Đấu tranh phòng chống tham nhũng: Cuộc chiến không dừng, không nghỉ, không chùng xuống!

Bài cuối: Trung ương đã và đang làm quyết liệt, địa phương cũng phải quyết liệt

Thứ ba, 15/12/2020 12:39 PM - 0 Trả lời

(CLO) Về công tác PCTN,Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Phải tập trung vào làm, hành động, thực hiện, không chỉ là lời nói, mà phải bằng những việc làm hết sức cụ thể, thiết thực, hiệu quả, nhìn thấy được trong thực tế; Trung ương đã và đang làm quyết liệt, địa phương cũng phải quyết liệt.

LTS: Kể khi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN) đến nay, nhất là sau hơn 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, cuộc đấu tranh PCTN được lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện ráo riết, quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, toàn diện, bài bản, đi vào chiều sâu. Có thể nói, “cuộc cách mạng” trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đã trở thành phong trào, xu thế, được cán bộ, đảng viên, nhân dân đồng tình, hưởng ứng, đánh giá cao, được các tổ chức quốc tế ghi nhận.

Bài liên quan

1. Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo kịp thời, kiên quyết, sát sao của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng (PCTN), nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp đã được phát hiện, khởi tố, xử lý nghiêm minh theo hướng làm rõ đến đâu, xử lý đến đó được Quốc tế đánh giá cao.

Năm 2019, Việt Nam đạt 37/100 điểm, tăng 4 điểm so với năm 2018, đứng thứ 96/180 trên bảng xếp hạng toàn cầu. Nguồn: Tổ chức Minh bạch Quốc tế.

Năm 2019, Việt Nam đạt 37/100 điểm, tăng 4 điểm so với năm 2018, đứng thứ 96/180 trên bảng xếp hạng toàn cầu. Nguồn: Tổ chức Minh bạch Quốc tế.

Theo số liệu do Tổ chức Minh bạch thế giới (TI) công bố, Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) của Việt Nam trong những năm gần đây đã tăng lên. Cụ thể, năm 2019, chỉ số CPI của Việt Nam đã đạt 37/100 điểm, tăng 4 điểm so với năm 2018, đứng thứ 96/180 quốc gia, vùng lãnh thổ trong bảng xếp hạng toàn cầu, tăng 21 bậc so với năm 2018. Đây là mức điểm cao nhất mà TI đánh giá đối với Việt Nam và là năm có mức tăng điểm cao nhất từ trước đến nay; cũng là sự khẳng định những kết quả tích cực trong công tác PCTN ở Việt Nam.

Trong báo cáo về công tác PCTN 2020 của Chính phủ tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV do Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái trình bày cũng nêu nhiều kết quả nổi bật. Cụ thể: Toàn ngành thanh tra đã triển khai 6.875 cuộc thanh tra hành chính và 210.199 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.

Qua thanh tra đã chấn chỉnh quản lý, kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; phát hiện nhiều vi phạm; kiến nghị thu hồi 44.582 tỷ đồng và trên 1.401 ha đất; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính 2.656 tập thể và nhiều cá nhân, chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 155 vụ, 135 đối tượng (so với cùng kỳ năm 2019, tăng 53 vụ).

Ông Lê Minh Khái cũng cho biết, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính 54.770,44 tỷ đồng; chuyển hồ sơ 4 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang Cơ quan điều tra; 2 vụ việc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật; cung cấp 101 báo cáo kiểm toán và các tài liệu có liên quan cho các cơ quan chức năng.

Cùng với đó, các Cơ quan công an cũng đã thụ lý điều tra 531 vụ án, 1.245 bị can phạm tội về tham nhũng, trong đó khởi tố mới 290 vụ, 616 bị can (tăng 70 vụ, 101 bị can so với cùng kỳ năm 2019). Viện Kiểm sát Nhân dân các cấp thụ lý giải quyết 350 vụ/962 bị can; đã giải quyết 246 vụ/692 bị can, đạt 75,4%.  Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 436 vụ với 1.175 bị cáo; đã xét xử sơ thẩm 269 vụ, 645 bị cáo phạm các tội tham nhũng.

Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái.

Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái.

 2. Với những kết quả được Quốc tế và nhân dân cả nước ghi nhận, có thể nói công tác PCTN đã thực sự đi vào chiều sâu, thể hiện quyết tâm PCTN của Đảng và Nhà nước với một cuộc đấu tranh “không chững lại, không chùng xuống”. Tuy nhiên, việc đấu tranh với tham nhũng trong thời gian qua còn nhiều tồn tại, hạn chế, thậm chí bộc lộ sự gia tăng ở một số địa phương với thủ đoạn tham nhũng ngày một tinh vi, phức tạp.

Trình bày Báo cáo thẩm tra về công tác PCTN 2020 của Chính phủ trước Quốc hội, bà Lê Thị Nga - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho biết, số vụ án tham nhũng được phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử còn chưa phản ánh đúng thực trạng tình hình tham nhũng.

Đặc biệt, việc phát hiện tham nhũng thông qua công tác tự kiểm tra nội bộ, kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới là khâu yếu tồn tại nhiều năm, nhưng vẫn chưa được khắc phục.

Cùng với đó, hoạt động của các đơn vị chuyên trách chống tham nhũng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu; số vụ việc, vụ án tham nhũng do cơ quan điều tra chuyên trách phát hiện, khởi tố, điều tra còn ít. Việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm về tham nhũng chưa đạt chỉ tiêu Quốc hội giao.

Bà Lê Thị Nga - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.

Bà Lê Thị Nga - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.

Điển hình cho việc tiêu cực ngay chính trong cơ quan PCTN phải kể đến vụ việc xảy ra tại Bộ Xây dựng. Theo đó, 4 cán bộ gồm: Nguyễn Thị Kim Anh (Phó Trưởng phòng phòng chống tham nhũng - thanh tra Bộ Xây dựng); Nguyễn Thị Kim Liên (cán bộ phòng thanh tra xây dựng 3); Đặng Hải Anh (chuyên viên phòng thanh tra xây dựng 2) và Nguyễn Thị Thùy Linh (thành viên đoàn thanh tra) đã bị truy tố về tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" khi có hành vi “vòi tiền” trong quá trình thanh tra tại huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc).

Cùng với đó, việc thực thi pháp luật phòng, chống tham nhũng có lúc, có nơi còn chưa nghiêm, tự phát hiện, xử lý tham nhũng trong nội bộ chưa đáp ứng yêu cầu.

Trước Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu thẳng thắng nhận xét: Việc thực hiện các quy định về định mức, chế độ thanh toán không dùng tiền mặt, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng và một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng vẫn chưa thực sự hiệu quả.

Tình trạng lợi dụng sơ hở của cơ chế, chính sách để nhũng nhiễu, gây phiền hà cho dân, doanh nghiệp nhóm lợi ích, bảo kê vẫn diễn ra, xuất hiện tình trạng lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để trục lợi tham nhũng, gây bức xúc, bất bình trong xã hội.

Năm 2020, tiếp tục xảy ra một số vụ việc tiêu cực ngay trong một số cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, làm ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật và lòng tin của nhân dân.

Đại biểu Quốc hội Mùa A Vảng (Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên).

Đại biểu Quốc hội Mùa A Vảng (Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên).

3. Từ những hạn chế nêu trên, nhiều đại biểu Quốc hội, chuyên gia, người đứng đầu các ngành… đã “hiến kế” để Đảng và Nhà nước đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa đối với loại “tội phạm” tham nhũng.

Trao đổi với phóng viên báo NB&CL về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Mùa A Vảng (Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên) cho biết, trong thời gian qua, công tác PCTN đã đạt được nhiều kết quả rất quan trọng, đặc biệt là trong nhiệm kỳ này; được cử tri và nhân dân đồng tình ủng hộ.  Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang bị xếp hạng tham nhũng ở mức cao. 

Thời gian tới, theo đại biểu Vảng phải tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp như bài phát biểu của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác PCTN giai đoạn 2013 - 2020.

“Như chúng ta biết tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV đã thông qua Luật phòng chống tham nhũng với rất nhiều nội dung mới, trong đó bổ sung thêm nhiều hành vi tham nhũng. Nếu mỗi cán bộ, đảng viên đều chấp hành tốt quy định luật phòng chống tham nhũng và luật pháp nói chung thì sẽ góp phần rất tích cực trong công tác PCTN trong thời gian tới”, đại biểu Mùa A Vảng nói.

Đại biểu Mùa A Vảng cũng nêu rõ, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách, như: Trong quản lý đầu tư, đặc biệt là đầu tư công; trong công tác cán bộ, phát huy vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, nâng cao cơ chế giám sát của cộng đồng.

“Đối với miền núi, vùng dân tộc thiểu số, tôi nhận thấy rằng phải tiếp tục quan tâm việc nâng cao trình độ dân trí để người dân hiểu và biết vị trí vai trò của mình giám sát thực hiện chính sách, pháp luật và trong công tác PCTN, làm sao để dân biết, dân bàn, dân kiểm tra được”, đại biểu Vảng nhấn mạnh.

Tiến sĩ Đinh Văn Minh – Vụ Trưởng Vụ pháp chế (Thanh tra Chính Phủ).

Tiến sĩ Đinh Văn Minh – Vụ Trưởng Vụ pháp chế (Thanh tra Chính Phủ).

Tiến sĩ Đinh Văn Minh – Vụ Trưởng Vụ pháp chế (Thanh tra Chính Phủ) khẳng định, Đảng và Nhà nước xác định cuộc đấu tranh PCTN là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, cho nên các giải pháp, biện pháp hiện nay phải toàn diện.

Cụ thể: Thứ nhất, phải quán triệt và thực hiện đầy đủ các Nghị quyết chỉ đạo, định hướng của Đảng trong công tác đấu tranh PCTN. Đặc biệt giải pháp hiện nay được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhấn mạnh đó là “xây dựng liêm chính” mà giáo dục đạo đức của cán bộ công chức trong các cơ quan Nhà nước là gốc của vấn đề. 

Thứ hai, cần tiếp tục việc “công khai, minh bạch”. “Tôi đánh giá Việt Nam tiến bộ rất nhanh trong vấn đề công khai minh bạch; tuy nhiên, với số điểm 37/100 (do TI xếp hạng và công bố) thì vẫn được coi là tiềm tàng, có nguy cơ xảy ra tham nhũng cho nên phải tiếp tục làm tốt hơn nữa công khai, minh bạch”, Tiến sĩ Minh nói.

Theo Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra Chính phủ thì tham nhũng là lợi dụng quyền hạn để vụ lợi; bởi vậy, công khai, minh bạch nhằm đặt các hoạt động công quyền dưới sự kiểm soát của người dân, của xã hội, của cơ quan nhà nước. Cho nên, cần làm tốt và nâng cao giá trị của điểm công khai, minh bạch.

Tiến sĩ Đinh Văn Minh nhắc lại Lênin đã từng nói rằng: “Công khai, minh bạch như thanh bảo kiếm chữa lành các vết thương do chính nó gây ra”.

Thứ ba, cần “tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý” để làm sao để không có cơ hội cho những người tham nhũng lợi dụng.

Tiến sĩ Minh nêu ví dụ: Thực tế các vụ án tham nhũng được phát hiện và xử lý gần đây cho thấy có những lỗ hổng rất lớn trong công tác quản lý cán bộ, trong công tác quản lý tài sản, đất đai của Nhà nước. Cho nên phải hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý và đây cũng là nền tảng đề phòng ngừa tham nhũng một cách cơ bản, lâu dài.

“Giống như chúng ta hay nói là làm sao để cho người có chức vụ và quyền hạn không thể tham nhũng được”, Tiến sĩ Minh nêu.

Thứ tư, phải phát huy sức mạnh, vai trò, nâng cao nhận thức của người dân trong PCTN. Thu hút sự đông đảo của người dân tham gia vào việc giám sát bộ máy công quyền. Trong đó, nâng cao cơ chế giám sát của cơ quan báo chí, thiết chế giám sát của người dân để cùng các thiết chế của Nhà nước kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi tham nhũng. Giúp cho Nhà nước có các biện pháp kịp thời để xử lý.

Đồng thời, cần tăng cường hợp tác quốc tế trong cuộc đấu tranh PCTN, đặc biệt là liên quan đến thu hồi tài sản, truy tìm đối tượng tham nhũng bỏ trốn…

Tiến sĩ Minh cho biết, mới đây nhất có Nghị định 130/2020/NĐ-CP về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đây là biện pháp rất quan trọng để có thể phát hiện những điều bất thường trong việc gia tăng tài sản, qua đó, phát hiện những hành vi tham nhũng, xử lý những người tham nhũng.

Ông Minh nhấn mạnh: “Điều quan trọng hơn nữa, đó là việc tăng cường kiểm soát tài sản sẽ đảm bảo cho việc thu hồi tài sản sau này nếu kết luận người nào đó có hành vi tham nhũng. Bởi thu hồi tài sản được cho là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả trong công tác PCTN”.

Có thể thấy rằng, phong trào đấu tranh PCTN đã thực sự trở thành phong trào quần chúng, xu thế. Đảng ta cũng xác định cuộc chiến đấu tranh PCTN sẽ không dừng, không nghỉ, không chùng xuống; xử lý nghiêm dù bất kể người đó là ai, sẽ không có ngoại lệ, không có vùng cấm.

Đồng chí Phan Đình Trạc Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương cho rằng: Công tác đấu tranh PCTN tuy đạt được nhiều kết quả rất quan trọng, nhưng tham nhũng trên một số lĩnh vực vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, gây bức xúc trong xã hội; tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta.

Do đó, Trưởng Ban Nội chính Trung ương yêu cầu thực hiện nghiêm chỉ đạo như phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là: Phải tập trung vào làm, hành động, thực hiện, không chỉ là lời nói, trên giấy tờ, hô hào chung chung, mà phải bằng những việc làm hết sức cụ thể, thiết thực, hiệu quả, nhìn thấy được trong thực tế; Trung ương đã và đang làm quyết liệt, địa phương cũng phải quyết liệt.

Công tác chỉ đạo của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật không thiếu, nhưng cần nhất hiện nay là sự tự giác, sự thống nhất cao về ý chí và hành động.

Các cấp ủy, tổ chức đảng, các bộ, ngành, địa phương, người đứng đầu cấp ủy và chính quyền phải vào cuộc đồng bộ với quyết tâm cao và quyết liệt hơn.

Quốc Trần

Tin khác

Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Tin tức
Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

(CLO) Giai đoạn 2021 - 2025 sẽ khởi công 07 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp gồm: Thủy điện Hòa Bình MR, thủy điện Ialy MR, nhiệt điện Quảng Trạch I, thủy điện Trị An MR, thủy điện tích năng Bác Ái và điện mặt trời Phước Thái 2, 3.

Tin tức
Hà Nội tăng cường xe buýt phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Hà Nội tăng cường xe buýt phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ 30/4, 1/5, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội đã xây dựng kế hoạch vận tải hành khách công cộng phục vụ Nhân dân.

Tin tức
Xem xét hỗ trợ phí khi làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

Xem xét hỗ trợ phí khi làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

(CLO) Dự kiến, kỳ họp thứ 16 HĐND TP Hà Nội (kỳ họp chuyên đề) sẽ xem xét, quyết nghị 08 nội dung, trong đó có Nghị quyết về “Hỗ trợ phí yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp khi công dân thực hiện thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID”.

Tin tức
Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO thăm và làm việc tai Ninh Bình

Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO thăm và làm việc tai Ninh Bình

(CLO) Ngày 26/4, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn đã tiếp và làm việc với Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu cùng đoàn công tác nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam, tham dự Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

Tin tức