Nhà báo – Tiến sĩ Tô Đình Tuân – Tổng biên tập báo Người Lao Động:

Cần liên kết chặt chẽ, ứng dụng công nghệ cao để xử lý nạn vi phạm bản quyền báo chí

Thứ ba, 16/02/2021 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Xung quanh câu chuyện bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động Tô Đình Tuân cho rằng: “Trong thời gian tới, cần thành lập Trung tâm bảo vệ bản quyền báo chí; ứng dụng công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo để phát hiện, từ đó xử lý kịp thời, triệt để các trường hợp vi phạm".

Bài liên quan

"Còn nếu cứ giữ cách làm như hiện nay thì các cơ quan báo chí sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Đã đến lúc chúng ta cần liên kết một cách bài bản và khoa học hơn”- Tổng Biên tập Báo Người Lao Động Tô Đình Tuân nhấn mạnh.

Tình trạng vi phạm bản quyền báo chí: Nghiêm trọng!

+ Vi phạm bản quyền tác phẩm báo chí nhiều năm qua được xem là vấn nạn nhức nhối, giữa các cơ quan báo chí với nhau, giữa báo chí và trang thông tin điện tử, giữa báo chí và các không gian mạng xuyên quốc gia… Ông đánh giá thực trạng này như thế nào, thưa Tổng Biên  tập?

- Mặc dù các báo - đài đã lên tiếng nhiều nhưng tình trạng này vẫn ngày càng nghiêm trọng, phức tạp hơn. Tình trạng vi phạm bản quyền giữa các cơ quan báo chí với nhau thỉnh thoảng có xảy ra nhưng không quá nghiêm trọng vì thường thì các báo chia sẻ, hỗ trợ thông tin với nhau, thậm chí có nhiều cơ quan lập thành nhóm để hỗ trợ lẫn nhau trong bảo vệ bản quyền. Trong làng báo - nhất là đối với các cơ quan báo chí chính thống, phần lớn các nhà báo đều có ý thức và tôn trọng bản quyền của nhau. 

IMG_20210111_154734

Nghiêm trọng hơn là tình trạng vi phạm bản quyền tác phẩm báo chí giữa báo chí và các trang thông tin điện tử. Trong nhiều năm qua, các trang thông tin điện tử tổng hợp nở rộ, hoạt động bát nháo. Các trang này thường xuyên lấy tin bài của các cơ quan báo chí chính thống, xào xáo, cắt xén, chỉnh sửa, giật tít… thiếu nghiêm túc, làm như là thông tin của chính họ rồi khai thác quảng cáo ồ ạt, gây thiệt hại nghiêm trọng đến các cơ quan báo chí chính thống. 

Đặc biệt hơn nữa là tình trạng vi phạm bản quyền tác phẩm báo chí giữa các cơ quan báo chí và các không gian mạng xuyên quốc gia. Đó là các công cụ truyền thông mạng xã hội như Facebook, Google... Họ sử dụng các thông tin báo chí mà không phải trả tiền trong suốt một thời gian dài. 

+ Ở góc độ nào đó, có người cho rằng báo chí cũng được hưởng lợi từ chuyện các không gian mạng xuyên quốc gia sử dụng thông tin của báo chí, đó là lượng bạn đọc, lượng view tăng lên..., thưa ông?

- Trong thực tế có việc đó, nhất là trong giai đoạn mạng xã hội phát triển mạnh, một số báo cần sự lan tỏa. Nhưng điều sâu xa và nghiêm trọng hơn là việc các không gian mạng xuyên quốc gia sử dụng thông tin báo chí nhằm tạo ra nguồn lợi cho chính họ mà không có bất kỳ sự chia sẻ nguồn lợi nào với những cơ quan báo chí sản xuất ra các tin tức đó. So với việc phải đầu tư chi phí đào tạo, nuôi dưỡng nguồn nhân lực và hàng loạt chi phí vận hành khác của các cơ quan báo chí, việc được lan tỏa thêm thông tin thông qua mạng xã hội không mang lại lợi ích tương xứng.

Thông qua việc sử dụng thông tin từ các cơ quan báo chí, uy tín của các mạng xã hội tăng lên, nguồn lợi kiếm được từ quảng cáo cực lớn. Ước tính thị trường quảng cáo trên mạng xã hội ở Việt Nam trong năm qua lên đến hơn 1 tỷ đô la, về lâu dài con số này còn phát triển hơn nữa. Trong khi thị phần của các cơ quan báo chí chính thống càng ngày càng bị thu hẹp thì các không gian xuyên quốc gia này càng ngày càng mở rộng thị phần, từng bước chiếm lĩnh các nguồn lực quảng cáo. Nói một cách thẳng thắn là họ làm giàu trên mồ hôi, công sức của những người làm báo chân chính. 

Tiến tới thành lập Trung tâm bảo vệ bản quyền báo chí

+ Nhưng qua thực tế hoạt động, việc rà soát, xử lý vi phạm bản quyền đang gặp nhiều khó khăn khi đối tượng xâm phạm tác quyền phần lớn là các trang thông tin “ba không”: không có địa chỉ, không có cơ quan chủ quản, không biết ai là chủ... Báo Người Lao Động đã có cách xử lý như thế nào trước việc bị các trang thông tin điện tử “đánh cắp” bản quyền tác phẩm báo chí, thưa ông? 

- Trong thời gian qua, cũng như nhiều cơ quan báo chí chính thống trên cả nước, Báo Người Lao Động cũng đã phát hiện nhiều vụ việc vi phạm bản quyền nhưng gặp khó khăn về xử lý. Hiện tại chúng tôi cũng chỉ mới dừng lại ở mức cảnh cáo, một số trường hợp trao đổi trực tiếp nếu biết địa chỉ, một số cũng phải đăng tin nhắc nhở, cảnh báo trên mạng xã hội... Mới đây, Ban Biên tập Báo Người Lao Động đã thành lập Tổ bản quyền. Tổ này có trách nhiệm theo dõi, báo cáo tất cả các vi phạm về bản quyền và tham mưu để Ban Biên tập có biện pháp xử lý. 

Tổng biên tập Tô Đình Tuân thăm, tặng quà NSUT Nguyễn Hồng Minh (TP Hải Phòng) trong Chương trình Mai vàng nhân ái.

Tổng biên tập Tô Đình Tuân thăm, tặng quà NSUT Nguyễn Hồng Minh (TP Hải Phòng) trong Chương trình Mai vàng nhân ái.

Về lâu dài, chúng tôi nghĩ rằng để giải quyết triệt để vấn đề bản quyền trong lĩnh vực báo chí, cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn, căn cơ hơn nữa. Cần nhanh chóng ứng dụng công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện các vi phạm về bản quyền chứ nếu làm thủ công như hiện nay thì chẳng khác gì việc chặt một cái đầu con rắn sẽ lại mọc ra cái đầu khác như trong truyện cổ tích, chặt mãi chặt mãi vẫn không giải quyết được vấn đề. Chúng ta phải có công cụ về mặt công nghệ để phát hiện; có luật, có quy định cụ thể để xử lý triệt để các trường hợp. Nếu cứ giữ cách làm như hiện nay, nhiều cơ quan báo chí sẽ gặp khó khăn. Đã đến lúc chúng ta cần liên kết lại.    

+ Như ông nói, chúng ta cần liên kết lại, nhưng bằng cách nào? Ông nghĩ như thế nào về đề xuất thành lập một Liên minh bảo vệ bản quyền báo chí, thưa ông?

- Ông bà chúng ta đã nói: “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau” cho nên việc liên kết lại thành một liên minh bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí là cần thiết. Tuy nhiên, việc thành lập liên minh chỉ là sự khởi đầu, là điều kiện cần. Điều kiện đủ là tiến tới thành lập một trung tâm bảo vệ bản quyền báo chí, có đầy đủ khả năng kiểm soát và xử lý những vấn đề này một cách triệt để. Trung tâm bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí này phải có sự tham gia của các tổ chức như Hội Nhà báo Trung ương và các địa phương, các báo, đài, các cơ quan chức năng - đặc biệt là Bộ Thông tin & Truyền thông. Trong đó, cần có sự tham gia của các tập đoàn công nghệ có uy tín trong vai trò là đối tác. Các tập đoàn công nghệ phải đưa ra được những sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI) để có thể rà soát các vi phạm. Bởi không thể cứ thủ công ngồi đọc thông tin của 779 cơ quan báo chí và cả ngàn trang thông tin điện tử để đưa ra các thông số chính xác được. Chúng ta chỉ cần đưa phần mềm công nghệ vào là có thể dễ dàng phát hiện được cơ quan, đơn vị nào vi phạm, vi phạm như thế nào.

Việc đấu tranh trong “cuộc chiến” bản quyền với không gian mạng, với các công cụ mạng xã hội khổng lồ như Google, Facebook phải quyết liệt hơn. Vừa qua, chính quyền Australia đã soạn thảo xong một dự luật buộc Facebook, Google… phải chia sẻ một phần doanh thu quảng cáo cho các báo khi các tập đoàn này khai thác thương mại nội dung báo chí. Nếu không tuân thủ họ sẽ bị phạt gấp ba lần lợi ích thu được hoặc 10% doanh thu trong 12 tháng gần nhất tại thị trường Australia. Đây là một tiền lệ, một kinh nghiệm tốt cần học hỏi, áp dụng; đương nhiên là phải tính toán, điều chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện của nước ta. Từ đó, từng bước đưa các không gian mạng xã hội xuyên quốc gia này hoạt động một cách trật tự, nền nếp và công bằng hơn trên lãnh thổ Việt Nam.  

Để làm được điều này, giới báo chí cả nước mong mỏi có sự vào cuộc sớm và mạnh mẽ của Nhà nước cùng các cơ quan chức năng.

+ Xin trân trọng cảm ơn ông! 

Vân Thắng (Thực hiện)

Tin khác

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

(CLO) Tham gia Đoàn công tác số 6/2024 thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I, các phóng viên báo chí đã có một tuần trải nghiệm, tác nghiệp vất vả nhưng hạnh phúc giữa trùng khơi sóng vỗ...

Nghề báo
Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(CLO) Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 251 phóng viên thuộc 66 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Nghề báo
Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

(NB&CL) Có một “điểm chạm” trong cảm xúc “về nguồn” của những người làm báo khi nhắc nhớ về một ngôi trường đặc biệt – Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Đó là cảm xúc tự hào về một “mốc son lịch sử” gắn liền với những chặng đường làm báo vinh quang dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy đầu tiên của báo chí cách mạng… Dù thời gian có xa xanh thì khí phách của một thời đẹp đẽ ấy sẽ mãi là những giá trị trường tồn, tiếp lửa cho thế hệ hôm nay.

Nghề báo
Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

(NB&CL) Thành công của năm 2023 tiếp tục tạo đà cho Hội Nhà báo Việt Nam trong năm 2024 bứt tốc hơn nữa với nhiều nhiệm vụ mới. Đặc biệt, 2024 là năm thứ 3 các tổ chức Hội triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam, các Nghị quyết của Ban Chấp hành và Chương trình công tác toàn khóa nhiệm kỳ 2020 - 2025...

Nghề báo
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

(CLO) Tối 17/4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Bộ Thông tin & Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba năm 2024.

Nghề báo