bờ Tây

(CLO) Mỹ hôm thứ Sáu (19/4) đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một quan chức Israel và hai tổ chức quyên tiền cho những người định cư Israel, cáo buộc họ có các hoạt động bạo lực ở Bờ Tây bị chiếm đóng.

Thế giới 24h
WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

(CLO) Chủng virus cúm gia cầm H5N1 đã được phát hiện với nồng độ rất cao trong sữa nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hôm thứ Sáu (19/4), mặc dù chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Thế giới 24h
Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

(CLO) Các hãng hàng không đã thay đổi đường bay qua Iran, hủy một số chuyến bay, do lo ngại về an ninh sau cuộc tấn công của Israel vào Iran.

Thế giới 24h