Biển Đông - Khát vọng hòa bình!

Biển Đông: Địa chiến lược và tiềm năng kinh tế

Thứ năm, 26/09/2019 09:41 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nhiều năm trở lại đây, biển Đông luôn là một trong những vấn đề “nóng” nhất liên tục được đề cập trên mặt báo cũng như được đưa ra thảo luận trên bàn nghị sự. Chừng ấy đủ để thấy tầm quan trọng và vị thế địa chiến lược trọng yếu của Biển Đông đối với khu vực Đông Á và thế giới.

Bài liên quan

Huyết mạch hàng hải nhộn nhịp bậc nhất

Biển Đông là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, trải rộng từ 3o vĩ Bắc đến 26o vĩ Bắc và từ 100o kinh Đông đến 121o kinh Đông; là một trong những biển lớn nhất trên thế giới với 90% chu vi được bao bọc bởi đất liền. Biển Đông được bao bọc bởi 9 quốc gia là Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Campuchia và vùng lãnh thổ là Đài Loan. Theo ước tính sơ bộ, Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của khoảng 300 triệu dân các nước này.

bien dong dia chien luoc va tiem nang kinh te hinh 1

Những khu vực có màu càng đậm trên hình vẽ thì có trữ lượng dầu khí càng lớn. Ảnh: EIA

Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu - châu Á, Trung Đông - châu Á. Đây được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng biển Đông. Mỗi ngày có khoảng 300 tàu vận tải biển các loại qua lại Biển Đông, trong đó có khoảng 200 tàu chở dầu và 50% số tàu này có trọng tải trên 5.000 tấn, hơn 10% từ 30.000 tấn trở lên. Tuyến vận tải biển qua Biển Đông được xem là quan trọng số 1 đối với lưu chuyển hàng hóa của không nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ ở châu Á mà trên cả thế giới. Mỗi năm, ước tính có khoảng 5.300 tỷ đô la hàng hóa đi qua biển Đông.

Theo thống kê của Cơ quan năng lượng Mỹ, 1/3 lượng dầu thô và hơn 1/2 lượng khí hóa lỏng của Mỹ được chuyên chở qua Biển Đông và lượng dầu lửa và khí hóa lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama; khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản mỗi năm được vận chuyển qua Biển Đông; 55% tổng lượng hàng xuất khẩu của các quốc gia Đông Nam Á đi qua Biển Đông… Đối với Việt Nam, 100% hàng hóa xuất nhập khẩu đều phải đi qua Biển Đông. Các chuyên gia ước tính nếu không lưu thông qua vùng biển Đông, các loại tàu biển phải chạy theo đường mới hoặc vòng qua Nam Australia thì cước phí vận tải thậm chí sẽ tăng gấp năm lần.

bien dong dia chien luoc va tiem nang kinh te hinh 2

Ngư dân Quảng Nam vươn khơi bám biển. (Ảnh: Hữu Trung/TTXVN)

Các đảo, quần đảo ngoài khơi, như Hoàng Sa và Trường Sa đều nằm ở vị trí trung tâm – một trong những nơi có nhiều tuyến đường hàng hải đi qua nhất trên thế giới. Các quần đảo này đóng vai trò cực kỳ quan trọng với tư cách là các vị trí phòng thủ chiến lược trọng yếu đối với nhiều quốc gia trong khu vực Biển Đông.

Biển Đông còn có những eo biển quan trọng như eo biển Malacca, eo biển Đài Loan là những eo biển khá nhộn nhịp trên thế giới. Đặc biệt, eo biển Malacca (nằm giữa đảo Sumatra của Indonesia, Malaysia và Singapore) có vị trí vô cùng quan trọng vì tất cả hàng hóa của Đông Nam Á và Bắc Á đều phải đi qua Biển Đông. Đây cũng là eo biển có lượng tàu thuyền đi qua nhộn nhịp và lượng dầu vận tải hàng năm qua đây chiếm vị trí thứ 2 thế giới, sau eo biển Homuz (Cộng hòa Iran). Eo biển Luzon nằm giữa đảo Luzon của Philippines và vùng lãnh thổ Đài Loan, là cửa liên thông của tuyến hàng hải quốc tế qua Biển Đông với khu vực Tây Bắc và Bắc Thái Bình Dương.

Biển Đông có nhiều tên gọi khác nhau. Trung Quốc thường hay gọi tắt biển này là Nam Hải. Philippines gọi biển này là biển Luzón, đến ngày 12/9/2012, thông qua Lệnh hành chính 29 (AO) chính thức gọi là “biển Tây Philippines” trên bản đồ hành chính của nước này. Đối với Việt Nam, hầu hết lãnh thổ hướng chính ra biển là hướng Đông, do đó tên tiếng Việt của biển này mang nghĩa là vùng biển Đông Việt Nam. 

Vựa dầu, kho chứa tài nguyên khổng lồ của thế giới

Biển Đông còn có nguồn lợi hải sản rất quan trọng, nơi sinh trưởng của hơn 1.000 loài cá, hơn 90 loài tôm và hơn 70 loài thân mềm. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc (FAO), Biển Đông đứng thứ 4 trong số 19 khu vực đánh cá tốt nhất trên thế giới về tổng sản lượng đánh bắt cá hàng năm với khoảng 6 triệu tấn hải sản được đánh bắt tại đây mỗi năm, tương đương 10% tổng khối lượng hải sản được đánh bắt trên toàn thế giới.

Biển Đông còn được coi là một trung tâm của thế giới về đa dạng sinh học. Theo thống kê, trong Biển Đông tập trung 12% tổng diện tích rừng ngập mặn của thế giới và 30% tổng diện tích rừng ngập mặn của châu Á. Đây cũng là nơi có 20% tổng diện tích rạn san hô của khu vực Đông Nam Á (mà khu vực này lại chiếm 34% tổng diện tích san hô của thế giới).

bien dong dia chien luoc va tiem nang kinh te hinh 3

Tàu đánh cá của ngư dân Lý Sơn- những “cột mốc chủ quyền trên biển”.

Mối lợi lớn nữa và cũng là “vật báu” khiến biển Đông luôn nằm trong toan tính của nhiều thế lực còn nằm ở việc Biển Đông là vựa dầu khổng lồ của thế giới. Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng Bruney - Saba, Sarawak, Malay, Pattani Thái, Nam Côn Sơn, Mê Công, Sông Hồng, cửa sông Châu Giang.  Hiện nay, hầu hết các nước trong khu vực đều là những nước khai thác và sản xuất dầu khí từ biển như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia, Thái Lan… Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dự trữ dầu đã được kiểm chứng ở Biển Đông là 7 tỷ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày. Theo đánh giá của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí ở Biển Đông khoảng 213 tỷ thùng, trong đó trữ lượng dầu tại quần đảo Trường Sa có thể lên tới 105 tỷ thùng. Trữ lượng này và sản lượng khai thác có thể đạt khoảng 18,5 triệu tấn/năm duy trì được trong khoảng 15 - 20 năm tới. Còn theo một báo cáo năm 2013, Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA)- cơ quan độc lập trong Bộ Năng lượng Mỹ- ước tính biển Đông nắm giữ trữ lượng xác minh (proved reserve) và trữ lượng khả năng (probable reserve) khoảng 11 tỷ thùng dầu và 190.000 tỷ foot khối (5.340 tỷ m3) khí tự nhiên. 11 tỷ thùng dầu trị giá tương đương khoảng hơn 600 tỉ đô la nếu tính theo giá dầu Tây Texas hiện nay khoảng 56 đô la/thùng. Trong khi đó, giá khí tự nhiên hiện nay khoảng 10 đô la/1.000 foot khối. Như vậy, 190.000 foot khối khí tự nhiên có giá trị khoảng 1.900 tỷ đô la.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, khu vực Biển Đông còn chứa đựng lượng lớn tài nguyên khí đốt đóng băng (băng cháy còn gọi là khí hydrate). Trữ lượng loại tài nguyên này trên thế giới ngang bằng với trữ lượng dầu khí và đang được coi là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai.

Việt Nam giáp với Biển Đông ở ba phía Đông, Nam và Tây Nam. Các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam là một phần Biển Đông trải dọc theo bờ biển dài khoảng 3.260 km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, với nhiều bãi biển đẹp như Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Cam Ranh, Vũng Tàu... Như vậy, cứ 100 km2 lãnh thổ đất liền có 1 km bờ biển, tỷ lệ này cao gấp 6 lần tỷ lệ trung bình của thế giới (600 km2 đất liền có 1 km bờ biển). Không một nơi nào trên lục địa của Việt Nam lại cách xa bờ biển hơn 500 km. Việt Nam có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng lớn theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982; có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm giữa Biển Đông và hàng nghìn đảo lớn, nhỏ, gần và xa bờ, hợp thành phòng tuyến bảo vệ, kiểm soát và làm chủ các vùng biển và thềm lục địa.

Hà Anh

Tin khác

Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

(CLO) Giai đoạn 2021 - 2025 sẽ khởi công 07 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp gồm: Thủy điện Hòa Bình MR, thủy điện Ialy MR, nhiệt điện Quảng Trạch I, thủy điện Trị An MR, thủy điện tích năng Bác Ái và điện mặt trời Phước Thái 2, 3.

Tin tức
Hà Nội tăng cường xe buýt phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Hà Nội tăng cường xe buýt phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ 30/4, 1/5, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội đã xây dựng kế hoạch vận tải hành khách công cộng phục vụ Nhân dân.

Tin tức
Xem xét hỗ trợ phí khi làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

Xem xét hỗ trợ phí khi làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

(CLO) Dự kiến, kỳ họp thứ 16 HĐND TP Hà Nội (kỳ họp chuyên đề) sẽ xem xét, quyết nghị 08 nội dung, trong đó có Nghị quyết về “Hỗ trợ phí yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp khi công dân thực hiện thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID”.

Tin tức
Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO thăm và làm việc tai Ninh Bình

Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO thăm và làm việc tai Ninh Bình

(CLO) Ngày 26/4, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn đã tiếp và làm việc với Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu cùng đoàn công tác nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam, tham dự Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

Tin tức
Ninh Bình: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng

Ninh Bình: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng

(CLO) Tỉnh Ninh Bình đề ra mục tiêu phát triển đội ngũ doanh nhân tỉnh lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, hướng đến hoàn thiện đầy đủ các tiêu chuẩn: Có tầm nhìn, trí tuệ, đạo đức văn hóa kinh doanh; năng động, sáng tạo, năng lực quản trị tiên tiến; có trách nhiệm xã hội...

Tin tức