Biến thể Lambda của COVID-19 lan rộng ở châu Mỹ La-tinh

Thứ năm, 29/07/2021 19:07 PM - 0 Trả lời

(CLO) WHO đã phân loại C.37 hay Lambda vào danh mục "biến thể được quan tâm" sau khi xuất hiện đồng thời ở rất nhiều quốc gia. Ở Peru, nơi biến thể Lambda được xác định vào tháng 8/2020, biến thể này đang là nguyên nhân của hầu hết các ca nhiễm mới.

Một phụ nữ được tiêm phòng ở Peru. Ảnh: EFE

Một phụ nữ được tiêm phòng ở Peru. Ảnh: EFE

Bài liên quan

Được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại là "biến thể được quan tâm" vào ngày 17/6, biến thể Lambda hoặc C.37 của Covid-19 đã được phát hiện ở một số bang của Mỹ và ít nhất 29 quốc gia, đa phần ở Mỹ La-tinh. Tại Peru, nơi biến thể này được xác định vào tháng 8/2020, biến thể Lambda chiếm hơn 80% các ca nhiễm mới vào tháng 6 và hiện cũng đang lây lan nhanh chóng ở Chile, Argentina, Brazil, Colombia, Ecuador và Mexico.

Nhà virus học Jairo Mendez-Rico của WHO nói rằng: “Cho đến nay chúng tôi không thấy dấu hiệu nào cho thấy biến thể Lambda hung hăng hơn. Có thể biến thể có tỷ lệ lây nhiễm cao hơn, nhưng chúng tôi chưa có đủ dữ liệu đáng tin cậy để so sánh nó với Gamma hoặc Delta".

Alpha (B.1.1.7), Beta (B.1.351), Delta (B.1.617.2) và Gamma (P.1) cũng được WHO phân loại là "các biến thể cần quan tâm". Việc phân loại chỉ ra rằng chúng dễ lây lan hơn và khó điều trị hơn và có thể dẫn đến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Ông Mendez-Rico cho biết: “Mặc dù có thể xảy ra, nhưng hiện tại không có dấu hiệu nào cho thấy các biến thể nguy hiểm hơn và dẫn đến tăng tỷ lệ tử vong. Có khả năng SARS-CoV-2 sẽ dễ lây lan hơn trong suốt quá trình phát triển của nó nhưng không nhất thiết phải gây hại nhiều hơn đối với sức khoẻ con người".

Nhiều nhà khoa học tin rằng đại dịch Covid-19 sẽ không kết thúc cho đến khi ít nhất 80% dân số thế giới được tiêm phòng. Các biến thể như Lambda có thể tiếp tục xuất hiện cho đến khi đạt được điều đó.

Ông Mendez-Rico cũng cho rằng việc tiêm chủng là cách phòng thủ hiệu quả nhất. Ông nói: “Tất cả các loại vắc xin mà chúng tôi đã phê duyệt trên toàn thế giới nói chung đều có hiệu quả chống lại các biến thể Covid-19 đang lưu hành và không có lý do gì để nghi ngờ hiệu quả với biến thể Lambda".

Nhà virus học Pablo Tsukayama và nhóm của ông tại Đại học Cayetano Heredia ở thủ đô Lima (Peru) đã lần ra dấu vết tiến hóa của biến thể Lambda ở Peru trong nhiều tháng sau khi xác định nó thông qua thử nghiệm bộ gen. Lambda lây lan nhanh hơn so với các biến thể khác, thậm chí còn chiếm ưu thế hơn so với biến thể Gamma, vốn đã chiếm đa số trong các ca nhiễm ở nước láng giềng Brazil.

Ông Tsukayama cho biết nước này đã có 200 trường hợp nhiễm biến thể Lambda vào tháng 12 năm ngoái. “Đến cuối tháng 3/2021, nó chiếm một nửa số mẫu được lấy ở Lima. Vào tháng 6, hơn 80% tổng số ca nhiễm trùng trên toàn quốc là biến thể này. Lambda đã trở thành biến thể thống trị ở Peru trong một khoảng thời gian rất ngắn".

Ông Tsukayama cho biết Lambda dễ lây lan hơn, điều này đã giúp nó lan truyền nhanh chóng ở Peru. Ông nói: “Với tỷ lệ tử vong cao nhất trên thế giới, chúng tôi là quốc gia phải vật lộn nhiều nhất khi nói đến Covid-19. Vì vậy, có lẽ không có gì ngạc nhiên khi biến thể mới đã bắt đầu xuất hiện ở đây".

Tính đến cuối tháng 7, số ca tử vong do COVID-19 ở Peru đã vượt qua con số 195.000 người.

Châu Mỹ La-tinh, với hơn 1,4 triệu ca tử vong do Covid-19, có thể trở thành tâm chấn mới của các biến thể Covid-19. Ví dụ, ở Colombia, một biến thể được quan tâm lần đầu tiên được phát hiện ở đó vào tháng 1 là B.1.621 đang ngày càng lan rộng.

Việc hệ thống chăm sóc sức khỏe quá tải, kèm theo dân số làm việc thời vụ và sẽ không tuân thủ các biện pháp phòng ngừa an toàn cùng với đó là thiếu vắc xin đã tạo nên một nơi sinh sản hoàn hảo cho biến thể Lambda. Ngoại trừ Chile và Uruguay, những quốc gia đã tiêm chủng cho hơn 60% công dân của họ.

Ông Tsukayama cho biết: “Rất có thể các biến thể mới sẽ xuất hiện trong đợt lây nhiễm Covid-19 thứ ba trong mùa đông Nam Mỹ từ tháng 7 đến tháng 9. Chúng có thể không gây chết người nữa nhưng chúng chắc chắn sẽ dễ lây lan hơn".

"Giờ đây, chiến lược đối với các nước giàu phải là vận chuyển càng nhiều liều vắc xin càng tốt đến các nước nghèo hơn; nếu không, các biến thể mới sẽ tiếp tục xuất hiện”, ông nói. "Phương châm 'không ai an toàn cho đến khi tất cả mọi người đều an toàn' vẫn được áp dụng khi nói đến Covid-19".

Quốc Thiên

Bình Luận

Tin khác

Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-18, hướng đến sứ mệnh Mặt trăng

Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-18, hướng đến sứ mệnh Mặt trăng

(CLO) Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-18 vào ngày 25/4, đưa 3 phi hành gia lên trạm vũ trụ Thiên Cung. Đây là một phần trong chương trình vũ trụ tham vọng của Trung Quốc, với mục tiêu đưa người lên Mặt trăng vào năm 2030.

Thế giới 24h
Mỹ và 17 quốc gia hứa đảm bảo hòa bình cho Gaza nếu Hamas thả con tin

Mỹ và 17 quốc gia hứa đảm bảo hòa bình cho Gaza nếu Hamas thả con tin

(CLO) Mỹ và 17 quốc gia khác hôm thứ Năm đã đưa ra lời kêu gọi Hamas thả tất cả con tin để chấm dứt cuộc chiến sự ở Gaza, nhưng Hamas tỏ ra hoài nghi.

Thế giới 24h
Thứ trưởng Quốc phòng Nga mất chức và nhiều doanh nhân bị bắt trong vụ án tham nhũng

Thứ trưởng Quốc phòng Nga mất chức và nhiều doanh nhân bị bắt trong vụ án tham nhũng

(CLO) Một Thứ trưởng Quốc phòng Nga vừa bị buộc tội nhận hối lộ trong một vụ bê bối tham nhũng lớn khiến một số doanh nhân giàu có bị bắt.

Thế giới 24h
Thủ tướng Haiti Ariel Henry từ chức

Thủ tướng Haiti Ariel Henry từ chức

(CLO) Thủ tướng Haiti Ariel Henry hôm thứ Năm (25/4) đã tuyên bố từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Thế giới 24h
Mỹ công bố mua vũ khí trị giá 6 tỷ USD cho Ukraine

Mỹ công bố mua vũ khí trị giá 6 tỷ USD cho Ukraine

(CLO) Một quan chức Mỹ ngày 25/4 cho biết Mỹ có thể thông báo về việc mua vũ khí mới cho Ukraine trị giá 6 tỷ USD ngay sau ngày thứ Sáu.

Thế giới 24h