Biển Đông - Khát vọng hòa bình!

Bãi Tư Chính - Sức mạnh chính nghĩa của Việt Nam trên Biển Đông

Thứ năm, 19/09/2019 09:47 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Bãi Tư Chính nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam. Đây là vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982”.

Bài liên quan

Đó là sự thật không thể bác bỏ cũng như cho thấy sức mạnh chính nghĩa của Việt Nam trên Biển Đông.

Bãi Tư Chính không phải và chưa bao giờ là vùng biển tranh chấp

Ngày 19/7/2019, trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến diễn biến ở khu vực Biển Đông, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã nhấn mạnh: “Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 08 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của UNCLOS 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực”.

Các bãi ngầm Tư Chính cùng các bãi ngầm và đá ngầm ở khu vực này là một phần không thể tách rời của thềm lục địa Việt Nam về phía Đông Nam, ngăn cách với quần đảo Trường Sa của Việt Nam bằng một rãnh sâu nên theo Công ước UNCLOS 1982, nó hoàn toàn không thuộc quần đảo Trường Sa. Khu vực bãi ngầm Tư Chính của Việt Nam được các luật sư công pháp quốc tế khẳng định, hoàn toàn không nằm trong khu vực chồng lấn chủ quyền của Trung Quốc. Cho nên, bãi Tư Chính chưa hề và chưa bao giờ là khu vực tranh chấp chủ quyền. 

bai tu chinh  suc manh chinh nghia cua viet nam tren bien dong hinh 1

Bãi Tư Chính trên thềm lục địa Việt Nam, đã được Việt Nam sử dụng và khai thác đặc quyền kinh tế một cách ổn định và từ lâu, chứ không phải bây giờ mới có, mới xuất hiện tuyên bố chủ quyền, càng không phải khu vực đang có tranh chấp trên biển. Do vậy, càng không cớ gì để Trung Quốc hay bất cứ nước nào khác biến vùng không hề có tranh chấp trở thành có tranh chấp và gây căng thẳng khiến tình hình Biển Đông tiếp tục nóng lên từ tháng 7/2019. 

Nói cách khác vùng biển mà nhóm tàu Hải Dương 08 của Trung Quốc đang hoạt động trái phép hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được quy định tại Công ước UNCLOS 1982 mà chính Trung Quốc đã ký kết tham gia và cam kết có trách nhiệm tuân thủ. Là một cường quốc, nước lớn trong khu vực và trên thế giới, Trung Quốc càng cần nêu gương, thể hiện trách nhiệm nghiêm túc thực hiện những gì mà chính Trung Quốc đã cam kết, ký kết tham gia Công ước Liên Hợp quốc này.

Theo TS. Trần Công Trục - nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ, qua nghiên cứu, đối chiếu với những quy định của UNCLOS 1982, Luật Biển Việt Nam năm 2012, cũng như các tiền lệ pháp lý, đặc biệt là Phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế The Hague năm 2016, khẳng định trên của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam có căn cứ pháp lý rõ ràng. Bởi vì, khu vực phía Nam Biển Đông được đề cập là khu vực bãi cạn Tư Chính, Vũng Mây, Quế Đường, Huyền Trân… ở cách đường cơ sở thẳng dùng để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam công bố năm 1982 dưới 200 hải lý, thậm chí có khu vực ở cách đường bờ biển ven bờ lục địa đối diện cũng xấp xỉ khoảng trên dưới 200 hải lý.

bai tu chinh  suc manh chinh nghia cua viet nam tren bien dong hinh 2

Vì vậy, việc Việt Nam tiến hành thăm dò khai thác dầu khí, xây dựng các cụm dịch vụ mang tên DK là phù hợp với các quy định về quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển theo Điều 60 (UNCLOS 1982) quy định về các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế và Điều 80 quy định về các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình ở thềm lục địa. Việt Nam có đặc quyền tiến hành xây dựng, cho phép và quy định việc xây dựng, khai thác và sử dụng đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình dùng vào mục đích được trù định ở Điều 56 của UNCLOS 1982 hoặc các mục đích kinh tế khác trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Việt Nam tuyên bố không cố ý biến các bãi ngầm ở thềm lục địa phía Nam thành đảo nổi và không ghép chúng vào quần đảo Trường Sa, đồng thời bác bỏ sự gán ghép này.

Trong khi đó, Trung Quốc xem bãi Tư Chính là một phần của quần đảo Nam Sa thuộc “chủ quyền bất khả xâm phạm” của Trung Quốc. Lập luận ngụy biện này hoàn toàn trái ngược với những quy định của UNCLOS 1982. Quan trọng hơn, phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế The Hague năm 2016 cũng đã bác bỏ lập luận này. Theo đó, các  bãi cạn Vành Khăn, Cỏ Mây, Cỏ Rong… là những rạn san hô, bãi cát ngầm ngập hoàn toàn dưới mặt nước biển được Tòa xác định nằm trong vùng đặc quyền kinh tế theo đề nghị của Philippines.

Không có bất kỳ mối hoài nghi nào về quyền tài phán của Việt Nam ở khu vực bãi Tư Chính

Theo Công ước UNCLOS 1982 được xem như là “bản Hiến pháp về đại dương” trên thế giới, Việt Nam có quyền thiết lập vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Dựa trên các quy định được Công ước UNCLOS 1982 công nhận và bảo hộ, bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia đã được xác lập tại Công ước UNCLOS 1982. Bất kỳ ai xâm phạm vào vùng biển Tư Chính là vi phạm chủ quyền được công nhận của Việt Nam. Việc nhóm tàu Hải Dương 08 hoạt động trái phép tại vùng biển bãi ngầm Tư Chính, vì thế là sự xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, xâm phạm trực tiếp quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam!

Thực hiện chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia ven biển theo quy định tại Công ước UNCLOS 1982, thực tế Việt Nam có quyền thi hành mọi biện pháp cần thiết, kể cả việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tố tư pháp các hành vi vi phạm nghiêm trọng quy định của Công ước này. Luật pháp được thừa nhận rộng rãi và tuân thủ trên thế giới theo Công ước UNCLOS 1982 khẳng định tính chính nghĩa của Việt Nam tại bãi ngầm Tư Chính, đồng thời bác bỏ mọi tuyên bố cũng như hành vi của nhóm tàu Hải Dương 08 của Trung Quốc đang vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam tại vùng biển này.

bai tu chinh  suc manh chinh nghia cua viet nam tren bien dong hinh 3

Cộng đồng quốc tế cũng đã nhiều lần lên án các hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Giáo sư Carl Thayer (ĐH New South Wales, Học viện Quốc phòng Australia) đã nhiều lần khẳng định trước báo giới rằng “Bãi Tư Chính nằm hoàn toàn trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam, và không có bất kỳ mối hoài nghi nào về quyền tài phán của Việt Nam ở khu vực này cả. Về phía Trung Quốc, họ có 3 điểm sai: Đầu tiên, đường bờ biển Trung Quốc ở rất xa và không chồng lên EEZ của Việt Nam. Tòa trọng tài xử thắng kiện cho Philippines đã xác định không có thực thể nào là đảo ở Trường Sa, nên Trung Quốc không có cơ sở để tuyên bố EEZ của họ từ đây (đó là chưa kể trên thực tế, việc Trung Quốc chiếm đóng và bồi đắp các thực thể tại Trường Sa cũng là hành vi trái luật). Thứ hai, phán quyết bác yêu sách về “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc, bởi nước này là thành viên của UNCLOS (vốn không chấp nhận viện dẫn lịch sử trong các tranh chấp chủ quyền) và khẳng định “đường lưỡi bò” của Trung Quốc vô giá trị. Thứ ba, tàu khảo sát Trung Quốc hành động đơn phương và không yêu cầu cũng như không nhận được sự cho phép của Việt Nam”.

Trang Eurasia Review mới đây đăng bài của một nhà báo kỳ cựu Indonesia phản đối những hành động phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông, đặc biệt tại khu vực Bãi Tư Chính của Việt Nam. Bài báo khẳng định những động thái mới của Trung Quốc trên Biển Đông đã vi phạm Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 mà chính quốc gia này đã ký kết và là nguyên nhân làm cho tình hình Biển Đông xấu đi. Tác giả cũng đánh giá cao việc Việt Nam thẳng thắn yêu cầu Trung Quốc rút ngay các tàu của họ ra khỏi khu vực Bãi Tư Chính.

Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế (IADL) cũng chỉ trích Trung Quốc vi phạm các quyền hợp pháp của Việt Nam ở khu vực Bãi Tư Chính. Trong thông cáo ngày 6/8, IADL khẳng định các hành vi của Trung Quốc đã vi phạm rõ rệt các quyền của Việt Nam được ghi trong UNCLOS và “yêu cầu Trung Quốc nhanh chóng chấm dứt các hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, ngừng các hoạt động làm phức tạp thêm tình hình, làm gia tăng căng thẳng giữa các bên liên quan và tập trung vào việc xây dựng lòng tin để duy trì an ninh, hòa bình và ổn định ở Biển Đông nói riêng và khu vực nói chung”.

Theo tác giả bài viết, việc đầu tiên và quan trọng nhất mà ASEAN và cộng đồng quốc tế cần làm để ngăn chặn Trung Quốc là lên án các hành động khiêu khích đơn phương của Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế liên quan đến vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các nước Đông Nam Á.

Hà Anh (Tổng hợp)

Tin khác

Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

(CLO) Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, kinh tế báo chí rất khó khăn trong điều kiện quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển như hiện nay. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan nên nghiên cứu chính sách để đưa vào dự án Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Tin tức
Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

(CLO) Chiều 23/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32 sau 4,5 ngày làm việc.

Tin tức
Hà Nội thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

Hà Nội thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

(CLO) UBND Thành phố vừa ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin tức
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Việt Nam từ ngày 21-24/4.

Tin tức
ASEAN sẽ trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu từ 3 định hướng đột phá

ASEAN sẽ trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu từ 3 định hướng đột phá

(CLO) Tại tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề "Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số", Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất 3 định hướng đột phá nhằm đưa ASEAN trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.

Tin tức