(CLO) Phóng viên ảnh Nguyễn Khánh, báo Tuổi Trẻ luôn là môt trong những người tiên phong đến những nơi "nóng" nhất của dịch bệnh Covid-19, để ghi lại được những tác phẩm kịp thời, chân thực và giá trị nhất.
Mỗi chuyến đi là thêm một kỷ niệm để sau này kể cho nhau nghe
Từng tác nghiệp trong nhiều sự kiện diễn ra trong nước và quốc tế, nhưng có lẽ đối với phóng viên trẻ Nguyễn Khánh, tác nghiệp trong dịch bệnh Covid-19 là kỷ niệm khó quên hơn cả. Đi tác nghiệp vào mùa dịch có nhiều khó khăn gian khổ nhưng "mỗi chuyến đi lại thêm một kỷ niệm để sau này kể cho nhau nghe” – Nguyễn Khánh cười, chia sẻ.
Khác với các phóng viên viết, công việc của các phóng viên ảnh có những đặc thù hơn, không chỉ cần có mặt kịp thời đúng lúc tại sự kiện mà còn phải chọn vị trí để hình ảnh đảm bảo yếu tố thông tin, cô đọng nhưng cũng phải gần gũi, rõ nét dễ hiểu.
Lăn lộn ở mọi "chiến trường", nhiều khi xuất phát từ nửa đêm để kịp sáng sớm có mặt, cứ nhận được nhiệm vụ là anh lại lên đường. Những ngày đầu xuân năm 2020, khi mọi người còn trong kỳ nghỉ Tết, anh đã lên đường đến tới vùng biên giới. Thời điểm đó tại thành phố Vũ Hán dịch bắt đầu bùng phát, nhiều người Việt ở Trung Quốc lo lắng. Mọi hoạt động giao thương đều tạm ngừng.
Cũng chính thời điểm đó anh nhận được chỉ đạo từ phía lãnh đạo báo là phải lên đường để có được những thông tin mới nhất về vùng biên.
Một tổ chốt chặn phòng chống dịch tại mốc 112 huyện Mường Khương - Lào Cai đang chuẩn bị bữa tối. Ảnh Nguyễn Khánh
Nguyễn Khánh và một vài đồng nghiệp di chuyển từ Hà Nội từ sáng sớm, đến gần trưa tới Lào Cai và ngay lập tức anh tiếp cận được một đoàn công tác của Bộ đội biên phòng để đến một "chốt chặn" các trường hợp vượt biên trái phép. Nguyễn Khánh cho biết: "Hàng ngày chứng kiến cảnh sinh hoạt của các chiến sĩ ở những nơi bìa rừng chúng tôi mới đồng cảm và chia sẻ được với những khó khăn thiếu thốn của anh em, khi họ phải túc trực 24/24h trong cái lạnh thấu xương, mình cũng thấy chạnh lòng".
Khi ba từ "đi cách ly" còn rất mới mẻ với tất cả mọi người, Lào Cai đã là một trong những địa phương đầu tiên có các khu cách ly tập trung. Để có thông tin chính xác về nơi này, anh đã tìm đến các đơn vị quân đội đang cách ly người trở về từ nước ngoài. Thủ tục vào những khu vực này rất chặt chẽ, "Cùng với giấy giới thiệu, thẻ nhà báo tôi phải liên hệ nhiều lần với lãnh đạo Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng mới được đồng ý vào tác nghiệp" – Nguyễn Khánh chia sẻ.
Cảm nhận đầu tiên tại khu vực cách ly là một không khí ảm đạm, "Bản thân tôi lúc đầu cũng thấy phân vân vì không biết tiếp xúc gần như vậy sẽ như thế nào, nhưng khi có mặt tại đó đến ngày hôm sau, được chứng kiến hình ảnh người dân trong khu cách ly đeo khẩu trang, xếp hàng tập thể dục với tiếng nhạc sôi động đã xua tan bao lo lắng trong tôi" Nguyễn Khánh nói.
Những người dân bị cách ly tại trường quân sự tỉnh Lào Cai đang tập thể dục. Ảnh Nguyễn Khánh
Loạt ảnh về cuộc sống ở khu cách ly sau khi được đăng tải trên báo Tuổi Trẻ đã nhận được rất nhiều tương tác từ độc giả, giúp họ hiểu rõ hơn, hiểu đúng hơn về điều kiện cuộc sống ở khu cách ly.
Cơ hội tác nghiệp sự kiện lớn chỉ diễn ra trong 5 đến 10 phút
Đi tác nghiệp nhiều nơi trong mùa dịch, nhưng lần tác nghiệp tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (NĐTƯ) đã để lại ấn tượng rất đặc biệt cho Nguyễn Khánh. Theo chỉ đạo của toà soạn anh đến Bệnh viện NĐTƯ để tham dự buổi làm việc của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn với lãnh đạo, y bác sỹ đang công tác tại đây. Buổi làm việc tưởng chừng sẽ kết thúc sớm, nhưng ngay sau đó lãnh đạo Bộ Y tế muốn đi thăm sức khỏe của các bệnh nhân Covid-19.
Nhiều phóng viên cũng e dè khi tiếp cận khu vực này, đến bệnh viện có thể an toàn nhưng khi vào khu cách ly đặc biệt là chuyện hoàn toàn khác, bất cứ ai cũng đối mặt với những rủi ro. “Lúc đó trong đầu tôi chỉ nghĩ rằng, mình cần phải vào đó để truyền tải những hình ảnh này đến với độc giả, vì tới nay chưa ai biết trong đó như thế nào cả” – Khánh cho biết.
Phóng viên Nguyễn Khánh tác nghiệp tại BV nhiệt đới Trung ương- nơi điều trị cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19. Ảnh Lê Hùng
Khi vào bệnh viện các phóng viên thường chuẩn bị cho mình quần áo, gang tay, trang phục bảo hộ từ nhà nhưng vào khu vực cách ly đặc biệt có các bệnh nhân Covid-19 phóng viên phải sử dụng trang phục bảo hộ của riêng bệnh viện và tuân thủ nghiêm các quy định tại đây. “Bước vào những căn phòng “cách ly đặc biệt” trong đầu tôi thoáng chốc cũng hơi bị ngợp vì tâm lý lo lắng, nhưng sau một vài giây tôi tự trấn tĩnh lại, tôi hiểu rằng cơ hội tác nghiệp khu vực này không phải dễ dàng, tất cả chỉ diễn ra trong 5 đến 10 phút, bạn phải thực sự tập trung và phải gạt bỏ nỗi sợ hãi” – Nguyễn Khánh chia sẻ. Đi cùng đoàn đến khu vực cách ly tại tầng 6 nơi chủ yếu dành cho các bệnh nhân dương tính có sức khỏe tốt, sau đó là tầng 1 khu vực của những bệnh nhân bị nặng. “Dù ở cùng phòng với bệnh nhân nhưng tôi cố gắng giữ một khoảng cách an toàn giữa mình và các bệnh nhân. Sau khi rời khỏi phòng cách ly, chúng tôi gần như tắm cồn cho máy móc cũng như bản thân. Mấy anh em nói vui với nhau, giờ anh em mình là đối tượng F1 rồi” - Nguyễn Khánh cho biết. Nhiều phóng viên, khi tiếp xúc với các y bác sỹ trên tuyến đầu chống dịch đều có tâm lý chung là tin tưởng vào năng lực của các y bác sỹ. Đối với ca bệnh nặng đều được các bác sĩ đầu ngành từ rất nhiều bệnh viện hội chuẩn trực tuyến để tìm ra giải pháp điều trị tối ưu nhất. Các nội dung được xây dựng một cách khoa học và luôn tuân thủ triệt để các biện pháp cách ly cũng như điều trị bệnh nhân, đây cũng là điều khiến phóng viên yên tâm nhất khi đi tác nghiệp.
Các bệnh nhân dương tính với Covid-19 đang được điều trị tại BV Nhiệt đới Trung ương. Ảnh Nguyễn Khánh
Để không choáng ngợp khi bị “ném” vào một sự kiện lớn
Nguyễn Khánh cho rằng, để có được phóng sự ảnh, không đơn giản là chụp cho đủ số lượng hình mà hình ảnh đó phải lột tả được nội dung và mang lại cảm xúc. Ảnh thời sự không cứng nhắc theo tỷ lệ vàng mặc định sẵn mà nó còn phải thể hiện đúng thần thái, tâm trạng, tính cách của từng nhân vật.
Gần 10 năm làm phóng viên ảnh, Nguyễn Khánh đã có không ít giải thưởng lớn nhỏ, nhưng phần thưởng lớn lao nhất với anh lại là việc đã mang đến cho người xem những thông tin giàu xúc cảm, đồng thời có khả năng tác động lớn đến xã hội, được dư luận quan tâm và đánh giá cao. Làm được điều ấy, phải là một quá trình rèn luyện mà điều quan trọng là bạn phải thực sự tập trung và chăm chút từ những sự kiện nhỏ nhất. Bạn làm tốt ở những sự kiện quy mô nhỏ thì sẽ không bị choáng ngợp khi bị “ném” vào một sự kiện lớn.
Đôi bàn tay nắm chặt của một bệnh nhân với bác sĩ BV Bạch Mai ngay trong thời điểm BV đang bị cách ly. Ảnh Nguyễn Khánh
Chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình tác nghiệp, Khánh cho biết "phải là người đánh giá và biết phán đoán vấn đề, trong hàng chục con người trước mắt bạn, bạn phải biết ai là nhân vật chính, ai là người đang được độc giả săn đón nhất, hãy luôn hướng ống kính vào họ và phải thực sự tập trung, hãy sẵn sàng bỏ qua những gì ít quan trọng hơn”.
Bên cạnh việc rèn luyện để có kinh nghiệm, một thể lực dồi dào cũng là điều không thể thiếu đối với một phóng viên ảnh. "không có giải pháp nào khác là bắt buộc mình phải thể dục thường xuyên, mình làm việc để cống hiến nhưng điều đó không có nghĩa là mình phải đánh đổi tất cả, mọi thứ phải được cân bằng giữa công việc và gia đình, tình yêu...vì cuộc sống còn rất điều thú vị khác nữa", anh cho biết.
Nghề báo nói chung, nghề phóng viên ảnh nói riêng, đầy vất vả, cam go, tác nghiệp trong mùa dịch bệnh, những vất vả, rủi ro ấy càng lớn. Nhưng sự ủng hộ , đồng hành của bạn bè đồng nghiệp, gia đình và độc giả của báo Tuổi Trẻ, đã là nguồn động lực để những phóng viên như Nguyễn Khánh thêm gắn bó với nghề. Thời gian có thể trôi đi, những sự kiện nối theo nhau hàng ngày hàng giờ, nhưng đồng nghiệp và độc giả sẽ không thể nào quên những bức ảnh đắt giá mà Nguyễn Khánh đang mang đến trong mùa dịch này.
Sáng 9/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng đã tổ chức Gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
(CLO) Dưới tiết trời nắng gắt, các chiến sĩ Đội pháo lễ, Lữ đoàn 96, Binh chủng pháo binh vẫn hăng say tập luyện tại khu vực Bến Bạch Đằng, quận 1, TP HCM để có những màn pháo lễ trọn vẹn nhất cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
(CLO) Bà Chu Hải Yến – Phó Tổng Giám đốc CTCP Sữa Quốc tế (IDP) – vừa đăng ký bán toàn bộ 15.000 cổ phiếu IDP đang nắm giữ, trong bối cảnh công ty đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 giảm hơn một nửa và chuẩn bị mua lại cổ phiếu quỹ.
(CLO) Trong cuộc gặp gỡ với báo chí sau hội đàm cùng với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sanchez cho biết sẽ hỗ trợ khoảng 300 triệu Euro để các doanh nghiệp Tây Ban Nha tăng cường hiện diện tại Việt Nam.
(CLO) Đoạn video ngắn mới xuất hiện trên mạng xã hội Trung Quốc hôm 7/4 đã hé lộ hình ảnh cận cảnh của một máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo được cho là J-36 – loại máy bay ba động cơ không cánh đuôi.
(CLO) Theo dữ liệu mới nhất từ Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh Châu Âu, tháng Ba năm 2025 đã trở thành tháng 3 nóng nhất từng được ghi nhận tại Châu Âu.
(CLO) Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã lên tiếng về tình hình nhân đạo nghiêm trọng tại Dải Gaza, nhấn mạnh rằng "người dân đang mắc kẹt trong một vòng xoáy chết chóc vô tận" do các cuộc không kích mới của Israel và lệnh cấm vận đối với viện trợ cần thiết.
(CLO) Sáng 9/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã chứng kiến lễ trao các văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành, cơ quan hai nước.
(CLO) Hà Nội hiện nay có tới 144 cầu tạm, cầu yếu, cầu dân sinh. Trong đó, có một số cây cầu đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng hằng ngày vẫn 'gồng gánh' nhu cầu giao thông của người dân.
(CLO) Chính phủ giao Bộ Xây dựng ban hành hướng dẫn để thống nhất việc rà soát, đánh số và gắn biển số nhà trên toàn quốc, đảm bảo khoa học và đồng bộ ở cả đô thị, nông thôn lẫn miền núi.
(CLO) Đầu tháng 4 hàng năm, người dân trồng hoa làng Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lại tất bật vào vụ thu hoạch hoa loa kèn để kịp cung ứng ra thị trường tiêu thụ cho người dân trong cả nước.
(CLO) Khoảng 16h15 ngày 8/4, anh Thanh, trú tại xã Quảng Trị, huyện Đạ Huoai, điều khiển xe máy lưu thông trên đường Trần Phú (thị trấn Lộc Thắng) theo hướng về tỉnh lộ 725. Khi đến vòng xoay ngã 5 để rẽ vào xã Lộc Ngãi, xe máy của anh bất ngờ va chạm với một xe đầu kéo (chưa rõ danh tính tài xế) đang di chuyển cùng chiều và rẽ về hướng quốc lộ 20.
(CLO) Giữa 'biển' thông tin ngập tràn, một nghịch lý đang diễn ra: nhiều cơ quan báo chí sản xuất ồ ạt nội dung, nhưng lại đi chệch hướng nhu cầu thực sự của độc giả, khiến thông tin trở nên 'bội thực' và thiếu tính cá nhân hóa.
(CLO) Công tác tuyên truyền của các cơ quan báo chí ở nhiều địa phương trong thời gian qua tiếp tục được tăng cường đổi mới, góp phần bảo đảm mục tiêu quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường bền vững.
(CLO) Chiều 8/4, bà Kamitani Naoko, Bí thư thứ nhất, Vụ trưởng Vụ Báo chí và Văn hóa Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã có buổi làm việc với Tổng biên tập Báo điện tử VietnamPlus.
(CLO) Ngày 8/4, nhà báo Vũ Hoài Nam, Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) cùng đoàn công tác của Báo tổ chức Lễ bàn giao căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hộ gia đình bà Lâm Thị Chắt (71 tuổi) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại thôn Hợp Thành, xã Nam Trung, tỉnh Thái Bình.
(CLO) Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X sẽ chính thức khởi tranh từ ngày 11 đến 22/4 trên sân vận động quận Hoàng Mai (Trung tâm Văn hóa Thể thao Tây Nam Linh Đàm, Hà Nội).
(CLO) Chiều ngày 8/4, Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí Phật giáo toàn quốc lần thứ nhất - năm 2024 đã tổ chức phiên họp tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, nhằm đánh giá, thảo luận và lựa chọn các tác phẩm xuất sắc để tiến hành trao giải.
(CLO) Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo ngày càng thể hiện khả năng sáng tạo nội dung, câu hỏi về vai trò và tương lai của nhà báo đã trở thành tâm điểm của buổi tọa đàm "Nhà báo là ai? Báo chí đi về đâu khi AI sáng tạo nội dung ngày càng giỏi?"
(CLO) Nhà báo Bùi Tấn Sỹ khẳng định: “Mỗi tác phẩm, người làm truyền hình phải xây dựng kịch bản khác nhau, phải đặt tâm huyết mình vào đó và phải có sức sáng tạo riêng, có điểm nhấn, có nút thắt, có mẫu thuẫn để từ đó tạo ra câu chuyện và nhân vật đầy màu sắc”.
(CLO) Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 230 phóng viên thuộc 57 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025.
(CLO) Vượt qua những tường thuật hời hợt, báo chí dữ liệu đang mở ra một kỷ nguyên mới trong việc khám phá và giải mã thông tin. Theo ông Bùi Công Duyến, Giám đốc Sản phẩm Tòa soạn hội tụ ONECMS, để lĩnh vực này thực sự bứt phá, cần giải quyết bài toán về nhân lực, dữ liệu và công nghệ.